Xử lý hành vi vi phạm nhãn hiệu bất động sản

Luật sư Nguyễn Thanh Hà từ SBLAW đã dành cho báo diễn đàn doanh nghiệp bài trả lời phỏng vấn về vấn đề bảo hộ thương hiệu cho doanh nghiệp bất động sản.

Sau đây là nội dung bài phỏng vấn:

Nhiều doanh nghiệp bất động sản lớn đang cảm thấy bất an khi tên thương hiệu và hình ảnh dự án ngang nhiên được các doanh nghiệp mới thành lập sử dụng, gây nhầm lẫn cho khách hàng. Dưới góc độ pháp luật, hành vi này vi phạm như thế nào thưa ông?

Trả lời:

Lâu nay, các doanh nghiệp địa ốc chuyên nghiệp trong lĩnh vực bất động sản đều nỗ lực xây dựng cho mình một thương hiệu độc quyền. Chuyện xây dựng được một thương hiệu cũng lắm công phu, tốn nhiều tiền bạc. Nhưng hiện nay, tình trạng nhiều doanh nghiệp mới thành lập sử dụng thương hiệu của các doanh nghiệp địa ốc lớn gây nhầm lẫn cho khách hàng đang diễn ra một cách phổ biến khiến nhiều doanh nghiệp địa ốc cảm thấy bất an, “ngậm ngùi” nhìn thương hiệu bị nhái.

Trong trường hợp này, nếu thương hiệu đó đã được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật sở hữu trí tuệ hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; đối với nhãn hiệu nổi tiếng, quyền sở hữu được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký thì hành vi sử dụng thương hiệu đó và gây nhầm lẫn cho Khách hàng sẽ bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu theo qui định tại Khoản 1 Điều 129 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009)

Điều 129. Hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.

Các hành vi sau đây được thực hiện mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu thì bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu:

 a) Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng với hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó;

b) Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ; 

c) Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;

d) Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hoá, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hoá, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng. 

Điều 199. Biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ 

1. Tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân khác thì tuỳ theo tính chất, mức độ xâm phạm, có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự.

2. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ, biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Ngoài ra, hành vi này còn có thể vi phạm:

-       Điều 8 Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014 về các hành vi bị cấm như gian lận, lừa dối trong kinh doanh bất động sản;

-       Điều 10 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 về các hành vi bị cấm như lừa dối và gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng thông qua hoạt động quảng cáo, cung cấp thông tin sai lệch, không chính xác về sản phẩm;

-       Điều 8 Luật Quảng cáo năm 2012 về các hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo như quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn;

-       Điều 39 Luật Cạnh tranh năm 2004 về các hành vi cạnh tranh không lành mạnh như chỉ dẫn gây nhầm lẫn.

 

Trong lĩnh vực bất động sản, có nhiều thương hiệu bị nhái và bị sử dụng hình ảnh sai mục đích nhưng rất ít vụ việc được các bên đem ra cơ quan pháp luật để xử lý. Tại sao các cơ quan chức năng còn lúng túng trong việc xử lý hành vi này thưa ông? Phải chăng do chế tài chưa đủ mạnh?

 

Trả lời:

Hàng nhái, hàng giả xảy ra nhiều tại lĩnh vực trong đời sống và lĩnh vực bất động sản cũng không ngoại lệ. Đối tượng vi phạm thường là một số công ty môi giới và phần nhiều là cá nhân các nhân viên môi giới tự thực hiện chiêu nhằm chèo kéo khách riêng. Nhiều người mua nhà tố việc quảng cáo, giới thiệu hoặc mạo danh nhưng lại ít thấy các chủ đầu tư này lên tiếng hoặc có những hành động kịp thời để loại trừ các hành vi vi phạm này. Theo tôi, nguyên nhân của trình trạng này là do:

Thứ nhất, giữa các chủ đầu tư thường có quan hệ với nhau, đôi khi là mật thiết, vì vậy có thể có sự nể nang, không xử lý;

Thứ hai, các chủ đầu tư khi chọn một tên đẹp cho dự án lại quên đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ, và nếu không đăng ký, khi một bên khác sử dụng nhãn hiệu đó, họ sẽ không có cơ sở để xử lý;

Thứ ba, khi phát hiện ra vi phạm, các chủ đầu tư cũng không muốn đưa ra xử lý vì ngại đụng đến vấn đề pháp lý, truyền thông biết sẽ khó bán hàng;

Thứ tư, trong thực tế nhiều DN và các cơ quan chức năng không dễ dàng xác định được hành vi xâm phạm quyền. Vì thế nhiều DN còn lúng túng trong việc tự bảo vệ quyền SHTT của mình, các cơ quan chức năng ngại hoặc né tránh xử lý xâm phạm. Chỉ khi nào thật cần thiết, nếu cần phải xử lý thì DN lại tiến hành yêu cầu giám định và các cơ quan chức năng trưng cầu giám định quyển SHTT để khởi kiện hoặc xử lý xâm phạm quyền.

 

Ông có đề xuất gì để hoàn thiện hệ thống pháp luật, bảo vệ hình ảnh, thương hiệu cho các DN, đặc biệt là DN BĐS?

Trả lời:

Để thực thi các quy định pháp luật về quyền sở hữu tốt hơn cŨng như giúp các doanh nghiệp bảo vệ tốt hơn quyền lợi của mình, thiết nghĩ:

Một là, cần có văn bản giải thích rõ ràng thế nào là “nhãn hiệu, dấu hiệu khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó” việc này có ý nghĩa rất lớn tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan thực thi một cách chủ động và chính xác. Đồng thời cũng hạn chế tình trang phải trưng cầu giám định, rút ngăn thời gian xử lý, bảo đảm quyền lợi của chủ văn bằng.

Hai là, tăng mức tiền xử phạt hành chính hiện nay. Trong một số trường hợp mặc dù pháp luật sở hữu trí tuệ cũng như các văn bản hướng dẫn đều có quy định cụ thể mức tiền phạt áp dụng đối với cá nhân tổ chức thực hiện hành vi vi phạm.

Ba là, yêu cầu về tính minh bạch trong xử lý vi phạm hành chính. Bên cạnh đó, điều quan trọng nhất trong việc xử lý vi phạm hành chính đó là quá trình xử phạt hành chính cần phải minh bạch hơn. Để đáp ứng được yêu cầu này, nhất thiết các số liệu và thông tin có liên quan phải được công bố công khai. Những hồ sơ của các khoản phạt hành chính, thông tin liên quan đến đối tượng xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu cũng phải được minh bạch hơn. Điều này ở một mức độ nhất định có tác dụng trong việc ngăn ngừa và cảnh báo hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu.

 

Trước mắt, để tự bảo vệ mình theo ông các doanh nghiệp cần phải làm gì?

 

Trả lời:

Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng với nhiều cam kết thúc đẩy lành mạnh hóa thị trường, trong đó có quyền sở hữu trí tuệ thì các doanh nghiệp cần quân tâm hơn đến nhãn hiệu, thương hiệu. Điều này không chỉ góp phần tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, công bằng mà còn góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút đầu tư nước ngoài. 

Việc xác định đúng đối tượng và đăng ký nhãn hiệu nó quyết định đến việc thành bại của chính doanh nghiệp. Việc tạo lập một hành lang pháp lý trước khi đưa hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ của mình ra thị trường, đặc biệt là thị trường nước ngoài rất quan trọng.

Hiện nay, các doanh nghiệp chuyên nghiệp hơn trước nhiều, họ đi theo xu hướng thuê các công ty chuyên tư vấn phát triển thương hiệu tham gia ngay từ đầu, cụ thể là bắt đầu ở giai đoạn thiết kế dự án. 

Muốn thành công, bộ phận làm thương hiệu dự án phải tham gia ngay từ đầu, trước cả khâu thiết kế để đưa ra yêu cầu cho thiết kế và xây dựng định vị dự án, chiến lược giá bán… Nếu đợi nhà xây lên rồi mới truyền thông là sai lầm, bộ phận thương hiệu làm truyền thông rất khó khăn, còn nhân viên kinh doanh có thể bán hàng không được.

Khi làm việc với các đơn vị tư vấn phát triển thương hiệu có uy tín và có hiểu biết về pháp lý, ngoài việc đưa ra ý tưởng về một tên gọi phù hợp cho dự án, họ sẽ gửi tới các công ty luật và luật sư sở hữu trí tuệ để kiểm tra xem nhãn hiệu đó đã có đơn vị khác đăng ký hay chưa? Nếu có rồi thì ngay lập tức nghĩ phương án khác, còn chưa có thì sẽ tiếp tục hoàn thiện tiếp phương án thiết kế, gồm logo và slogan. Rồi sau đó tiến hành đăng ký sở hữu trí tuệ tại Cục Sở hữu trí tuệ để đảm bảo độc quyền. Sau khi đã đăng ký thành công rồi mới tiến hành công bố và triển khai hoạt động marketing và PR.

Khi bị các công ty khác vi phạm thương hiệu thì có thể lựa chọn các cách xử lý sau:

- Lập vi bằng về hành vi vi phạm.

- Gửi bằng chứng vi phạm và đề nghị cơ quan giám định sở hữu trí tuệ kết luận về khả năng vi phạm.

- Gửi thư cảnh báo vi phạm đến bên vi phạm, cho họ thời gian khắc phục, nếu họ không khắc phục và dừng hành vi vi phạm thì:

+ Đề nghị thanh tra sở hữu trí tuệ tiến hành thanh tra và xử phạt vi phạm hành chính.

+ Khởi kiện ra toà để ngừng hành vi vi phạm và yêu cầu bồi thường thiệt hại

+ Nếu thiệt hại lớn và chứng minh được thì có thể đề nghị khởi tố vụ án hình sự.

Xin cám ơn ông. 

 

SBLAW tư vấn về bảo hộ thương hiệu và các tài sản trí tuệ khác một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả:
Quý khách cần sử dụng dịch vụ bảo hộ tài sản trí tuệ, vui lòng liên hệ trực tiếp đến.
  • Điện thoại - Chat Zalo
  • Email address
Tin tức liên quan

Coi chừng án hình sự

 Trong bài báo Vô tư dùng phần mềm lậu: Coi chừng án hình sự đăng trên Vietnamnet.vn có trích dẫn ý kiến của luật sư Phạm

Xử lý vi phạm nhãn hiệu

BẢO HỘ THƯƠNG HIỆU SBLAW Địa chỉ VP Hà Nội: Tầng 2, Tòa 21T2, Hapulico Complex, số 81 Vũ Trọng Phụng, Thanh