Ở các nước phát triển, sở hữu trí tuệ được đánh giá là một loại tài sản quan trọng, có giá trị nhất đối với mỗi doanh nghiệp. Nhiều công ty, doanh nghiệp trên thế giới đã rất thành công và trở nên nổi tiếng nhờ khai thác hiệu quả quyền SHTT phải kể đến như: Coca Cola, Microsoft, IBM…với giá trị thương hiệu- tài sản SHTT lên tới hàng chục tỷ Đô la Mỹ. Vậy, quyền sở hữu trí tuệ có ý nghĩa như thế nào đối với doanh nghiệp?
Theo đánh giá của PWC Việt Nam, tỷ trọng trung bình của giá trị tài sản vô hình trong tổng giá trị doanh nghiệp tại các doanh nghiệp trên thế giới năm 2016 là 53%, nhưng tỷ trọng này tại các doanh nghiệp Việt Nam chỉ đạt 26%…
Vậy, thực trạng đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay như thế nào? Liệu còn khó khăn, vướng mắc gì trong việc xác lập, đăng ký, ứng dụng và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ hiện nay? Để một đối tượng quyền sở hữu trí tuệ được bảo hộ, doanh nghiệp cần tiến hành thủ tục gì?

Luật sư Nguyễn Thanh Hà – Chủ tịch Công ty Luật TNHH SB Law đã có bài phỏng vấn về Thực trạng đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp Việt Nam.
Để hiểu rõ vấn đề này, các bạn cần quan tâm đến cuộc trao đổi của Chương trình “Kinh doanh và Pháp luật” với Bà Nguyễn Thu Anh – Ủy ban Thường vụ Hội Sở hữu trí tuệ Việt Nam, Luật sư Nguyễn Thanh Hà – Giám đốc Công ty Luật TNHH SB, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội, Ông Lê Ngọc Lâm – Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ và PGS. TS Trần Văn Hải – Chủ nhiệm bộ môn Sở hữu trí tuệ, trường Đại học KHoa học Xã hội và Nhân văn.
Phóng viên hỏi: Thưa Bà Nguyễn Thu Anh, sở hữu trí tuệ được đánh giá là một loại tài sản quan trọng, có giá trị nhất đối với mỗi doanh nghiệp. Vậy, tài sản trí tuệ sẽ mang lại cho doanh nghiệp những lợi thế gì, theo Bà?
Trả lời:
Khi DN có Nhãn hiệu, sáng chế, KDCN… áp dụng cho sản phẩm và được bảo hộ, thì các đối tượng SHTT này sẽ trở thành tài sản của doanh nghiệp, và mang lại cho DN rất nhiều lợi thế, cụ thể là: Lợi thế phát triển sản phẩm: SHTT nâng cao niềm tin, sự tự tin và lòng trung thành với người tiêu dùng mà DN đang tiếp thị. SHTT cung cấp hình ảnh, danh tiếng và sự nhận diện khác biệt cho DN, nhờ đó khách hàng có thể nhận diện được, phân biệt được.. Lợi thế cạnh tranh: Quyền SHTT là quyền độc quyền, do đó khi nắm giữ độc quyền về nhãn hiệu, kiểu dáng và sáng chế cho một sản phẩm thì đương nhiên các đối thủ cạnh tranh sẽ không được phép khai thác và sử dụng các nhãn hiệu, KDCN và sáng chế đó để sản xuất sản phẩm, vì thế DN duy trì được vị thế cạnh tranh đối với SP đó trên thị trường. SHTT là biện pháp phòng thủ của DN trước các đối thủ cạnh tranh tiềm năng. Khi doanh nghiệp tung một sản phẩm mới ra thị trường, các đối thủ đều dòm ngó và tìm kiếm những yếu tố để có thể loại bỏ sản phẩm đó khỏi thị trường, một trong những chiến lược cạnh tranh của đối thủ là tìm xem sản phẩm mới của DN có vi phạm quyền SHTT của họ không? Do đó, nếu sản phẩm mới của DN được bảo hộ quyền SHTT thì đó cũng là một biện pháp phòng thủ hữu hiệu cho DN. Nâng cao giá trị doanh nghiệp: Quyền SHTT khi được bảo hộ sẽ trở thành tài sản và vì thế SHTT cũng có thể chuyển giao, chuyển nhượng. Các doanh nghiệp đang sở hữu những nhãn hiệu có danh tiếng, bên cạnh việc tự khai thác độc quyền sử dụng quyền SHTT để sản xuất và kinh doanh sản phẩm, DN còn có thể chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu thông qua việc nhượng quyền kinh doanh, ví dụ: “Kentucky Fried Chicken”, Nhãn hiệu “Trung Nguyên”, “Phở 24” ; chuyển giao công nghệ chứa đụng sáng chế, KDCN cho sản phẩm. Quyền SHTT làm tăng giá trị DN một cách đáng kể khi mua bán sát nhập doanh nghiệp; có thể nâng cao giá trị của DN trong mắt hoặc các nhà đầu tư và các tổ chức tài trợ…
Phóng viên hỏi: Vậy, để một đối tượng quyền sở hữu trí tuệ được bảo hộ, doanh nghiệp cần tiến hành thủ tục gì, thưa Bà? Có phải mọi đối tượng đều phải đăng ký với Cục Sở hữu trí tuệ không, thưa Bà?
Trả lời:
Một số tài sản sở hữu trí tuệ phải được đăng ký và chỉ sau khi được cấp VBBH và mới có thể trở thành tài sản của DN, ví dụ: Nhãn hiệu hàng hóa, Sáng chế và KDCN, Chỉ dẫn địa lý, thiết kế bố trí mạch tích hợp … phải được đăng ký xác lập quyền; Tuy nhiên, tên thương mại, bí mật kinh doanh, thì không cần phải đăng ký mà chỉ cần đáp ứng DK bảo hộ. BQTG cho các tác phẩm VH, NT, phần mềm máy tính, sưu tập dữ liệu cũng sẽ dược bảo hộ không cần đăng ký, ngay khi nó được tạo ra ở một trạng thái vật chất nhất định mà không cần phải đăng ký; Hiện nay, một số doanh nghiệp VN đã bắt đầu chú trọng đến việc bảo hộ tài sản tri tuệ, đặc biệt là bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa và KDCN vì các đối tượng này được tạo ra cũng dễ đang hơn, thủ tục xác lập quyền cũng đơn giản hơn. Việc tạo ra sang chế cũng đã đòi hỏi sự đầu tư, nghiên cứu tốn kém hơn, và DN VN ít có điều kiện đầu tư cho việc nghiên cứu triển khai tạo ra SC, thủ tục bảo hộ sáng chế nhưng cũng phức tạp hơn, đòi hởi DN phải có chuyên gia hiểu biết để có thể viết bản mô tả sáng chế và YCBH cho đúng với quy định của pháp luật.
Phóng viên hỏi: Thưa Luật sư Hà, SHTT là một loại tài sản quan trọng đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, dường như các doanh nghiệp Việt chưa thực sự quan tâm đến vấn đề bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ. Ông đánh giá như thế nào về thực trạng này, thưa Ông?
