Xử lý vi phạm Sở hữu trí tuệ

Quyền sở hữu trí tuệ là đặc quyền của mỗi cá nhân, tổ chức đối với kết quả của sự sáng tạo do mình tạo ra, chính vì thế mà Luật Sở hữu trí tuệ đã khẳng định cá nhân, tổ chức có quyền áp dụng các biện pháp mà pháp luật cho phép để tự bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình và có trách nhiệm tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, chủ thể quyền SHTT có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền SHTT theo quy định của pháp luật. Các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền SHTT bao gồm các biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự, tuỳ theo tính chất, mức độ xâm phạm. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Các biện pháp xử lý vi phạm quyền sở hữu trí tuệ 

Có 3 phương pháp xử lý vi phạm quyền sở hữu trí tuệ chính như sau:

Xử lý vi phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp hành chính

Biện pháp hành chính được áp dụng đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ kể cả trong trường hợp cố ý hay vô ý mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Hình thức, mức phạt, thẩm quyền, thủ tục xử phạt hành vi xâm phạm và các biện pháp khắc phục hậu quả thực hiện theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Cụ thể:

  • Luật Sở hữu trí tuệ 2005 ( sửa đổi bổ sung năm 2022);
  • Luật Hải quan 2014;
  • Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 ( sửa đổi bổ sung năm 2020);
  • Các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

Theo quy định của pháp luật, các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ bao gồm:

– Hình thức phạt chính:

+ Phạt cảnh cáo;

+ Phạt tiền: mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan đối với cá nhân là 250.000.000 đồng, đối với tổ chức là 500.000.000 đồng (khoản 1 Điều 2 Nghị định 131/2013/NĐ-CP)

Xử lý vi phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xử lý vi phạm quyền sở hữu trí tuệ

– Hình thức phạt bổ sung:

+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, hàng hóa giả mạo;

+ Tịch thu Văn bằng bảo hộ, giấy tờ tài liệu bị sửa chữa, tẩy xóa hoặc giả mạo;

+ Tước quyền sử dụng giấy phép (đại diện sở hữu trí tuệ, thẻ giám định viên);

+ Đình chỉ có thời hạn hoạt động kinh doanh sản phẩm, dịch vụ vi phạm;

– Các biện pháp khắc phục hậu quả:

+ Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa, phương tiện kinh doanh;

+ Buộc tiêu hủy hoặc phân phối hoặc đưa vào sử dụng với mục đích phi thương mại;

+ Buộc đưa ra khỏi Việt Nam hàng hóa quá cảnh vi phạm quyền sở hữu công

nghiệp; Buộc tái xuất hàng hóa xâm phạm quyền, hàng giả, phương tiện, nguyên vật liệu sản xuất, hàng giả sau khi đã loại bỏ yếu tố vi phạm;

+ Một số biện pháp khác: buộc cải chính, buộc thu hồi tang vật, phương tiện bị tẩu tán, v.v…

Xử lý vi phạm sở hữu trí tuệ

Xử lý vi phạm sở hữu trí tuệ

Xử lý vi phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự

Biện pháp dân sự ở Việt Nam được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. Cơ sở pháp luật của biện pháp dân sự:

  • Luật Sở hữu trí tuệ 2005 ( sửa đổi bổ sung năm 2022);
  • Bộ luật Dân sự 2015;

Bộ luật Tố tụng dân sự 2015;

  • Nghị định số 119/2010/NĐ-CP ngày 31/12/2010 của Chính phủ;

Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, tòa án có thẩm quyền áp dụng các biện pháp dân sự sau đây để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ:

  • Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;
  • Buộc xin lỗi, cải chính công khai;
  • Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;
  • Buộc bồi thường thiệt hại vật chất/tinh thần;
  • Buộc tiêu hủy hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại;
  • Áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời: thu giữ, kê biên, niêm phong,…

Xử lý vi phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp hình sự

Các biện pháp hình sự được áp dụng trong trường hợp có hành vi nguy hiểm, có dấu hiệu cấu thành tội phạm hình sự về sở hữu trí tuệ theo quy định của Bộ luật Hình sự.

Cơ sở pháp luật của biện pháp hình sự là:

  • Luật Sở hữu trí tuệ 2005 ( sửa đổi, bổ sung năm 2022);
  • Bộ luật hình sự 2015 ( sửa đổi, bổ sung năm 2017);
  • Bộ luật Tố tụng hình sự 2015;
  • Nghị định số 119/2010/NĐ-CP ngày 31/12/2010 của Chính phủ;

Trong đó đã quy định rõ khung giá trị vi phạm để áp dụng hình phạt.

Tư vấn xử lý vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trên truyền hình

Luật sư Nguyễn Thanh Hà đến từ SBLAW có phần tư vấn về vấn đề vi phạm sở hữu trí tuệ trong chương trình của Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội. Mời các bạn đón xem tại đây:

Dịch vụ xử lý vi phạm sở hữu trí tuệ tại SBLAW

Dịch vụ xử lý vi phạm sở hữu trí tuệ: Quyền sở hữu trí tuệ là một trong những quyền tài sản có giá trị nhất trong khối tài sản của Doanh nghiệp. Tuy nhiên, quyền sở hữu trí tuệ cũng là đối tượng hay và dễ bị xâm phạm nhất;

Dịch vụ xử lý vi phạm về sở hữu công nghiệp bao gồm:

Thương hiệu (Nhãn hiệu), Chỉ dẫn địa lý, Tên thương mại, Kiểu dáng công nghiệp, Sáng chế, giải pháp hữu ích, Thiết kế bố trí, Bản quyền tác giả

Với kinh nghiệm của mình, các Luật sư của SB Law sẽ hỗ trợ khách hàng trong việc xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và đưa ra cách thức, kế hoạch và lộ trình xử lý một cách có hiệu quả nhất;

  • Hỗ trợ làm việc với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (Thanh tra Bộ KHCK, Quản Lý thị trường, Công An kinh tế hoặc Cục SHHTT) để thực hiện các biện pháp nghiệp vụ xử lý vi phạm;
  • Tiến hành điều tra thị trường liên quan đến đối tượng vi phạm;
  • Yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thẩm định và kết luận về các hành vi vi phạm quyền của các đối tượng sở hữu trí tuệ;
  • Yêu cầu người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm;
  • Yêu cầu các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm;
  • Tham gia tố tụng với tư cách luật sư bảo vệ quyền và lợi ích của khách hàng liên quan đến sở hữu trí tuệ tại Tòa án có thẩm quyền.
Dịch vụ xử lý vi phạm sở hữu trí tuệ tại SBLAW
Dịch vụ xử lý vi phạm sở hữu trí tuệ tại SBLAW

Do đó, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, thực hiện các biện pháp kỹ thuật và pháp lý để chống lại các đối tượng có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là hoạt động nghiệp vụ cao, đòi hỏi sự hiểu biết đầy đủ các quy định pháp luật và thực tiễn đấu tranh chống các hành vi thương mại bất công bằng trên thị trường

Tham khảo thêm >> Đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu

Bài viết liên quan