Doanh nghiệp cần chủ động đối phó với xâm phạm quyền SHTT

Doanh nghiệp cần chủ động đối phó với xâm phạm quyền SHTT

Doanh nghiệp cần chủ động đối phó với xâm phạm quyền SHTT

Hiện nay, nạn hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) diễn ra khá phổ biến và nghiêm trọng. Đặc biệt, cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ khiến việc xác định giữa hàng thật và hàng giả ngày càng khó khăn.

Đó là ý kiến của nhiều chuyên gia tại hội thảo “Xâm phạm quyền SHTT, biện pháp đối phó nào cho DN” do Cục sở hữu trí tuệ  (SHTT)- Văn phòng đại diện tại TP.HCM tổ chức ngày 27-12.

Trong khi đó, lực lượng kiểm tra còn ít, cơ chế kiểm tra, kiểm soát và xử lí vi phạm chưa được tổ chức thường xuyên, liên tục nên chưa đạt hiệu quả. Người tiêu dùng chưa có ý thức đấu tranh chống hàng giả, hàng nhái xâm phạm quyền SHTT, ngại va chạm và tiếp xúc với cơ quan bảo vệ pháp luật.

Nhiều doanh nghiệp (DN) chưa nhận thức được tầm quan trọng của SHTT đối với sự phát triển của mình do vậy họ không đăng kí để xác lập quyền sở hữu các đối tượng sở hữu công nghệ của mình nên đã tạo điều kiện cho bọn tội phạm dễ dàng làm hàng giả.

Mặt khác, theo bà Nguyễn Xuân Phương, Giám đốc Công ty TNHH Vạn An Sinh, hiện một số sản phẩm của DN bị làm nhái giống y hệt sản phẩm thật từ bao bì đến từng nét chữ, hộp đựng bên trong, thiết kế sản phẩm và cả tem chống hàng giả. Thậm chí, các đối tượng còn trộn lẫn các sản phẩm giả với các sản phẩm thật, phân lẻ các sản phẩm cho vào các vỏ bao ni lông kém vệ sinh để bán cho người tiêu dùng…

Vì vậy, theo ông Nguyễn Thanh Bình, Trưởng văn phòng đại diện Cục SHTT tại TP.HCM, cơ quan nhà nước cần phải sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật SHTT theo hướng thống nhất, dễ áp dụng và có tính răn đe cao.

Bên cạnh đó, các DN cần chủ động áp dụng các biện pháp tự bảo vệ như đăng kí để xác lập quyền sở hữu đối với các sản phẩm riêng của mình và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thực thi cũng như hiệp hội nghề nghiệp trong việc đấu tranh chống hàng giả.

Ngoài ra, theo ông Lương Hoàng Hưng, Phó Tổng thư kí Hội SHTT Việt Nam, các DN nên thường xuyên cập nhật thông tin về SHTT và những hành vi vi phạm pháp luật. Theo dõi các triển lãm về hàng nhái thương hiệu, hàng thật và hàng giả của các cơ quan chức năng tổ chức để tuyên truyền cho công chúng nhận biết cách phân biệt về hàng giả, chỉ rõ các dấu hiệu xâm phạm SHTT, các khác biệt giữa hàng thật và hàng giả đang có mặt trên thị trường hàng hóa. Các DN cũng phải phối hợp với lực lượng Quản lí thị trường, Công an, Cục SHTT trong công tác cung cấp thông tin và xử lí vi phạm.

Theo ông Hưng, bên cạnh việc tăng cường trách nhiệm kiểm tra, xử lí nghiêm vi phạm, các cơ quan chức năng thực thi về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cần đẩy mạnh công tác truyền thông, đặc biệt là việc cung cấp thông tin chính thống cho cơ quan báo chí "phá tan" các mối nguy hại tiềm tàng của các vi phạm nhãn hiệu, hàng giả, hàng nhái, hàng lậu.../.

Theo Haiquan online

» Xác định yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu

» Dịch vụ xử lý vi phạm sở hữu trí tuệ

SBLAW tư vấn về bảo hộ thương hiệu và các tài sản trí tuệ khác một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả:
Quý khách cần sử dụng dịch vụ bảo hộ tài sản trí tuệ, vui lòng liên hệ trực tiếp đến.
  • Điện thoại - Chat Zalo
  • Email address
Tin tức liên quan

Công bố tiêu chuẩn dược phẩm

Công bố tiêu chuẩn dược phẩm, thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế cần công bố tiêu chuẩn sản phẩm thuốc để đảm bảo chất