Doanh nghiệp Trung Quốc kiện Việt Nam xâm phạm bản quyền phần mềm

Doanh nghiệp Trung Quốc kiện Việt Nam xâm phạm bản quyền phần mềm

Doanh nghiệp Trung Quốc kiện Việt Nam xâm phạm bản quyền phần mềm

Hangzhu Shunwang - một nhà sản xuất phần mềm Trung Quốc vừa lên tiếng tố cáo một doanh nghiệp Việt đang xâm phạm bản quyền đối với phần mềm iCafe Mavin mà Hangzhu Shunwang sở hữu.

Theo thông tin từ Hangzhu Shunwang, iCafe Mavin là sản phẩm được công ty nộp đơn xin đăng ký nhãn hiệu I-Cafe Mavin tại Cục Sở hữu trí tuệ của Việt Nam ngày 26/07/2010 và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 181921 theo Quyết định số 15062 QĐ-SHTT ngày 28/03/2012. Trước đó, phần mềm iCafe Mavin đã được Cục bản quyền của Trung Quốc cấp Giấy chứng nhận số 0269936 ngày 12/02/2011. 

Phần mềm iCafe Mavin đã được phát hành tại một số quốc gia. Tại Việt Nam, phần mềm iCafe Mavin do công ty Garena Singapore phân phối, với thời hạn từ ngày 1/2/2012 đến ngày 28/2/2015. Sau khi hết hạn, Garena Singapore xác nhận là đã chấm dứt phân phối phần mềm này tại Việt Nam.

Tuy nhiên, Hangzhu Shunwang lại phát hiện ra một phần mềm có tên là "Gcafe Không ổ cứng", đang được phân phối bởi CTCP Tin Học Hòa Bình đã sao chép phần mềm iCafe Mavin. Các file cài đặt, file hệ thống của phần mềm này đều có chữ ký điện tử của Hangzhu Shunwang.

“Nghiêm trọng hơn, Hangzhu Shunwang thấy CTCP Tin học Hòa Bình đang thu phí các phòng máy đang sử dụng các sản phẩm này, thu lợi bất chính từ phần mềm sao chép Icafe Mavin", ông Li Chao, Giám đốc bộ phận nghiệp vụ quốc tế, Công ty Hangzhu Shunwang cho biết.

Theo tính toán của đơn vị này, với hơn 26.000 đại lý Gcafe, trung bình mỗi đại lý có 25 máy tính, Hòa Bình thu khoảng 6.000 đồng/máy/tháng thì sau 5 tháng xâm phạm bản quyền, Hòa Bình đã thu lợi bất chính hơn 20 tỷ đồng.

Hangzhu Shunwang cho rằng theo quy định tại Công ước Berne và Hiệp định Trip mà cả Việt Nam và Trung Quốc là thành viên thì các chương trình máy tính sẽ được bảo hộ tại tất cả các nước thành viên. Do đó, phần mềm iCafe Mavin được bảo hộ tại Việt Nam.

Đại diện Shunwang khuyến cáo rằng công ty sẽ khởi kiện tất cả các đối tượng sao chép, phân phối, sử dụng trái phép phần mềm này trên lãnh thổ Việt Nam.

Công ty cũng yêu cầu Hòa Bình phải đền bù thiệt hại 1 triệu USD tương đương với số tiền thu lợi bất hợp pháp từ ngày 1/3/2015 đến 12/8/2015, đồng thời gỡ bỏ phần mềm sao chép ở tất cả máy tính tại Việt Nam.

theo bizlive.vn

» 

» Quyền khởi kiện dân sự về quyền tác giả, quyền liên quan

SBLAW tư vấn về bảo hộ thương hiệu và các tài sản trí tuệ khác một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả:
Quý khách cần sử dụng dịch vụ bảo hộ tài sản trí tuệ, vui lòng liên hệ trực tiếp đến.
  • Điện thoại - Chat Zalo
  • Email address
Tin tức liên quan