Xử lý vi phạm Sở hữu trí tuệ

Quyền sở hữu trí tuệ là đặc quyền của mỗi cá nhân, tổ chức đối với kết quả của sự sáng tạo do mình tạo ra. Chính vì thế mà Luật Sở hữu trí tuệ đã khẳng định cá nhân, tổ chức có quyền áp dụng các biện pháp mà pháp luật cho phép để tự bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình. Cá nhân hay tổ chức cũng có trách nhiệm tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, chủ thể quyền SHTT có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền SHTT theo quy định của pháp luật. Các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền SHTT bao gồm các biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự, tuỳ theo tính chất, mức độ xâm phạm. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Thẩm quyền xử lý vi phạm quyền sở hữu trí tuệ

Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam hiện hành có quy định về việc tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm đối tượng sở hữu trí tuệ của người khác thì tuỳ theo tính chất, mức độ xâm phạm, có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự. Theo đó, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các cơ quan Toà án, Thanh tra Bộ Khoa học công nghệ, Quản lý thị trường có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm sáng chế

Điều 200. Thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các cơ quan Toà án, Thanh tra, Quản lý thị trường, Hải quan, Công an, Uỷ ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Việc áp dụng biện pháp dân sự, hình sự thuộc thẩm quyền của Toà án. Trong trường hợp cần thiết, Tòa án có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật.

Việc áp dụng biện pháp hành chính thuộc thẩm quyền của các cơ quan Thanh tra, Công an, Quản lý thị trường, Hải quan, Uỷ ban nhân dân các cấp. Trong trường hợp cần thiết, các cơ quan này có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.

Việc áp dụng biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ thuộc thẩm quyền của cơ quan hải quan.

Cơ quan giải quyết vi phạm quyền sở hữu trí tuệ
Cơ quan giải quyết vi phạm quyền sở hữu trí tuệ

Khi chủ thể quyền sở hữu trí tuệ phát hiện ra hành vi vi phạm nhãn hiệu, chủ thể quyền có thể liên hệ với các cơ quan sau để gửi đơn yêu cầu xử lý vi phạm:

1. Cơ quan Thanh tra Khoa học và Công nghệ (gồm thanh tra Bộ khoa học công nghệ và thanh tra sở khoa học công nghệ) có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm quy định về quản lý hoạt động sở hữu công nghiệp và xâm phạm quyền và cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, trừ các hành vi vi phạm xảy ra trong hoạt động quá cảnh, nhập khẩu hàng hóa.

2. Cơ quan Thanh tra Thông tin và Truyền thông (gồm thanh tra Bộ và thanh tra Sở) có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm quy định về thanh tra, kiểm tra sở hữu công nghiệp và hành vi đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại của người khác được bảo hộ nhằm chiếm giữ tên miền, lợi dụng hoặc làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý.

3. Cơ quan Quản lý thị trường có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm quy định về chỉ dẫn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp; vi phạm quy định về thanh tra, kiểm tra sở hữu công nghiệp; xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý,tên thương mại, kiểu dáng công nghiệp; sản xuất, nhập khẩu, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý; sản xuất, nhập khẩu, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ để bán tem, nhãn, vật phẩm mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý giả mạo trong hoạt động buôn bán, vận chuyển hàng hóa tại thị trường trong nước.

4. Cơ quan Hải quan có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm quy định về chỉ dẫn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp; vi phạm quy định về thanh tra, kiểm tra sở hữu công nghiệp; hành vi xâm phạm quyền và cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp trong hoạt động quá cảnh, nhập khẩu hàng hóa.

5. Cơ quan Công an có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm quy định về thanh tra, kiểm tra sở hữu công nghiệp; sản xuất, nhập khẩu, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý; sản xuất, nhập khẩu, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ để bán tem, nhãn, vật phẩm mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý giả mạo.

6. Cục Quản lý cạnh tranh có thẩm quyền xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.

7. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp xảy ra tại địa phương theo nguyên tắc xác định thẩm quyền quy định tại Điều 42 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính. (Điều 15 Nghị định 97/2010/NĐ-CP).

Như vậy có thể thấy, hệ thống các cơ quan thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam rất đa dạng, khi phát hiện hành vi vi phạm, chủ thể quyền nên liên hệ với các đại diện sở hữu trí tuệ để được tư vấn, làm đơn và nộp đơn đến đúng cơ quan có thẩm quyền.

Những hành vi được coi là xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thường được thực hiện một cách khá là tinh vi. Quy định trong Điều 5 của Nghị định 105/2006/NĐ-CP. Theo đó, để xác định một hành vi là xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, cần phải đáp ứng các điều kiện sau:

  1. Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
  2. Hành vi có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét.
  3. Người thực hiện hành vi không phải là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và không được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép.
  4. Hành vi xâm phạm xảy ra tại Việt Nam.

Do đó, việc xác định một hành vi là xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phụ thuộc vào việc đối tượng có vi phạm các yếu tố nêu trên hay không?

Xử lý vi phạm quyền sở hữu trí tuệ như thế nào?

Tóm tắt các hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và mức phạt theo Nghị định 131/2013/NĐ-CP:

Vận chuyển, tàng trữ hàng hóa sao chép lậu:

Phạt tiền:

  • Từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng cho hành vi vận chuyển.
  • Từ 5.000.000 đến 10.000.000 đồng cho hành vi tàng trữ.

Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật vi phạm.

Xâm phạm quyền cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính:

Phạt tiền: Từ 5.000.000 đến 10.000.000 đồng.

Xâm phạm quyền sao chép tác phẩm:

Phạt tiền: Từ 15.000.000 đến 35.000.000 đồng.

Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm trên môi trường Internet hoặc tiêu hủy tang vật vi phạm.

Xâm phạm quyền áp dụng biện pháp công nghệ để tự bảo vệ quyền tác giả:

Phạt tiền:

  • Từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng cho hành vi xóa, thay đổi thông tin quản lý quyền tác phẩm.
  • Từ 5.000.000 đến 10.000.000 đồng cho hành vi hủy bỏ hoặc làm vô hiệu biện pháp kỹ thuật bảo vệ quyền tác giả.
  • Từ 10.000.000 đến 20.000.000 đồng cho hành vi sản xuất, phân phối thiết bị làm vô hiệu biện pháp kỹ thuật bảo vệ quyền tác giả.

Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc tái xuất hoặc tiêu hủy tang vật vi phạm.

Lưu ý: Đây chỉ là tóm tắt ngắn gọn, bạn nên tham khảo kỹ Nghị định 131/2013/NĐ-CP để có đầy đủ thông tin về các hành vi vi phạm và mức phạt cụ thể.

Xử lý vi phạm sở hữu trí tuệ
Xử lý vi phạm sở hữu trí tuệ

Khi bị xâm phạm quyền Sở hữu trí tuệ bạn cần làm gì?

Khi có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, chủ thể quyền có thể thực hiện quyền tự bảo vệ gồm những biện pháp sau:

a) Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;

b) Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại;

c) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

d) Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc phát hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Tổ chức, cá nhân bị thiệt hại hoặc có khả năng bị thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp dân sự quy định tại Điều 202 của Luật Sở Hữu Trí Tuệ và các biện pháp hành chính theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.

Lựa chọn dịch vụ xử lý vi phạm sở hữu trí tuệ của SBLAW

Khi quý khách hàng đối diện với vấn đề vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, việc lựa chọn dịch vụ xử lý của SBLAW là sự quyết định đúng đắn. SBLAW, với đội ngũ luật sư chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm, cam kết mang đến giải pháp pháp lý toàn diện và hiệu quả.

Chúng tôi không chỉ nắm vững kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực này mà còn luôn đổi mới để đáp ứng những thách thức pháp lý mới nhất. Đối tác của SBLAW có thể tin tưởng vào sự chuyên nghiệp, uy tín và cam kết đem lại sự hài lòng cao nhất cho khách hàng.

Địa chỉ liên hệ:

  • Văn phòng Hà Nội: Tầng 3, Tòa nhà Kinh Đô, số 292 Tây Sơn, Quận Đống Đa, Hà Nội
  • Văn phòng TP. Hồ Chí Minh: Tầng 6, PDD Building, Số 162 đường Pasteur, phường Bến Nghé, quận 1, TP Hồ Chí Minh.
  • Hotline: 0904340664
  • Email: baohothuonghieu@sblaw.com.vn
  • Website: baohothuonghieu.com

Tư vấn xử lý vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trên truyền hình

Luật sư Nguyễn Thanh Hà đến từ SBLAW có phần tư vấn về vấn đề vi phạm sở hữu trí tuệ trong chương trình của Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội. Mời các bạn đón xem tại đây:

Các lĩnh vực xử lý vi phạm sở hữu trí tuệ

Quyền sở hữu trí tuệ là một trong những quyền tài sản có giá trị nhất trong khối tài sản của Doanh nghiệp. Tuy nhiên, quyền sở hữu trí tuệ cũng là đối tượng hay và dễ bị xâm phạm nhất;

Dịch vụ xử lý vi phạm về sở hữu công nghiệp bao gồm:

  • Thương hiệu (Nhãn hiệu),
  • Chỉ dẫn địa lý,
  • Tên thương mại,
  • Kiểu dáng công nghiệp,
  • Sáng chế,
  • Giải pháp hữu ích,
  • Thiết kế bố trí,
  • Bản quyền tác giả
Xử lý vi phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xử lý vi phạm quyền sở hữu trí tuệ

Dịch vụ xử lý vi phạm sở hữu trí tuệ

Với kinh nghiệm của mình, các Luật sư của SB Law sẽ hỗ trợ khách hàng trong việc xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và đưa ra cách thức, kế hoạch và lộ trình xử lý một cách có hiệu quả nhất;

  • Hỗ trợ làm việc với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (Thanh tra Bộ KHCK, Quản Lý thị trường, Công An kinh tế hoặc Cục SHHTT) để thực hiện các biện pháp nghiệp vụ xử lý vi phạm;
  • Tiến hành điều tra thị trường liên quan đến đối tượng vi phạm;
  • Yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thẩm định và kết luận về các hành vi vi phạm quyền của các đối tượng sở hữu trí tuệ;
  • Yêu cầu người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm;
  • Yêu cầu các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm;
  • Tham gia tố tụng với tư cách luật sư bảo vệ quyền và lợi ích của khách hàng liên quan đến sở hữu trí tuệ tại Tòa án có thẩm quyền.
Dịch vụ xử lý vi phạm sở hữu trí tuệ tại SBLAW
Dịch vụ xử lý vi phạm sở hữu trí tuệ tại SBLAW

Do đó, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, thực hiện các biện pháp kỹ thuật và pháp lý để chống lại các đối tượng có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là hoạt động nghiệp vụ cao, đòi hỏi sự hiểu biết đầy đủ các quy định pháp luật và thực tiễn đấu tranh chống các hành vi thương mại bất công bằng trên thị trường

Tham khảo thêm >> Đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu

Bài viết liên quan