Quyền đăng ký bảo hộ nhãn hiệu? Hồ sơ bảo hộ thương hiệu

[Baohothuonghieu.com] - Quyền đăng ký bảo hộ nhãn hiệu? Quyền đăng ký nhãn hiệu là đặc quyền của các tổ chức và cá nhân có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu cho hàng hóa mà họ sản xuất hoặc dịch vụ mà họ cung cấp.

Ai có quyền đăng ký bảo hộ nhãn hiệu?

Các chủ thể có quyền đăng ký nhãn hiệu bao gồm:

  1. Tổ chức hoặc cá nhân thực hiện hoạt động thương mại hợp pháp, có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà họ đưa ra thị trường, miễn là sản phẩm được sản xuất bởi người khác và người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm hoặc không phản đối việc đăng ký.
  2. Tổ chức tập thể được pháp luật công nhận, có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên sử dụng theo quy định của tổ chức; đối với những dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý, tổ chức đăng ký là tổ chức tập thể của các cá nhân hoặc tổ chức kinh doanh tại địa phương đó; đối với các địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam, việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.
  3. Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc các tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận, miễn là họ không sản xuất hoặc kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó; đối với các địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam, việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.
  4. Hai hoặc nhiều tổ chức hoặc cá nhân có thể đăng ký cùng một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với các điều kiện sau:
    • Sử dụng nhãn hiệu đó phải được tất cả các đồng chủ sở hữu chấp nhận hoặc sử dụng cho hàng hóa, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh.
    • Sử dụng nhãn hiệu đó không được gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ.

Người có quyền đăng ký nhãn hiệu như quy định trên, kể cả người đã nộp đơn đăng ký, có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức hoặc cá nhân khác thông qua hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật, miễn là tổ chức hoặc cá nhân nhận quyền chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện tương ứng.

Đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại một quốc gia thành viên của một hiệp ước quốc tế cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu đăng ký nhãn hiệu đó, và Việt Nam cũng là thành viên của hiệp ước đó, người đại diện hoặc đại lý đó chỉ được phép đăng ký nhãn hiệu nếu có sự đồng ý của chủ sở hữu, trừ trường hợp có lý do chính đáng.

Tóm lại:

  • Tổ chức hoặc cá nhân Việt Nam hoặc nước ngoài tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh đăng ký tên thương hiệu dùng cho hàng hóa hoặc dịch vụ do mình sản xuất hoặc kinh doanh;
  • Tổ chức hoặc cá nhân Việt Nam hoặc nước ngoài khác tiến hành hoạt động thương mại có quyền nộp đơn làm thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu do mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất. Điều kiện người sản xuất không sử dụng thương hiệu đó cho sản phẩm tương ứng và không phản đối việc nộp đơn nói trên.
  • Quyền nộp đơn, kể cả đơn đã nộp, có thể được chuyển giao cho cá nhân hoặc các chủ thể khác thông qua văn bản chuyển giao quyền nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
  • Sau khi thương hiệu được cấp văn bằng bảo hộ phải luôn được sử dụng liên tục trong 5 năm liền. Trường hợp không sử dụng thì các chủ thể khác có quyền hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ thương hiệu không sử dụng 5 năm liên tục.
Hồ sơ bảo hộ thương hiệu
Hồ sơ bảo hộ thương hiệu

Cơ quan nào có thẩm quyền đăng ký bảo hộ thương hiệu tại Việt Nam?

Cục Sở hữu trí tuệ là cơ quan tiếp nhận và xử lý đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam.

Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội

  • Địa chỉ: 384-386, đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.
  • Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại Thành phố Hồ Chí Minh
  • Địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, số 17 – 19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
  • Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng
  • Địa chỉ: Tầng 3, số 135 đường Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

Hồ sơ đăng ký bảo hộ thương hiệu

Hồ sơ bảo hộ thương hiệu nộp thông qua Tổ chức đại diện

Công ty Luật SBLAW là một Tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ do đó mọi thủ tục bảo hộ thương hiệu của Quý khách hàng chỉ cần ký Ủy quyền (theo mẫu) và cung cấp cho Công ty Luật SBLAW thông tin như sau:

  • Mẫu thương hiệu định đăng ký;
  • Danh mục sản phẩm, dịch vụ thương hiệu dự kiến đăng ký.

Hồ sơ bảo hộ thương hiệu tự nộp

Hồ sơ tự nộp đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu gồm:

  • Tờ khai đăng ký bảo hộ nhãn hiệu: gồm 02 bản: 01 bản Cục Sở hữu trí tuệ lưu thực hiện thủ tục, 01 bản còn lại đóng dấu, dán mã vạch trả lại cho người nộp đơn.
  • Mẫu nhãn hiệu: Mẫu thương hiệu nộp theo đơn: 09 mẫu kèm theo, ngoài 1 mẫu được Chứng từ nộp lệ phí nộp đơn (01 bản);
  • Tài liệu chứng minh quyền sử dụng.
  • Các tài liệu khác (nếu có).

Tuy nhiên, chỉ cá nhân, tổ chức Việt Nam mới có thể tự nộp đơn đăng ký nhãn hiệu. Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ có thể nộp đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu tại Việt Nam thông qua một tổ chức Đại diện sở hữu trí tuệ như Công ty luật SBLAW.

Tham khảo thêm >> Thủ tục bảo hộ thương hiệu tại Việt Nam

SBLAW tư vấn về bảo hộ thương hiệu và các tài sản trí tuệ khác một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả:
Quý khách cần sử dụng dịch vụ bảo hộ tài sản trí tuệ, vui lòng liên hệ trực tiếp đến.
  • Điện thoại - Chat Zalo
  • Email address
Tin tức liên quan