Hội thảo Nên hay Không nên nhận Nhượng quyền Thương mại

Tác giả: Bảo hộ thương hiệu 341 lượt xem Đăng ngày 18/10/2021
Hội thảo Nên hay Không nên nhận Nhượng quyền Thương mại

Ngày 10.04.2010, Công Ty Truyền Thông Châu Á tổ chức chương trình Hội thảo “Nên hay Không nên nhận Nhượng quyền Thương mại – Franchise” bắt đầu từ 08:30 đến 12:00 tại Khách sạn Đại Nam, 79 Trần Hưng Đạo, Quận 1, Tp. HCM.

Nhượng quyền thương mại là một hình thức kinh doanh đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng.

Đã có nhiều khái niệm được nêu ra của nhiều trường phái khác nhau nhằm giải thích, hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện họat động kinh doanh nhượng quyền đạt hiệu quả. Tuy nhiên, do sự khác biệt về quan điểm và môi trường kinh tế, chính trị, xã hội giữa các quốc gia, nên các khái niệm này thường khác nhau.

Tại Việt Nam, cùng với sự phát triển của các hệ thống nhượng quyền quốc tế, đã xuất hiện các hệ thống nhượng quyền của Việt Nam như: Cà phê Trung nguyên, Phở 24, Qualitea, Hệ thống chuỗi Bakery Kinh Đô… đã làm cho bức tranh thị trường của Việt Nam càng trở nên hấp dẫn.

Chương trình được chia sẻ từ 2 diễn giả:

– Ông Võ Đức Duy – Luật sư / Thạc Sỹ Luật học Nghiệp Đoàn Luật Hoa Kỳ.

– Ông Vương Hữu Hùng – Cố vấn Chiến Lược Kinh Doanh / TGĐ Freshview.

Hai diễn giả đã giới thiệu những kiến thức căn bản về nhượng quyền cũng như chia sẽ nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực mua bán nhượng quyền thương mại.

1. Nhượng quyền thương mại là gì?

Theo Luật thương mại năm 2005 (có hiệu lực ngày 1.1.2006) tại mục 8, điều 284: Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:

1. Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;

2. Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.

Qui định này yêu cầu bên nhượng quyền phải công khai đầy đủ các thông tin mà bên muốn nhận nhượng quyền cần để đưa ra quyết định đúng là nên hay không nên đầu tư vào hình thức kinh doanh này. Về khung pháp lý cho hoạt động nhượng quyền thương mại, Chính phủ đã ban hành Nghị định 35/2006/NĐ-CP và BTM ban hành Thông tư 09/2006/TT-BTM hướng dẫn chi tiết đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam. Ngoài ra, nếu việc nhượng quyền thương mại có liên quan đến việc chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ hoặc chuyển giao công nghệ, thì hoạt động nhượng quyền còn phải chịu sự điều chỉnh bổ sung của Luật Sở hữu trí tuệ ban hành năm 2005, Luật Chuyển giao Công nghệ (năm 2006).

Nhượng quyền, về cơ bản, là một hoạt động thương mại trong đó, bên nhận nhượng quyền thương mại (Franchisee) trả phí nhượng quyền ban đầu thanh toán một lần và phí hàng tháng cho bên nhượng quyền (Franchisor). Đổi lại, bên nhận được sử dụng thương hiệu, và được hỗ trợ thường xuyên từ bên nhượng quyền, và quyền sử dụng hệ thống kinh doanh cũng như bán các sản phẩm và cung ứng dịch vụ của bên nhượng quyền.

2. Nhượng quyền thương mại có lợi gì?

Những lợi ích cho bên nhận quyền thương mại (Franchisee):

– Kinh doanh một thương hiệu có uy tín với số vốn đầu tư nhỏ.

– Giảm thiểu các rủi ro do không phải đầu tư xây dựng một thương hiệu mới.

– Sản phẩm, dịch vụ và hệ thống họat động được chuẩn hóa.

– Hệ thống tài chính và số sách kế toán được thực hiện theo một chuẩn mực.

– Được đào tạo, huấn luyện về quản lý và kinh doanh.

– Hỗ trợ từ các chương trình tiếp thị và khuyến mãi của thương hiệu.

– Quảng cáo tại nơi bán hàng.

– Các họat động hỗ trợ trọn gói, thống nhất .

– Có phương pháp kiểm soát chất lượng sản phẩm đồng bộ…

Những lợi ích của bên nhượng quyền thương mại (Franchisor):

– Mở rộng được quy mô kinh doanh và hệ thống phân phối của mình một cách nhanh nhất.

– Giảm chi phí phát triển thị trường và thêm nguồn thu ổn định từ khoản phí nhượng quyền.

– Tạo dựng cho một hệ thống liên kết mạnh về thương mại và tài chính.

– Thâm nhập và thăm dò hiệu quả đầu tư trên các thị trường mới một cách nhanh chóng với chi phí rủi ro thấp nhất.

– Tận dụng nguồn lực “địa phương” để thâm nhập hiệu quả vào thị trường nội địa của các quốc gia đang phát triển mà không phải đối mặt với bất kỳ một rào cản thương mại hoặc pháp lý nào…

3. Chi phí nhượng quyền như thế nào?

Các khoảng chi phí liên quan đến hoạt động nhượng quyền gồm có: Chi phí ban đầu (Upfront/ Initial Fee), Chi phí hoạt động hàng tháng (Royal Fee)… Trong ngôn ngữ nhượng quyền, thuật ngữ “Franchise Fee” thường được hiểu là khoản phí ban đầu (Up-front/ Initial Fee) mà Franchisee phải trả cho Franchisor khi ký kết hợp đồng nhượng quyền. Đó là khoản định phí khá lớn (vài chục ngàn đô la) dành cho việc gia nhập có thời hạn hệ thống thương hiệu nhượng quyền. “Royal Fee” còn được gọi là “Continuing Royalty” là những chi phí Franshisee phải trả định kỳ (tuần, tháng, quí …) cho Franchisor theo một quy trình liên tục trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng. Phí này có thể biến động tùy thuộc vào từng thương hiệu và Franchisor, được tính toán dựa trên tỷ lệ phần trăm doanh thu của Franchisee (thông thường dao động từ 3% đến 8%). Ngoài ra, các nhà đầu tư sẽ phải chịu thêm các khoản phí khác như “Advertising Fee” – khoảng phí được tính trên doanh thu tương tự như Royalty Fee, chi phí thuê luật sư tư vấn, chi phí về đầu tư cơ sở vật chất/ địa điểm, trang thiết bị, nhà kho, chi phí hoạt động…

4. Các hình thức nhượng quyền phổ biến:

– Single Franchise: Nhượng quyền đơn lẻ.

– Master Franchise: Nhượng toàn quyền.

– Area Development Franchise: Nhượng quyền phụ trách phát triển khu vực.

– Joint Venture: Nhượng quyền liên doanh (tham gia đầu tư vốn).

5. Những lưu ý về nhượng quyền thương mại:

Để có được một hợp đồng nhượng quyền, bên nhượng quyền cần phải xuất trình cho bên nhận nhượng quyền một bản tài liệu ban đầu về các nguyên tắc chung của hợp đồng nhượng quyền, hiện được gọi là FDD (Franchise Disclosure Document), (trước năm 2007 được gọi là Uniform Franchise Offering Circular – UFOC). Hợp đồng nhượng quyền thương mại thường được ví von giống như một cuộc hôn nhân và có thời gian khá dài từ 5 năm đến 20 năm, đòi hỏi hai bên đối tác phải có thời gian chuẩn bị và nghiên cứu thật kỹ đầy đủ và chi tiết các điều khoản trước khi ký kết hợp đồng chính thức, gồm: Nội dung của quyền thương mại; Tổng vốn đầu tư ban đầu; Quyền và nghĩa vụ của hai bên; Giá cả, phí nhượng quyền định kỳ, phương thức thanh toán; Nhãn hiệu và tài sản trí tuệ; Thời hạn hiệu lực của hợp đồng; Phạm vi lãnh thổ qui định nhượng quyền; Gia hạn, chấm dứt, đổi chủ hợp đồng và giải quyết khiếu nại, tranh chấp, phá sản (nếu có)…

Lưu ý: Doanh nhân không nên đầu tư vào nhượng quyền mà không có sự hậu thuẫn từ luật sư có kinh nghiệm trong lãnh vực này; và đối với nhà nhượng quyền thì chỉ nên bán Franchise cho người có lòng tin.

Đối với bên nhận nhượng quyền:

+ Không phải là thương hiệu riêng của mình.

+ Chia sẽ rủi ro kinh doanh của bên nhượng quyền.

+ Sự bùng nỗ của các đối thủ cạnh tranh trong cùng hệ thống.

+ Hoạt động kinh doanh theo khuôn khổ được qui định trước.

+ Không phát huy được khả năng sáng tạo trong kinh doanh.

+ Giúp thương hiệu của bên nhượng quyền ngày càng lớn mạnh…

Đối với bên nhượng quyền:

+ Mất quyền kiểm soát và quyền năng trong kinh doanh.

+ Sự tranh chấp của các cơ sở kinh doanh.

+ Thiên vị cho một bên nhận nhượng quyền nào đó.

+ Hoạt động không kém của một đơn vị sẽ ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu…

Cùng với sự phát triển của các hệ thống nhượng quyền quốc tế nổi tiếng tại Việt Nam như Jollibee, KFC, Lotte, Parkson, Hard Rock Coffee … thì sự xuất hiện các hệ thống nhượng quyền của Việt Nam như cà phê Trung Nguyên, Phở 24, Bakery Kinh Đô… và đặc biệt có những thương hiệu Việt Nam tích cực nhượng quyền ra nước ngoài, làm cho bức tranh thị trường Việt Nam ngày càng trở nên hấp dẫn. Theo số liệu từ Vụ Pháp chế – Bộ Công Thương, tính đến tháng 11 năm 2009, đã có 39 thương hiệu nước ngoài đăng ký hoạt động nhượng quyền tại Việt Nam. Hầu hết đều là thương hiệu của các doanh nghiệp lớn đến từ các nước phát triển như Anh, Mỹ, Canada, Thụy Sỹ, Italia, Australia… Riêng tại TP.HCM, hiện có 11 thương hiệu nhượng quyền đã đăng ký hoạt động chính thức tại Sở Công thương.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới, Việt Nam đang là thị trường đầy tiềm năng cho các nhiều nhà đầu tư quốc tế. Trong đó, nhượng quyền thương mại đang là một trong những loại hình kinh doanh được các nhà đầu tư nước ngoài ưu tiên lựa chọn nhằm nhanh chóng thâm nhập vào thị trường hơn 85 triệu dân tại Việt Nam. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt trên đường hội nhập quốc tế; đồng thời, cũng là thách thức cho các thương hiệu Việt trong tình hình cạnh tranh thị trường hiện nay.

» Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp

Nguồn businesspro.vn

    Gặp Luật Sư Sở Hữu Trí Tuệ Để Được Tư Vấn

    Bảo hộ Thương hiệu - Sáng chế Kiểu dáng - Nhượng quyền - Xử lý vi phạm

    Bài viết cùng chủ đề:

    Tòa án: ‘Nhựa Bình Minh và Bình Minh Việt không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng’
    62 lượt xem 25/04/2025

    SBLAW xin trân trọng trích dẫn lại bài viết trên báo Tuổi Trẻ Online của tác giả Tuyết Mai về chủ đề Tòa án: ‘Nhựa Bình Minh và Bình Minh Việt không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng’. Kính mời Quý độc giả theo dõi nội dung bài viết dưới đây: Ngày 25-4, TAND...

    Luật sư SBLAW tham dự Diễn đàn Trọng tài Quốc tế SCO Trung Á 2025
    8 lượt xem 25/04/2025

    Ngày 25 tháng 4 năm 2025, đại diện Công ty Luật TNHH SBLAW – Chủ tịch Nguyễn Thanh Hà và ông Trần Trung Kiên đã tham dự Diễn đàn Trọng tài Quốc tế SCO & Trung Á 2025 tổ chức tại thành phố Urumqi, Khu tự trị Tân Cương, Trung Quốc. Sự kiện do Ủy...

    Giới thiệu dịch vụ sở hữu trí tuệ SBLAW
    213 lượt xem 24/04/2025

    Giới thiệu về SBLAW – Đối tác pháp lý tin cậy trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ Công ty Luật SBLAW trân trọng cảm ơn Quý Khách hàng đã tin tưởng và đồng hành cùng chúng tôi trong suốt thời gian qua. SBLAW là Đại diện Sở hữu công nghiệp được Cục Sở hữu...

    Chúc mừng Ngày Thương hiệu Việt Nam 20/4
    296 lượt xem 20/04/2025

    Ngày Thương hiệu Việt Nam không chỉ là dịp để tôn vinh những thương hiệu đã và đang khẳng định dấu ấn trên thị trường trong nước và quốc tế, mà còn là lời nhắc nhở đầy ý nghĩa về vai trò của sự kiên định, đổi mới và chiến lược dài hạn trong việc...

    Chế tài nào cho hành vi buôn bán hàng giả là sữa và thuốc giả?
    161 lượt xem 19/04/2025

    SBLAW trân trọng giới thiệu phần trả lời phỏng vấn của luật sư Nguyễn Thanh Hà, chủ tịch SBLAW trên kênh VOV2 Đài tiếng nói Việt Nam về chủ đề chế tài cho hành vi buôn bán hàng giả là sữa và thuốc giả. Chưa hết lo lắng về chất lượng đồ ăn thức uống...

    SBLaw tham gia Tuần lễ Thương hiệu Quốc gia tại Bắc Ninh 18/04/2025
    187 lượt xem 18/04/2025

    HotlineEmailTwitterYoutubeLinkedInFacebookZalo

    Bộ nhận diện thương hiệu cho ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 2025
    137 lượt xem 02/04/2025

    Nhằm khẳng định vai trò quan trọng của sở hữu trí tuệ trong đời sống kinh tế – xã hội và nâng cao nhận thức cộng đồng, Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) đã chọn ngày 26 tháng 4 hằng năm là “Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới” (IP Day).  Đây...

    SBLAW đăng ký thành công nhãn hiệu “BLUE OCEAN” tại Indonesia
    95 lượt xem 26/03/2025

    Việc mở rộng thương hiệu ra thị trường quốc tế luôn đi kèm với nhiều thách thức, đặc biệt là trong việc bảo vệ nhãn hiệu và quyền sở hữu trí tuệ. Để đảm bảo sự phát triển bền vững và hạn chế các rủi ro pháp lý, nhiều doanh nghiệp đã chủ động đăng...

    SBLAW đăng ký thành công nhãn hiệu “Dee Dee” và “PasCafe” tại Cambodia
    270 lượt xem 24/03/2025

    Việc mở rộng thương hiệu ra thị trường quốc tế luôn đi kèm với thách thức trong việc bảo vệ nhãn hiệu và quyền sở hữu trí tuệ. Để đảm bảo sự phát triển bền vững và hạn chế rủi ro pháp lý, nhiều doanh nghiệp đã chủ động đăng ký nhãn hiệu tại các...

    SBLAW đăng ký thành công nhãn hiệu ” baAN” tại Indonesia
    91 lượt xem 21/03/2025

    Trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu, việc bảo hộ nhãn hiệu tại thị trường quốc tế ngày càng trở thành một yếu tố then chốt trong chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Một nhãn hiệu được đăng ký thành công không chỉ giúp doanh nghiệp bảo vệ tài sản trí tuệ...

    Sổ tay hướng dẫn đăng ký nhãn hiệu
    201 lượt xem 05/03/2025

    Sổ tay do Sở Khoa học và Công nghệ TP. Hồ Chí Minh biên soạn nhằm hướng dẫn chi tiết quy trình đăng ký nhãn hiệu cho doanh nghiệp và tổ chức. Nội dung chính gồm: 1. Giới thiệu chung về nhãn hiệu • Khái niệm và phân loại nhãn hiệu (thông thường, tập thể,...

    BẢO HỘ THÀNH CÔNG SÁNG CHẾ QUẢ CẦU MÂY VÀ DẢI CỤM LẮP RÁP QUẢ CẦU MÂY
    245 lượt xem 20/02/2025

    SBLAW hân hạnh là đơn vị đại diện sở hữu trí tuệ cho SATIAN INDUSTRIES CO., LTD., hỗ trợ đăng ký và bảo vệ thành công sáng chế về “Quả cầu mây và dải cụm lắp ráp để tạo nên quả cầu này”. Với số đơn 1-2020-00707, sáng chế này được nộp tại Cục Sở...

    THÔNG BÁO CỦA CỤC SỞ HỮU TRÍ TUỆ VỀ VIỆC TRẢ KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BẰNG VĂN BẢN ĐIỆN TỬ
    89 lượt xem 19/02/2025

    Ngày 18/02/2025, Cục Sở hữu trí tuệ đã đăng Thông báo số 438/TB-SHTT trên Cổng thông tin về việc Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính bằng văn bản điện tử. Theo đó, toàn bộ văn bản là kết quả giải quyết thủ tục hành chính về sở hữu công nghiệp (bao gồm...

    SBLAW ĐỒNG HÀNH CÙNG K+ TRONG HÀNH TRÌNH BẢO HỘ NHÃN HIỆU
    459 lượt xem 19/02/2025

    K+ là dịch vụ truyền hình vệ tinh và OTT do Công ty TNHH Truyền hình Số Vệ tinh Việt Nam (VSTV) vận hành, nổi bật với nội dung thể thao đỉnh cao, phim ảnh đặc sắc và nhiều chương trình giải trí hấp dẫn. Được đông đảo khán giả tin tưởng và lựa chọn,...

    CẬP NHẬT QUY TRÌNH THÔNG BÁO THẨM ĐỊNH MỚI TỪ CỤC SỞ HỮU TRÍ TUỆ
    78 lượt xem 16/02/2025

    Ngày 15/02/2025, SBLAW, với vai trò là đại diện sở hữu công nghiệp, đã nhận được hàng loạt email từ Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) liên quan đến tiến trình thẩm định các đơn đăng ký. Theo đó, chủ sở hữu có thể truy cập trang web tra cứu của Cục SHTT, nhập mã...

    BẢO HỘ THÀNH CÔNG SÁNG CHẾ CỤM LÒ NUNG ĐIỆN CAO – ĐỘT PHÁ NGÀNH LUYỆN KIM ĐẤT HIẾM
    168 lượt xem 13/02/2025

    SBLAW hân hạnh là đơn vị đại diện sở hữu trí tuệ cho Qiandong Rare Earth Group Co., Ltd., hỗ trợ đăng ký và bảo vệ thành công sáng chế về “Cụm lò nung điện phân và phương pháp vận hành”, một bước tiến vượt bậc trong ngành sản xuất kim loại đất hiếm. Ngày...

    0904.340.664