đăng ký sáng chế tại việt nam

[Baohothuonghieu.com] - Trong thời đại ngày nay, sự đổi mới và sáng tạo đóng vai trò quan trọng trong việc định hình tương lai của xã hội và kinh tế. Với tâm huyết và ý tưởng độc đáo, tôi xin đăng ký sáng chế nhằm góp phần vào cuộc cách mạng công nghiệp và phát triển bền vững. Khát vọng tạo nên những giải pháp tiên tiến và có ý nghĩa cho cộng đồng, tôi đưa ra đề xuất đăng ký sáng chế, hy vọng sẽ là bước tiến quan trọng trong việc giải quyết những thách thức hiện nay và mang lại lợi ích lâu dài cho xã hội. Cùng Baohothuonghieu.com tìm hiểu thủ tục đăng ký sáng chế dưới đây.

Điều kiện đăng ký bảo hộ sáng chế

Để một ý tưởng được công nhận là sáng chế và được bảo vệ bởi pháp luật, nó phải đáp ứng 3 điều kiện chính:

  • Có tính mới: Ý tưởng đó phải chưa từng được ai nghĩ ra hoặc công bố trước đó.
  • Có tính sáng tạo: Ý tưởng phải hay và độc đáo, không phải ai cũng nghĩ ra được.
  • Có khả năng áp dụng công nghiệp: Ý tưởng phải có thể ứng dụng vào thực tế, mang lại lợi ích cho cuộc sống.

Nếu ý tưởng của bạn đáp ứng đủ 3 điều kiện trên, bạn mới có thể đăng ký bảo hộ sáng chế.

Đăng ký sáng chế nhằm bảo hộ tài sản trí tuệ và khai thác thương mại. Mục đích đầu tiên và cũng là mục đích quan trọng nhất của việc đăng ký sáng chế đó là nhằm đảm vệ tài sản trí tuệ của cá nhân, tổ chức tạo ra nó.

Sáng chế là một giải pháp kỹ thuật (có thể dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình hoặc kết hợp cả hai), do con người tạo ra để phục vụ cho đời sống. Lưu ý để phân biệt với "phát minh" là những gì con người phát hiện ra, nhận thức được đã tồn tại sẵn trong tự nhiên, không do con người tạo ra.

Trong thời hạn bảo hộ sáng chế, chủ sở hữu sáng chế có quyền độc quyền sử dụng, chuyển nhượng hoặc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế của mình, bất kỳ bên thứ ba nào khai thác sáng chế mà không được phép của chủ sở hữu sẽ bị coi là xâm phạm quyền của chủ sở hữu và sẽ bị xử lý theo pháp luật. Khi có tranh chấp xảy ra, văn bằng bảo hộ độc quyền sáng chế là chứng cứ chứng minh quyền sở hữu độc quyền của chủ sở hữu.

Bằng việc khai thác và sử dụng độc quyền sáng chế, chủ sáng chế có thể được bù đắp các đầu tư về vật chất và trí tuệ và được hưởng lợi nhuận từ việc khai thác thành qủa sáng tạo của mình.

Theo pháp luật hiện hành, chủ sở hữu sáng chế có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các hành vi xâm phạm sáng chế đã được bảo hộ của mình.

Quyền đăng ký giải pháp hữu ích
Quyền đăng ký sáng chế

Quyền sáng chế và đăng ký sáng chế

Quyền sáng chế là quyền hợp pháp của cá nhân hoặc tổ chức được cấp văn bằng bảo hộ cho sáng chế của mình, cho phép họ ngăn chặn người khác sử dụng, sản xuất, hoặc bán sản phẩm hoặc quy trình đã được cấp bằng sáng chế mà không có sự đồng ý.

Quyền đăng ký bảo hộ sáng chế

Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, để được cấp quyền sáng chế, sáng chế đó phải đáp ứng ba điều kiện chính: tính mới, trình độ sáng tạo, và khả năng áp dụng công nghiệp.

  • Tính mới: Sáng chế phải chưa từng được công bố hoặc sử dụng công khai trước thời điểm nộp đơn. Điều này có nghĩa là nếu một sản phẩm hoặc quy trình đã được biết đến hoặc sử dụng trước đó, nó sẽ không đủ điều kiện để được cấp bằng sáng chế.
  • Trình độ sáng tạo: Sáng chế phải có sự khác biệt đáng kể so với các giải pháp đã biết trước đó, không thể dễ dàng bị phát hiện bởi người có hiểu biết trung bình trong lĩnh vực kỹ thuật tương ứng.
  • Khả năng áp dụng công nghiệp: Sáng chế cần có khả năng được sản xuất hoặc áp dụng trong thực tế, tức là phải có thể chế tạo ra sản phẩm hoặc thực hiện quy trình một cách ổn định và hiệu quả.

Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu

Chủ sở hữu quyền sáng chế có quyền:

  • Ngăn cản người khác sử dụng, sản xuất, hoặc bán sáng chế mà không có sự đồng ý.
  • Chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc cấp giấy phép cho bên thứ ba sử dụng sáng chế.
  • Được bồi thường thiệt hại nếu quyền lợi bị xâm phạm.
  • Tuy nhiên, chủ sở hữu cũng có nghĩa vụ phải duy trì tính mới và bảo vệ quyền lợi của mình bằng cách theo dõi và ngăn chặn các hành vi xâm phạm.

Quyền sáng chế đóng vai trò quan trọng trong việc khuyến khích đổi mới và phát triển công nghệ. Việc hiểu rõ về quyền và nghĩa vụ liên quan đến sáng chế sẽ giúp các nhà sáng chế bảo vệ tài sản trí tuệ của mình một cách hiệu quả, đồng thời góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.

Đăng ký sáng chế
Thủ tục đăng ký sáng chế tại Việt Nam

Hồ sơ đăng ký bảo hộ sáng chế

– Tờ khai đăng ký sáng chế, đánh máy theo mẫu số 01-SC Phụ lục A của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN;

– Bản mô tả sáng chế; [Bản mô tả sáng chế phải đáp ứng quy định tại điểm 23.6 Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN, bản mô tả sáng chế phải được trình bày đầy đủ, rõ ràng bản chất của sáng chế theo các nội dung sau:

+ Tên sáng chế;

+ Lĩnh vực sử dụng sáng chế;

+ Tình trạng kỹ thuật của lĩnh vực sử dụng sáng chế;

+ Bản chất kỹ thuật của sáng chế;

+ Mô tả vắn tắt các hình vẽ kèm theo (nếu có);

+ Mô tả chi tiết các phương án thực hiện sáng chế;

+ Ví dụ thực hiện sáng chế;

+ Những lợi ích (hiệu quả) có thể đạt được (nếu có).

– Yêu cầu bảo hộ sáng chế;

– Chứng từ nộp phí, lệ phí.

Các tài liệu khác (nếu có)

  • 02 bản Tóm tắt sáng chế [Tóm tắt sáng chế không được vượt quá 150 từ và phải được tách thành trang A4 riêng. Bản tóm tắt sáng chế không bắt buộc phải nộp tại thời điểm nộp đơn và người nộp đơn có thể bổ sung sau].
  • Giấy ủy quyền (nếu đơn đăng ký sáng chế được nộp thông qua tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);
  • Giấy chuyển nhượng quyền nộp đơn (nếu có);
  • Tài liệu xác nhận quyền đăng ký (nếu thụ hưởng từ người khác);
  • Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn đăng ký sáng chế có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).
Đăng ký sáng chế
Thủ tục đăng ký sáng chế tại Việt Nam

Vậy, phải nộp đơn đăng ký sáng chế ở đâu?

Nộp hồ sơ đăng ký sáng chế ở đâu? Theo quy định của pháp luật, để cho sáng chế để có thể được xem xét việc cấp Bằng độc quyền sáng chế thì cần phải tiến hành việc nộp đơn đăng ký .

Đối với các tổ chức và cá nhân tại Việt Nam thì việc nộp hồ sơ đăng ký có thể được tiến hành nộp trực tiếp/gửi qua bưu điện bộ hồ sơ đăng ký tới Cục Sở Hữu Trí Tuệ hoặc Văn phòng đại diện của Cục Sở Hữu Trí Tuệ thuộc Bộ Khoa Học Công Nghệ. Việc nộp đơn trực tuyến cũng là một lựa chọn khi tổ chức và cá nhân tiến hành lập tài khoản tại Cổng Dịch vụ công của Cục Sở hữu trí tuệ, tuy nhiên, hiện nay việc nộp đơn trực tuyến đang tạm dừng dịch vụ do Cổng Dịch vụ công đang được bảo trì.

Tổ chức và cá nhân Việt Nam không bắt buộc phải thông qua các tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ để tiến hành nộp đơn, tuy nhiên, đây là một công việc đòi hỏi kiến thức, kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao, tổ chức và cá nhân nên tìm đến các luật sư, các tổ chức đại diện để được tư vấn về quy trình, cách thức nộp đơn để bảo đảm tiến hành thủ tục một cách nhanh chóng, hiệu quả.... Ngoài ra việc này cũng sẽ đảm được khả năng đăng ký thành công cao hơn khi các luật sư, tổ chức đại diện sẽ tiến hành theo dõi sát sao tiến độ của đơn đăng ký trong quá trình thẩm định cho đến khi được cấp bằng.

Nộp hồ sơ đăng ký sáng chế ở đâu
Nộp hồ sơ đăng ký sáng chế ở đâu?

Đối với các tổ chức và cá nhân ngoài lãnh thổ Việt Nam, việc tiến hành nộp hồ sơ đăng ký bắt buộc phải thông qua các tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ tại Việt Nam. Các tổ chức tại diện sở hữu trí tuệ, được sự ủy quyền của tổ chức và cá nhân nước ngoài, sẽ tiến hành nộp đơn đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Tương tự, việc các tổ chức và cá nhân Việt Nam muốn nộp hồ sơ đăng ký tại các quốc gia ngoài lãnh thổ Việt Nam sẽ phải thông qua các tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ ở các quốc gia sở tại mà tổ chức và cá nhân Việt Nam đó muốn nộp hồ sơ đăng ký.

Trụ sở chính Cục Sở Hữu Trí Tuệ

  • Địa chỉ: 384-386, đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội

Văn Phòng đại diện Cục Sở Hữu Trí Tuệ

  • Địa chỉ: 27B đường Nguyễn Thông, Phường 7, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Dịch vụ tư vấn bảo hộ sáng chế vui lòng liên hệ đại diên: Công ty luật SBLAW.
  • Địa chỉ: Tầng 3, Toà nhà Kinh Đô, 292 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội
Dịch vụ đăng ký sáng chế
Dịch vụ đăng ký sáng chế uy tín chuyên nghiệp tại SBLAW

Thủ tục đăng ký sáng chế tại Việt Nam

Thủ tục đăng ký sáng chế tại Việt Nam bao gồm 5 bước như sau:

Bước 1: Tiếp nhận đơn

Đơn đăng ký có thể được nộp trực tiếp tại trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc gửi qua bưu điện đến 2 văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

Quy trình đăng ký sáng chế theo Hiệp ước PCT tại Việt Nam
Quy trình đăng ký sáng chế tại Việt Nam

Bước 2: Thẩm định hình thức đơn

Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định hình thức của đơn để xác định đơn có đáp ứng được các quy định về hình thức hay không. Sau đó, Cục sẽ ra quyết định chấp nhận hoặc từ chối chấp nhận đơn.

  • Trong trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ chấp nhận đơn.
  • Trong trường hợp đơn không hợp lệ, Cục sẽ thông báo dự định từ chối đơn và cung cấp lý do cụ thể. Người nộp đơn được 2 tháng để phản đối hoặc sửa chữa. Nếu không có phản đối hoặc sửa chữa không đạt yêu cầu, Cục sẽ từ chối đơn.

Bước 3: Công bố đơn

Đơn hợp lệ sau khi được chấp nhận sẽ được công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp.

Tại sao cần phải đăng ký sáng chế?
Tại sao cần phải đăng ký sáng chế?

Bước 4: Thẩm định nội dung đơn

Nếu cần, thẩm định nội dung đơn sẽ được tiến hành để đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng trong đơn theo các điều kiện bảo hộ.

Bước 5: Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ

  • Nếu đối tượng không đáp ứng được các yêu cầu, Cục sẽ từ chối cấp văn bằng bảo hộ.
  • Nếu đối tượng đáp ứng các yêu cầu và người nộp đơn đã nộp phí đầy đủ, đúng hạn, Cục sẽ cấp văn bằng bảo hộ và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp.
Thủ tục đăng ký sáng chế tại Việt Nam
Thủ tục đăng ký sáng chế tại Việt Nam
Tư vấn bảo hộ sáng chế tại Việt Nam
Tư vấn bảo hộ sáng chế tại Việt Nam

Dịch vụ đăng ký sáng chế tại SBLAW

Dịch vụ đăng ký sáng chế do SB Law cung cấp đã đem lại sự hài lòng cho nhiều Khách hàng.

Vui lòng gọi luật sư sáng chế số 0904340664 để biết chi tiết nếu bạn cần đăng ký sáng chế tại Việt Nam và quốc tế.

Các công việc được uỷ quyền

  • Tư vấn thủ tục đăng ký sáng chế tại Việt Nam trước khi nộp đơn;
  • Soạn thảo tất cả các biểu mẫu liên quan đến thủ tục đăng ký sáng chế tại Việt Nam để Khách hàng ký;
  • Chuẩn bị hồ sơ đăng ký và thực hiện việc đăng ký sáng chế tại Việt Nam;
  • Theo dõi Đơn đã nộp và báo cáo định kỳ cho Khách hàng về tình trạng của Đơn (tương ứng với từng giai đoạn thẩm định Đơn tại Việt Nam);
  • Thông báo, tư vấn và xử lý các thiếu sót/từ chối của Cục Sở hữu trí tuệ (nếu có) trong quá trình theo dõi đơn;
  • Nhận Bằng độc quyền sáng chế và bàn giao cho Khách hàng khi nhận được Văn bằng độc quyền sáng chế;
  • Cập nhật ngày hiệu lực của văn bằng sáng chế vào hệ thống dữ liệu của SBLAW và sẽ nhắc nhở Khách hàng gia hạn văn bằng đúng thời hạn.
Thủ tục đăng ký đăng ký giải pháp hữu ích
Thủ tục đăng ký đăng ký bảo hộ sáng chế

Tư vấn đăng ký sáng chế tại Việt Nam trên truyền hình

Mời quý khách theo dõi nội dung tư vấn của Luật sư Nguyễn Thanh Hà - Chủ tịch công ty luật SBLAW về thủ tục đăng ký sáng chế tại Việt Nam dưới đây

Tư vấn bảo hộ sáng chế tại Việt Nam
Tư vấn bảo hộ sáng chế tại Việt Nam

Trên đây là những thông tin quan trọng về thủ tục đăng ký sáng chế tại Việt Nam. Hi vọng những thông tin này giúp ích cho quý khách hàng trong quá trình đăng ký sáng chế. SBLAW là một trong những đơn vị uy tín cung cấp dịch vụ đăng ký sáng chế tại Việt Nam. Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm và am hiểu sâu về luật sở hữu trí tuệ, SBLAW cam kết hỗ trợ khách hàng trong suốt quá trình đăng ký và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Mọi chi tiết liên hệ nếu quý khách cần sử dụng dịch vụ đăng ký sáng chế:

Đại diện Sở hữu trí tuệ SBLAW

  • Điện thoại: 0904340664 (Chat Zalo/Message)
  • Gửi nhu cầu email: baohothuonghieu@sblaw.com.vn

Tham khảo thêm >> Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu

BÀI VIẾT VỀ SÁNG CHẾ