NHÃN HIỆU “NHÔM VIỆT PHÁP” VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN

Tác giả: Bảo hộ thương hiệu 268 lượt xem Đăng ngày 27/10/2021

Luật sư Nguyễn Thanh Hà, chủ tịch SBLAW có phần trả lời phỏng vấn báo Đầu tư về vấn đề xử lý vi phạm nhãn hiệu.

Mời các bạn xem nội dung bài phỏng vấn tại đây:

 

1. Trong thời gian vừa qua, xuất hiện tình trạng có tới gần 30 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh có thương hiệu “nhôm Việt Pháp”. Trong khi đó, các sản phẩm lại có mẫu mã và chất lượng khác nhau. Điều này khiến cho người tiêu dùng không biết đâu là hàng thật, hàng giả. Theo ông, xuất phát từ nguyên nhân gì dẫn đến việc có tới 30 doanh nghiệp sử dụng được cụm từ “nhôm Việt Pháp” này?

 

“Nhôm Việt Pháp” là thương hiệu đã có mặt trên thị trường từ lâu và được biết là một thương hiệu lớn trong lĩnh vực vật liệu xây dựng. Theo đó, các doanh nghiệp muốn “dựa hơi” vào thương hiệu này để kinh doanh và phát triển. Vì vậy, họ đã đăng ký thành lập Công ty có cụm từ “Nhôm Việt Pháp” và sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình.

Tại Điều 17 Luật Doanh nghiệp quy định “Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp không được đặt tên doanh nghiệp trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc…”

Theo quy định này và thực tiễn thì việc đăng ký thành lập doanh nghiệp không được đặt tên trùng (ở đây được hiểu là trùng hoàn toàn) còn việc đăng ký tên thương mại, là dấu hiệu tên phân biệt là được. Vì vậy, sẽ dẫn đến việc các doanh nghiệp có tên thương mại phân biệt trùng nhau, chỉ khác nhau về loại hình và các dấu hiệu chung chung không có khả năng phân biệt khác.

Như vậy, có 02 lý do dẫn đến việc có tới 30 doanh nghiệp sử dụng được cụm từ “nhôm Việt Pháp” là thực tiễn phát triển của thương hiệu này và quy định chưa chặt chẽ của Luật doanh nghiệp Việt Nam đối với việc đặt tên doanh nghiệp.

2. Liên quan đến việc đăng ký thương hiệu “nhôm Việt Pháp”, theo tìm hiểu của Đầu tư Bất động sản, có tình trạng tại Cục Sở hữu trí tuệ, nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh liên quan đến nhôm ra đời đầu tiên và xây dựng thương hiệu. Nhưng họ “quên” không đăng ký nhãn hiệu sản phẩm. Do đó, có doanh nghiệp thành lập sau lại “nhanh tay” đăng ký nhãn hiệu giống với sản phẩm của đơn vị sản xuất trước đó. Vậy doanh nghiệp ra đời trước được bảo vệ như thế nào và doanh nghiệp ra đời sau đăng ký nhãn hiệu có đúng luật?

 

Theo quy định tại Điều 90 Luật SHTT về Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên thì cá nhân, pháp nhân nào có ngày nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trước thì sẽ được bảo hộ nếu đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ.

Một doanh nghiệp ra đời và phát triển gắn liền với thương hiệu của Công ty, nhưng vì chưa nắm rõ được tầm quan trọng của việc bảo hộ nhãn hiệu nên đã “quên” hoặc không tiến hành đăng ký. Đây cũng là một trong các thiếu sót của các doanh nghiệp trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Do đó, khi doanh nghiệp thành lập sau lại “nhanh tay” đăng ký nhãn hiệu này và được bảo hộ.

Theo pháp luật về sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại sẽ được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó mà không cần phải đăng ký với cơ quan sở hữu trí tuệ. Theo đó, tên thương mại sẽ được bảo hộ nếu có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên thương mại đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh. Lúc này, doanh nghiệp thành lập trước có thể tự bảo vệ quyền của mình bằng cách chứng minh thương hiệu này đã được đăng ký và sử dụng là tên thương mại. Đồng thời tiến hành thủ tục hủy hiệu lực văn bằng nhãn hiệu của doanh nghiệp thành lập sau và tiến hành đăng ký bảo hộ tên thương mại là nhãn hiệu tại Cục SHTT.

Xét đến việc doanh nghiệp thành lập sau đăng ký nhãn hiệu là tên thương mại trùng với doanh nghiệp đã thành lập trước đó sẽ là đúng luật nếu doanh nghiệp này không biết đến sự tồn tại và không có mối liên hệ với doanh nghiệp trước. Còn ngược lại thì doanh nghiệp sau bị coi là có hành vi đăng ký chiếm quyền.

 

3. Việc có hàng loạt công ty đăng ký tên thương mại có cụm từ “nhôm Việt Pháp” việc này có vi phạm luật sở hữu trí tuệ vì lợi dụng hình ảnh, thương hiệu sản phẩm đã có sẵn trên thị trường?

 

Việc có hàng loạt công ty đăng ký tên thương mại có cụm từ “nhôm Việt Pháp” việc này vi phạm luật sở hữu trí tuệ vì lợi dụng hình ảnh, thương hiệu sản phẩm đã có sẵn trên thị trường. Bởi các sản phẩm của mỗi doanh nghiệp có mẫu mã và chất lượng khác nhau. Điều này khiến cho người tiêu dùng không biết đâu là hàng thật, hàng giả.

 

Doanh nghiệp đã đăng ký và được bảo hộ tên thương mại là nhãn hiệu có quyền yêu cầu và  xử lý vi phạm đối với hành vi xam phạm nhãn hiệu của các doanh nghiệp sau đăng ký tên thương mại trùng với nhãn hiệu của Công ty mình.

 

4. Hai công ty nộp đơn đăng ký nhãn hiệu sản phẩm trùng nhau có cụm từ “nhôm Việt Pháp” tại hai thời điểm khác nhau. Nhưng, công ty nộp đơn sau lại được còn công ty nộp đơn trước không. Vậy có đúng luật không?

 

Trong trường hợp này, để kết luận đúng sai phải dựa vào tài liệu thực tế của hồ sơ đơn đăng ký nhãn hiệu tại Cục SHTT.

 

Theo quy định tại Điều 90 Luật SHTT về Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên thì cá nhân, pháp nhân nào có ngày nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trước thì sẽ được bảo hộ nếu đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ. Các đơn đăng ký sau sẽ bị từ chối bảo hộ vì gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được bảo hộ trước đó.

 

Tuy nhiên, không loại trừ trường hợp đơn đăng ký sau nhưng được cấp văn bằng bảo hộ, còn đơn đăng ký nhãn hiệu không được bảo hộ vì đã không thực hiện bước cuối cùng là nộp phí thông báo cấp bằng và có quyết định từ chối. Lúc này đơn đăng ký sau lại được bảo hộ.

 

5. Cùng một ý tưởng về nhãn hiệu của một công ty do 2 người cùng nghĩ ra và đi đăng ký nhãn hiệu. Tuy nhiên, trong quá trình chờ đợi giải quyết đien thì một người tự tách ra khỏi công ty và âm thầm đi đăng ký nhãn hiệu trước đó thành của riêng mình. Vậy có đúng với luật sở hữu trí tuệ, ý tưởng, bản quyền?

 

Theo quy định Luật sở hữu trí tuệ thì cá nhân, pháp nhân nào có ngày nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trước thì sẽ được bảo hộ nếu đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ. Cục SHTT không có trách nhiệm tìm kiếm dữ liệu về việc nộp đơn này có “hợp lý hợp tình” hay không mà Cục SHTT sẽ thẩm định dựa trên dữ liệu và quy định của luật đối với nhãn hiệu. Vì vậy, theo quy định thì hành vi đăng ký nhãn hiệu nói trên của người tách khỏi Công ty vi phạm luật sở hữu trí tuệ và xét về mặt “tình” thì đây bị coi là hành vi đăng ký để chiếm quyền.

 

Lúc này thành viên còn lại có thể nộp yêu cầu phản đối cấp đối với nhãn hiệu này hoặc không phản đối thì nhãn hiệu đăng ký sau này chắc chắn sẽ bị Cục từ chối.

 

6. – Việc một công ty sản xuất nhôm Việt Nam. Nhưng lại gia sản xuất sản phẩm cho một cty khác ở nước ngoài và xuất sản phẩm đó ra nước ngoài. Liệu có vấn đề gian lận thương mại ở đây không?

 

Nội dung  này liên quan đến hợp OEM (Original Equipment Manufacturer) thường được dùng để chỉ các công ty thực hiện các công việc sản xuất theo thiết kế, thông số kỹ thuật được đặt trước và bán sản phẩm cho công ty khác. Một cách dễ hiểu hơn, công ty OEM sẽ sản xuất “giúp” cho công ty khác. Sản phẩm được đưa ra thị trường dưới thương hiệu của công ty đặt làm sản phẩm.

Vì vậy, nếu có hợp đồng OEM thì không bị đánh giá là thương mại gian lận.

 

7. Luật sư có khuyến cáo như thế nào đối với doanh nghiệp trong việc đăng ký nhãn hiệu sảm phẩm, thương hiệu công ty và bảo vệ nó?

 

Việc đăng ký nhãn hiệu để được bảo hộ gắn liền với sản phẩm/dịch vụ kinh doanh của Công ty là vô cùng quan trọng và có giá trị lớn. Vì vậy, Tôi khuyến cáo các doanh nghiệp nên:

 

ü  Tiến hành luôn đăng ký nhãn hiệu sau khi thành lập doanh nghiệp;

ü  Tiến hành các biện pháp ngăn chặn các hành vi làm giả, làm nhái, xâm phạm nhãn hiệu phương hại đến nhãn hiệu của mình của các cá nhân, doanh nghiệp khác

    Gặp Luật Sư Sở Hữu Trí Tuệ Để Được Tư Vấn

    Bảo hộ Thương hiệu - Sáng chế Kiểu dáng - Nhượng quyền - Xử lý vi phạm

    Bài viết cùng chủ đề:

    Tòa án: ‘Nhựa Bình Minh và Bình Minh Việt không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng’
    62 lượt xem 25/04/2025

    SBLAW xin trân trọng trích dẫn lại bài viết trên báo Tuổi Trẻ Online của tác giả Tuyết Mai về chủ đề Tòa án: ‘Nhựa Bình Minh và Bình Minh Việt không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng’. Kính mời Quý độc giả theo dõi nội dung bài viết dưới đây: Ngày 25-4, TAND...

    Sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa bột giả sẽ chịu chế tài gì?
    190 lượt xem 19/04/2025

    Bộ Công an vừa triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa bột giả quy mô lớn trên địa bàn Hà Nội, luật sư Nguyễn Thị Ngọc Hà, Giám đốc khối tư vấn luật SBLAW đã dành cho bản tin Vnews – Thông tấn xã bài trả lời phỏng vấn xoay quay...

    Đã đến lúc sửa đổi Luật để gắn trách nhiệm của các Kols trong hoạt động quảng cáo.
    275 lượt xem 19/04/2025

    Một câu chuyện nóng trong những ngày gần đây đó là việc nhiều nghệ sỹ, người có tầm ảnh hưởng quảng cáo cho những sản phẩm kém chất lượng. Bản thân họ đã miệt mài và nghiêm túc trong nhiều năm để gây dựng tên tuổi để nổi tiếng, nhưng khi đã có tên tuổi...

    Bắc Ninh: Thu giữ trên 200.000 lon bò húc có dấu hiệu xâm phạm quyền nhãn hiệu Redbull
    195 lượt xem 05/12/2024

    [Baohothuonghieu.com] Lực lượng Quản lý thị trường vừa kiểm tra, thu giữ trên 200.000 sản phẩm lon bò húc có dấu hiệu xâm phạm quyền nhãn hiệu Redbull, chuẩn bị đưa đi tiêu thụ. Tổng cục Quản lý thị trường cho biết, triển khai biên bản hợp tác giữa Tập đoàn TCP Thái Lan –...

    Xử phạt Tập đoàn Thắng Phát do sản xuất, đóng gói hàng hóa vi phạm nhãn hiệu sơn Maxten
    69 lượt xem 02/12/2024

    [Baohothuonghieu.com] Công ty TNHH Tập đoàn Thắng Phát được xác định đã thực hiện hành vi vi phạm về sản xuất, đóng gói hàng hóa xâm phạm nhãn hiệu sơn Maxten. Ngày 29/11, thông tin từ UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, trên cơ sở đề xuất của Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc...

    Giải pháp nào cho tình trạng vi phạm bản quyền trên môi trường số
    139 lượt xem 08/11/2024

    Sáng tạo nội dung số là mảnh đất mới đầy tiềm năng dành cho các doanh nghiệp, nhà sản xuất nội dung, các tổ chức, cá nhân và các nhãn hàng trên toàn thế giới. Tuy nhiên, sân chơi này cũng đặt ra bài toán về bảo vệ bản quyền đối với sản phẩm nội...

    Tổng hợp 26 vụ tranh chấp về nhãn hiệu, sở hữu trí tuệ
    247 lượt xem 08/10/2023

    [Baohothuonghieu.com] Tranh chấp về nhãn hiệu là một vấn đề phổ biến trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, đặc biệt trong môi trường kinh doanh cạnh tranh ngày nay. Khi hai hoặc nhiều bên cùng sử dụng hoặc đăng ký một nhãn hiệu tương tự, dẫn đến xung đột về quyền lợi, tranh chấp...

    Điểm mới về tội phạm sở hữu trí tuệ trong Bộ luật hình sự 2015
    46 lượt xem 06/03/2023

    [Baohothuonghieu.com] – 3 Điểm mới về tội phạm sở hữu trí tuệ trong Bộ luật hình sự 2015 Thứ nhất: Bộ luật hình sự 2015 đã bỏ Tội vi phạm quy định về cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, trong Bộ luật hình sự 1999 thì tội danh này nằm trong...

    Hành vi buôn bán hàng giả, hàng nhái sẽ bị xử lý như thế nào?
    647 lượt xem 22/08/2022

    Câu hỏi:Thưa Quý Công ty, tôi có thắc mắc về việc “Buôn bán hàng giả, hàng nhái kém chất lượng như bánh trung thu sẽ bị xử phạt như nào?”.  Công ty Luật TNHH SB Law cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến...

    Giải pháp bảo hộ nhãn hiệu đối vụ việc của công ty không có quyền đăng ký nhãn hiệu
    778 lượt xem 18/03/2022

    Câu hỏi: Công ty tôi tại Trung Quốc chuyên sản xuất các sản phẩm phụ kiện máy tính mang nhãn hiệu KINGMAN, nhãn hiệu KINGMAN đang còn hiệu lực bảo hộ tại Trung Quốc. Năm 2017, công ty B (Việt Nam) ký hợp đồng làm đại lý nhập khẩu và phân phối sản phẩm phụ...

    Hàng hoá nhập lậu là gì?
    926 lượt xem 31/10/2021

    Hàng hoá nhập lậu là gì? Câu hỏi: Xin hỏi luật sư là cơ sở nào để xác định hàng hoá nhập lậu theo luật Việt Nam? Luật sư trả lời: Theo quy định tại Nghị định 185/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán...

    Quy định pháp luật về giám định về sở hữu trí tuệ
    622 lượt xem 31/10/2021

    Quy định pháp luật về giám định về sở hữu trí tuệ. Viện Khoa học sở hữu trí tuệ (Viện KH SHTT) có chức năng thực hiện giám định về sở hữu công nghiệp được quy định trong Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Viện KH SHTT được ban hành kèm theo Quyết...

    SBLAW tham gia Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam
    864 lượt xem 31/10/2021

    SBLAW đã tham gia là thành viên Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam HotlineEmailTwitterYoutubeLinkedInFacebookZalo

    Giám định yếu tố vi phạm thương hiệu, tài sản sở hữu trí tuệ
    609 lượt xem 30/10/2021

    Giám định yếu tố vi phạm thương hiệu, tài sản sở hữu trí tuệ Khi chủ sở hữu thương hiệu, nhãn hiệu hoặc các tài sản trí tuệ như sáng chế, kiểu dáng, bản quyền tác giả nếu nhận thấy có hành vi xâm phạm quyền của bên thứ ba, chủ sở hữu có thể...

    Cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ
    502 lượt xem 30/10/2021

    Hiện nay, trong lĩnh vực thương mại, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh và bảo vệ cạnh tranh lành mạnh đã được quy định trong Luật cạnh tranh. Tuy nhiên, trong Luật sở hữu trí tuệ, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh cũng được quy định hết sức cụ thể, nhằm...

    Xử lý vi phạm kiểu dáng công nghiệp
    538 lượt xem 29/10/2021

    [Baohothuonghieu.com] – Dịch vụ xử lý vi phạm kiểu dáng công nghiệp tại SBLAW đảm bảo mang lại sự chuyên nghiệp và hiệu quả nhất cho quý khách hàng. Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý hàng đầu, chúng tôi cam kết hỗ trợ quý khách hàng từ việc thu thập thông...

    0904.340.664