Giải pháp bảo hộ nhãn hiệu đối vụ việc của công ty không có quyền đăng ký nhãn hiệu

Câu hỏi:

Công ty tôi tại Trung Quốc chuyên sản xuất các sản phẩm phụ kiện máy tính mang nhãn hiệu KINGMAN, nhãn hiệu KINGMAN đang còn hiệu lực bảo hộ tại Trung Quốc.

Năm 2017, công ty B (Việt Nam) ký hợp đồng làm đại lý nhập khẩu và phân phối sản phẩm phụ kiện máy tính mang nhãn hiệu KINGMAN của công ty tôi tại Việt Nam. Hợp đồng đại lý có điều khoản ghi rõ công ty B không được phép sở hữu nhãn hiệu KINGMAN.

Ngày 20 tháng 4 năm 2018, công ty B nộp đơn đăng ký nhãn hiệu KINGMAN cho sản phẩm phụ kiện máy tính và thiết bị văn phòng và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu ngày 10 tháng 5 năm 2019.

Tháng 8 năm 2019, Công ty tôi mới nộp đơn đăng ký nhãn hiệu KINGMAN ở Việt Nam nhưng bị Cục SHTT từ chối vì lí do công ty B đã đăng ký và được cấp văn bằng bảo hộ trước đó. Tôi nên làm gì để có thể bảo hộ nhãn hiệu KINGMAN tại Việt Nam? Mong quý công ty giúp đỡ.

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB Law cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Biện pháp tối ưu nhất mà công ty bạn nên làm lúc này là nộp đơn yêu cầu huỷ bỏ việc cấp văn bằng bảo hộ của công ty B đến Cục Sở hữu trí tuệ đối với việc sở hữu nhãn hiệu KINGMAN:

(1) Công ty B không có quyền đăng ký nhãn hiệu KINGMAN, Căn cứ vào Khoản 7 Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 về quyền đăng ký nhãn hiệu quy định: “​​Đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu đó mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên thì người đại diện hoặc đại lý đó không được phép đăng ký nhãn hiệu nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu, trừ trường hợp có lý do chính đáng.” Như vậy, nếu chủ sở hữu nhãn hiệu KINGMAN là công ty bạn không đồng ý cho phép công ty B đăng ký nhãn hiệu thì công ty B là đại lý không được phép đăng ký nhãn hiệu KINGMAN.

(2) Căn cứ vào điểm a Khoản 1 Điều 96 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 về Điều kiện huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ quy định: “Người nộp đơn đăng ký không có quyền đăng ký và không được chuyển nhượng quyền đăng ký đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu”. Như vậy công ty B đã đáp ứng điều kiện huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ là điều kiện để Cục Sở hữu trí tuệ huỷ bỏ việc cấp văn bằng bảo hộ của công ty B.

Trong tờ khai yêu cầu huỷ bỏ văn bằng bảo hộ của công ty B lên Cục sở hữu trí tuệ gồm các giấy tờ, hồ sơ chứng minh như Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu KINGMAN tại Trung Quốc, Hợp đồng đã ký giữa công ty bạn và công ty B mà có một điều khoản là công ty B không được là chủ sở hữu của KINGMAN, đồng thời kèm theo giấy uỷ quyền (nếu có). Sau khi Cục ra quyết định huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ của công ty B thì công ty bạn được phép đăng ký nhãn hiệu KINGMAN.

Như vậy, nhằm bảo đảm quyền lợi và lợi ích hợp pháp, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, trật tự quản lí kinh tế, đảm bảo cạnh tranh lành mạnh của công ty bạn thì bạn nên áp dụng phương án trên thay vì khởi kiện theo thủ tục dân sự vì sẽ mất rất nhiều thời gian, tiền bạc và công sức vì còn cần phải chứng minh hành vi đăng ký nhãn hiệu của công ty B là không đúng theo quy định pháp luật.

Lưu ý: Tên nhãn hiệu trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi cho dịch vụ giải pháp bảo hộ và đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam. Nếu có vấn đề gì cần phải làm rõ, quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để có câu trả lời sớm nhất.

Lưu trữ Tư vấn luật - Công ty luật SB Law - Luật sư, Tư vấn luật, Văn phòng luật Hà Nội

SBLAW tư vấn về bảo hộ thương hiệu và các tài sản trí tuệ khác một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả:
Quý khách cần sử dụng dịch vụ bảo hộ tài sản trí tuệ, vui lòng liên hệ trực tiếp đến.
  • Điện thoại – Chat Zalo
  • Email address
Tin tức liên quan