Bảo hộ GPHI ở Việt Nam theo pháp luật hiện hành

Về cơ chế bảo hộ hiện tại tại Việt Nam, Giải pháp hữu ích(GPHI) không còn được xem là một đối tượng SHCN độc lập mà thay vào đó được bảo hộ trong hệ thống bảo hộ sáng chế với hình thức cấp văn bằng là Bằng độc quyền GPHI. Việc hợp nhất hai đối tượng này trong cùng một hệ thống với cùng một đối tượng bảo hộ, cùng mức phí đăng ký và cùng quy trình thẩm định (bao gồm thẩm định hình thức, công bố và thẩm định nội dung), cùng các nguyên tắc cơ bản (nguyên tắc nộp đơn đầu tiên, nguyên tắc ưu tiên...) và khả năng chuyển đổi yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ giữa hai loại hình cho thấy tính linh hoạt của việc đăng ký và bảo hộ sáng chế ở Việt Nam. Dưới đây là một số điểm lưu ý quan trọng:

Thứ nhất

Trong khi một số quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc... chỉ bảo hộ loại hình này cho sản phẩm, giới hạn ở hình dạng hoặc cấu trúc của sản phẩm trong một số lĩnh vực kỹ thuật nhất định, thì đối tượng bảo hộ GPHI ở Việt Nam đa dạng hơn, bao gồm cả sản phẩm và quy trình. Điều kiện bảo hộ cho giải pháp kỹ thuật được cấp Bằng độc quyền GPHI nếu không phải là hiểu biết thông thường, đáp ứng điều kiện về tính mới thế giới và khả năng áp dụng công nghiệp. Điều kiện về trình độ sáng tạo hay tính không hiển nhiên, không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng không được đặt ra nên khả năng được cấp văn bằng bảo hộ sẽ cao hơn.

Bảo hộ GPHI tại Việt Nam theo pháp luật hiện hành
Bảo hộ GPHI tại Việt Nam theo pháp luật hiện hành

Tham khảo thêm  >> Thời gian, hiệu lực và thủ tục đăng ký giải pháp hữu ích

Thứ hai

Đơn sáng chế quốc tế theo PCT nộp vào giai đoạn quốc gia Việt Nam hoặc đơn nộp trực tiếp vào Việt Nam có thể đăng ký dưới dạng đơn sáng chế yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế hoặc đơn sáng chế yêu cầu cấp bằng độc quyền GPHI. Để phân biệt hai loại đơn, Cục SHTT cấp số đơn có định dạng 1-YYYY-XXXXX cho đơn sáng chế và định dạng 2-YYYY-XXXXX cho đơn sáng chế yêu cầu cấp bằng độc quyền GPHI.

Thứ ba

Quy trình, thủ tục đăng ký và lệ phí đăng ký của hai loại hình bảo hộ là như nhau. Giống như đơn đăng ký bảo hộ Bằng độc quyền sáng chế, đơn đăng ký bảo hộ GPHI cũng phải trải qua giai đoạn thẩm định hình thức và thẩm định nội dung và chỉ được cấp văn bằng bảo hộ khi đáp ứng các điều kiện bảo hộ. Do điều kiện bảo hộ bớt khắt khe hơn, thời gian thẩm định đơn yêu cầu cấp văn bằng GPHI thường nhanh hơn.

Thứ tư

pháp luật SHTT hiện hành cho phép chủ đơn được chuyển đổi loại hình đăng ký bảo hộ trước khi Cục SHTT ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ hoặc thông báo từ chối cấp văn bằng. Về cách thức nộp yêu cầu chuyển đổi, chủ đơn cần thực hiện thủ tục riêng biệt.

Thứ năm

Về quy trình xử lý đơn chuyển đổi của Cục SHTT: đơn chuyển đổi mang số đơn mới và được lấy ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên của đơn ban đầu. Do Cục SHTT không thực hiện lại các công việc thẩm định đã tiến hành trước khi có yêu cầu chuyển đổi nên sẽ sớm có kết luận cuối cùng về khả năng bảo hộ. Lưu ý là đơn ban đầu bị coi như được rút bỏ tại thời điểm nộp yêu cầu chuyển đổi đơn.

Theo quan điểm của tác giả, cơ chế bảo hộ GPHI hiện hành mang nhiều ưu điểm cho các chủ đơn, đặc biệt là chủ đơn Việt Nam và nước ngoài, cũng như cho cơ quan quản lý là Cục SHTT.

Tham khảo thêm >> Dịch vụ Đăng ký sáng chế tại SBLAW

SBLAW tư vấn về bảo hộ thương hiệu và các tài sản trí tuệ khác một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả:
Quý khách cần sử dụng dịch vụ bảo hộ tài sản trí tuệ, vui lòng liên hệ trực tiếp đến.
  • Điện thoại - Chat Zalo
  • Email address
Tin tức liên quan

Bảo hộ sáng chế trong TPP

SBLAW tư vấn Bảo hộ sáng chế trong TPP Sáng chế là một đối tượng bảo hộ quan trọng trong phần sở hữu trí tuệ