Chủ thể và hình thức chuyển giao công nghệ

Chuyển giao công nghệ giúp đẩy mạnh chuyển giao công nghệ tiên tiến, công nghệ cao từ nước ngoài vào nước ta; khuyến khích chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài. Việc chuyển giao công nghệ do chủ thể nào thực hiện được thực hiện dưới phương thức nào . Bài viết dưới đây SB Law sẽ cung cấp cho Quý độc giả một số thông tin liên quan đến Chủ thể và Hình thức chuyển giao công nghệ .

Chủ thể có quyền chuyển giao công nghệ 

Căn cứ theo Điều 7 Luật Chuyển giao công nghệ 2017, chủ thể có quyền chuyển giao công nghệ gồm:

- Chủ sở hữu công nghệ có quyền chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng công nghệ.

- Tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu công nghệ cho phép chuyển giao quyền sử dụng công nghệ có quyền chuyển giao quyền sử dụng công nghệ đó.

- Tổ chức, cá nhân có công nghệ là đối tượng sở hữu công nghiệp nhưng đã hết thời hạn bảo hộ hoặc không được bảo hộ tại Việt Nam có quyền chuyển giao quyền sử dụng công nghệ đó.

Đối tượng của chuyển giao công nghệ

 Đối tượng công nghệ được chuyển giao:

- Bí quyết kỹ thuật, bí quyết công nghệ (là thông tin được tích luỹ, khám phá trong quá trình nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh của chủ sở hữu công nghệ có ý nghĩa quyết định chất lượng, khả năng cạnh tranh của công nghệ, sản phẩm công nghệ);

- Phương án, quy trình công nghệ; giải pháp, thông số, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật; công thức, phần mềm máy tính, thông tin dữ liệu;

- Giải pháp hợp lý hoá sản xuất, đổi mới công nghệ.

-Máy móc, thiết bị đi kèm một trong các đối tượng quy định nêu trên.

 Đối tượng công nghệ được khuyến khích chuyển giao:

Là công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ sạch phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam được khuyến khích chuyển giao từ nước ngoài vào Việt Nam, chuyển giao trong nước khi đáp ứng một trong các yêu cầu sau đây:

- Tạo ra sản phẩm có chất lượng, có khả năng cạnh tranh cao hơn so với sản phẩm được tạo ra từ công nghệ cùng loại hiện có;

- Tạo ra sản phẩm quốc gia, trọng điểm, chủ lực từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong nước;

- Tạo ra dịch vụ, ngành, nghề sản xuất, chế tạo, chế biến sản phẩm mới; nuôi, trồng giống mới đã qua kiểm nghiệm;

-Tiết kiệm tài nguyên, năng lượng, nguyên liệu so với công nghệ cùng loại hiện có ở Việt Nam;

- Sản xuất, sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo; lưu trữ năng lượng hiệu suất cao;

- Tạo ra máy móc, thiết bị nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo; máy móc, thiết bị y tế, dược phẩm phục vụ khám, điều trị, bảo vệ sức khỏe con người, nâng cao chất lượng thể chất người Việt Nam;

-Phát hiện, xử lý, dự báo để phòng chống thiên tai, dịch bệnh; cứu hộ, cứu nạn; bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính;

- Sản xuất đồng bộ theo chuỗi có hiệu quả kinh tế - xã hội cao;

- Tạo ra sản phẩm sử dụng đồng thời cho quốc phòng,  ninh và dân dụng;

- Phát triển, hiện đại hóa nghề thủ công truyền thống.

Đối tượng công nghệ hạn chế chuyển giao:

Pháp luật quy định đối tượng công nghệ hạn chế chuyển giao trong một số trường hợp để nhằm mục đích:

- Bảo vệ lợi ích quốc gia;

- Bảo vệ sức khỏe con người;

- Bảo vệ giá trị văn hoá dân tộc;

- Bảo vệ động vật, thực vật, tài nguyên, môi trường;

- Thực hiện quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

 Đối tượng công nghệ cấm chuyển giao nếu:

Không đáp ứng quy định của pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo đảm sức khỏe con người, bảo vệ tài nguyên, môi trường và đa dạng sinh học;

-Tạo ra sản phẩm gây hậu quả xấu đến phát triển kinh tế - xã hội; ảnh hưởng xấu đến quốc phòng, an ninh, trật tự và an toàn xã hội;

-Công nghệ; máy móc, thiết bị kèm theo công nghệ không còn sử dụng phổ biến và chuyển giao ở các quốc gia đang phát triển và không đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;

-Công nghệ sử dụng hóa chất độc hại hoặc phát sinh chất thải không đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;

-Sử dụng chất phóng xạ, tạo ra chất phóng xạ không đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

-Cấm chuyển giao từ Việt Nam ra nước ngoài công nghệ thuộc Danh mục bí mật nhà nước, trừ trường hợp luật khác cho phép chuyển giao.

 

Hình thức chuyển giao công nghệ 

Chuyển giao công nghệ được thể hiện dưới các hình thức:

a. Hợp đồng chuyển giao công nghệ độc lập;

b. Phần chuyển giao công nghệ trong trường hợp sau đây:

-  Dự án đầu tư;

-  Góp vốn bằng công nghệ;

-  Nhượng quyền thương mại;                                                                   

-  Chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ;

-  Mua bán máy móc, thiết bị kèm theo chuyển giao công nghệ;

c. Hình thức chuyển giao công nghệ khác theo quy định của pháp luật.

- Tư vấn trong chuyển giao công nghệ  Dowload tai lieu

 

 

» Hợp đồng chuyển giao công nghệ

SBLAW tư vấn về bảo hộ thương hiệu và các tài sản trí tuệ khác một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả:
Quý khách cần sử dụng dịch vụ bảo hộ tài sản trí tuệ, vui lòng liên hệ trực tiếp đến.
  • Điện thoại - Chat Zalo
  • Email address
Tin tức liên quan