Đăng ký bản quyền tác giả hay còn được gọi với cái tên thông dụng khác đó chính là bảo hộ quyền tác giả.
Đây là quyền cho người sáng tạo ra một tác phẩm để ngăn chặn các hành vi sử dụng trái phép của các cá nhân, tổ chức: sao chép, ăn trộm hay lạm dụng tác phẩm của người khác. Để có thể tạo ra một tác phẩm cần phải đầu tư nhiều công sức, trí tuệ, thời gian và cả tài chính.
Vì thế việc đăng ký bản quyền tác giả là việc vô cùng quan trọng và nên làm khi sáng tạo ra một tác phẩm có giá trị, giúp tác phẩm được công nhận, trao phần thưởng xứng đáng và động viên tinh thần cho thành quả đóng góp của tác giả.
Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản hướng dẫn thi hành, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền cho tổ chức, cá nhân khác ví dụ như các tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ, các văn phòng luật sư, công ty luật, các luật sư để nộp đơn Đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan tại Cục Bản quyền tác giả thuộc Bộ Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch.
Hiện nay, Việt Nam đã là thành viên của Công Ước Bern về quyền tác giả, quyền liên quan. Vì vậy, các cá nhân, pháp nhân, tổ chức nước ngoài là thành viên của Công ước Bern cũng có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền cho tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan nộp đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan tại Cục Bản quyền tác giả.
Các loại hình tác phẩm được phép đăng ký bảo hộ quyền tác giả theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ gồm:
Đăng ký bản quyền tác giả là một thủ tục không bắt buộc, nhưng để bảo vệ tác phẩm khi có tranh chấp xảy ra thì nó lại đóng vai trò vô cùng cần thiết và quan trọng.
Với những lợi ích nêu trên bạn có thể thấy được yếu tố quan trọng và cần thiết như thế nào. Nếu bạn e ngại sự phức tạp của thủ tục và tốn nhiều thời gian công sức, có thể sử dụng dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả hiện nay trên thị trường có nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ này.
a) Tờ khai đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan (theo Mẫu của Cơ quan nhà nước).
Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt và do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan hoặc người được ủy quyền nộp đơn ký tên và ghi đầy đủ thông tin về người nộp đơn, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc chủ sở hữu quyền liên quan; tóm tắt nội dung tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình hoặc chương trình phát sóng; tên tác giả, tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phái sinh nếu tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh; thời gian, địa điểm, hình thức công bố; cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong đơn.
b) Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc hai bản sao bản định hình đối tượng đăng ký quyền liên quan, Cục Bản quyền tác giả có trách nhiệm lưu giữ một bản và giao lại một bản cho tổ chức, cá nhân đăng ký sau khi cấp Giấy chứng nhận.
Đối với những tác phẩm có đặc thù riêng như tranh, tượng, tượng đài, phù điêu, tranh hoành tráng gắn với công trình kiến trúc; tác phẩm có kích thước quá lớn, cồng kềnh bản sao tác phẩm được thay thế bằng ảnh chụp không gian ba chiều.
c) Giấy uỷ quyền, nếu người nộp đơn là người được uỷ quyền;
d) Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;
đ) Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
e) Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.
Các tài liệu quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 2 nêu trên phải được làm bằng tiếng Việt; trường hợp làm bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt.
Hoặc để đơn giản hơn, sử dụng dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả, ủy quyền cho đơn vị có thẩm quyền đăng ký hộ sẽ giúp bạn dễ dàng và nhanh chóng hoàn thành các thủ tục, nhận giấy chứng nhận sớm.
Việc đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả sẽ tránh làm phát sinh những tranh chấp không đáng có về thời điểm sáng tạo cũng như về tác giả, chủ sở hữu của tác phẩm.
Để nộp đơn, tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm đăng ký bản quyền cần chuẩn bị các tài liệu như hướng dẫn ở đây.
Mẫu Giấy chứng nhận Đăng ký bản quyền tác giả
+ 03 bản mẫu tác phẩm cần đăng ký; tác phẩm đã được công bố hay chưa; thời gian công bố;
+ 02 Bản sao chứng minh nhân dân của tác giả/các tác giả.
+ Tên đầy đủ, bút danh (nếu có), địa chỉ, số điện thoại, fax của tác giả/các đồng tác giả;
+ Giấy uỷ quyền của tác giả/ các tác giả (theo mẫu);
+ Giấy cam đoan của tác giả độc lập sáng tạo tác phẩm, không vi phạm bản quyền của ai – 1 bản (theo mẫu);
Dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả của SB Law hướng dẫn quý khách đăng ký Tờ khai bảo hộ bản quyền tác giả.
Đây là tài liệu bắt buộc đối với hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả, trong trường hợp người khai đơn đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả thì khách hàng sẽ là người soạn và ký vào tờ đơn đăng ký, trong trường hợp khách hàng ủy quyền cho Chúng tôi đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả và soạn và trực tiếp ký & đóng dấu vào tờ khai đăng ký. Hướng dẫn ghi tờ khai đăng ký bản quyền tác giả như sau:
Ngoài tờ khai Đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả nêu trên, khách hàng cần chuẩn bị thêm những tài liệu sau:
3.1. Cục Bản quyền tác giả có thẩm quyền cấp, cấp lại, đổi, huỷ bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan quy định tại khoản 1, 2 Điều 51 của Luật Sở hữu trí tuệ.
3.2. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch sau khi tiếp nhận đơn đăng ký, cấp lại, đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan theo quy định pháp luật, chuyển Cục Bản quyền tác giả xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm chuyển cho tổ chức, cá nhân nộp đơn ngay sau khi nhận được kết quả xem xét, giải quyết của Cục Bản quyền tác giả.
3.3. Tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ nộp phí, lệ phí khi tiến hành các thủ tục liên quan đến quyền tác giả, quyền liên quan cho Cục Bản quyền tác giả theo quy định pháp luật.
3.4. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch ban hành các mẫu đơn đăng ký, Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan.
Theo luật định, Cục Bản quyền tác giả cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan cho tổ chức, cá nhân sau 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn hợp lệ.
Trong trường hợp từ chối thì Cục Bản quyền tác giả phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn.
Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả từ Cục bản quyền tác giả thuộc Bộ văn hóa, thể thao và du lịch cấp.
Trong quá trình tư vấn của mình, SBLAW đã hỗ trợ hàng ngàn doanh nghiệp làm hồ sơ, xin Giấy phép đăng ký bản quyền tại Cục Bản quyền tác giả.
Giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, bản quyền không phải đăng ký nhưng vẫn phát sinh hiệu lực, tuy nhiên, luật sư SBLAW vẫn khuyến nghị doanh nghiệp nên đăng ký để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi có tranh chấp.
Khi một tác giả sáng tạo ra tác phẩm, sẽ phát sinh việc bảo hộ quyền nhân thân và quyền tài sản. Vậy thời hạn đăng ký bản quyền tác giả là bao lâu?
Thời hạn đăng ký bản quyền tác giả được quy định như sau:
Quyền nhân thân quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 của Luật Sở hữu trí tuệ được bảo hộ vô thời hạn.
Quyền nhân thân quy định tại khoản 3 Điều 19 và quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật Sở hữu trí tuệ có thời hạn bảo hộ như sau:
a) Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, sân khấu, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là năm mươi năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên. Trong thời hạn năm mươi năm, kể từ khi tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu được định hình, nếu tác phẩm chưa được công bố thì thời hạn được tính từ khi tác phẩm được định hình; đối với tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả được xuất hiện thì thời hạn bảo hộ được tính theo quy định tại điểm b khoản này;
b) Tác phẩm không thuộc loại hình quy định tại điểm a khoản này có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trong trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết;
c) Thời hạn bảo hộ quy định tại điểm a và điểm b khoản này chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả.
Video giới thiệu về luật sư Nguyễn Thanh Hà chủ tịch công ty Luật SBLaw. Trong video luật sư Nguyễn Thanh Hà chia sẻ về kinh nghiệm hành nghề luật sư và quản trị công ty luật tại Việt Nam, cách thức chăm sóc khách hàng trong lĩnh vực tư vấn pháp lý, đặc biệt là lĩnh vực đầu tư nước ngoài và sở hữu trí tuệ.
GIỚI THIỆU CÔNG TY SBLAW
Với 50 luật sư và chuyên gia tư vấn tại văn phòng Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, SBLAW tự hào có một đội ngũ Luật sư giỏi, có trình độ chuyên môn cao, uy tín, chuyên nghiệp và có nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực: tư vấn đầu tư dự án (năng lượng, viễn thông, bất động sản, xây dựng), mua bán và sáp nhập doanh nghiệp, chuyển nhượng dự án, quản trị doanh nghiệp, tài chính ngân hàng, thuế, sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ và các hoạt động hỗ trợ pháp lý khác.
Khi tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm có nhu cầu đăng ký bản quyền logo, bản quyền phần mềm, bản quyền thương hiệu, SBLAW sẵn sàng hỗ trợ khách hàng đăng ký bản quyền.
SBLaw cung cấp đến cho khách hàng dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả uy tín nhất, đảm bảo quý khách sẽ hài loàng với dịch vụ của chúng tôi.
Với thủ tục nhanh gọn, giúp tiết kiệm thời gian và công sức mà kết quả đạt được vẫn như mong muốn.
Mọi chi tiết liên hệ: Đại diện Sở hữu trí tuệ SB Law – Dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả uy tín.
Điện thoại luật sư bản quyền số 0904340664 – Chat Zalo – Gửi nhu cầu email: baohothuonghieu@sblaw.com.vn
Vui lòng đăng ký thông tin, chuyên viên sở hữu trí tuệ sẽ gọi cho bạn để tư vấn cụ thể.