Thủ tục đăng ký mã số mã vạch

Mã số mã vạch là một trong những cách nhận dạng và thu thập dữ liệu tự động các đối tượng như sản phẩm, hàng hóa, tổ chức… dựa trên nguyên tắc đặt, ấn định một mã số (hoặc chữ số) cho đối tượng cần quản lý và thể hiện mã số đó dưới dạng mã vạch để thiết bị quét mã có thể đọc được.

Thủ tục đăng ký mã số mã vạch
Thủ tục đăng ký mã số mã vạch

SBLAW giới thiệu thủ tục đăng ký mã số mã vạch như sau để Quý khách hàng tham khảo

Cấu tạo của mã số, mã vạch cho sản phẩm

Mã số mã vạch có cấu tạo gồm 2 phần

  • Mã số GS1 là một dãy chữ số nguyên giúp chứng minh xuất xứ của loại sản phẩm đó sản phẩm gì? Do tổ chức nào sản xuất và ở quốc gia nào? Do vậy mỗi loại sản phẩm sẽ chỉ có một dãy số duy nhất để nhận dạng. Đây được xem là cấu trúc mã số tiêu chuẩn có tác dụng nhận dạng sản phẩm tại mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau.
  • Mã vạch GS1 là một dãy các vạch và cách nhau bởi các khoảng trống song song được thiết kế dựa trên nguyên tắc mã hoá nhất định thể hiện mã số( hoặc cả chữ và số) dưới dạng các thiết bị đọc có gắn đầu Laser nhận và đọc được còn còn gọi là thiết bị quét quang học. Thiết bị đọc được kết nối với máy tính và mã vạch và sẽ được giải mã thành dãy số tự động, thể hiện ra tệp dữ liệu liên quan đến sản phẩm đang lưu trữ trong cơ sở dữ liệu về sản phẩm đó.

Lợi ích của việc đăng ký mã số, mã vạch cho sản phẩm

    •  Phân biệt sản phẩm của doanh nghiệp với sản phẩm của doanh nghiệp khác
    • Tạo thuận lợi và tăng năng suất hiệu quả của việc buôn bán và quản lý hàng hóa giúp nhanh chóng tính tiền, xuất hóa đơn phục vụ khách hàng
    • Tiết kiệm thời gian trong khâu kiểm kê, tính toán
    • Đảm bảo tính chính xác nhờ sử dụng mã vạch. Người bán hàng sẽ phân biệt các loạl hàng hóa sản phẩm giống nhau, tránh nhầm lẫn khi tính giá, phục vụ khách hàng tốt hơn
    • Khách hàng sử dụng sản phẩm có thể thông qua mã vạch biết được nguồn gốc sản phẩm
    •  Phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa sản phẩm
    • Phục vụ cho hoạt động trao đổi dữ liệu điện tử (EDI)

Tư vấn thủ tục đăng ký mã vạch hàng hóa

Mã số mã vạch
Mã số mã vạch


Hồ sơ đăng ký mã vạch hàng hóa

+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập
+ Bản đăng ký danh mục sản phẩm sử dụng mã GTIN (theo mẫu quy định)
+ Phiếu đăng ký thông tin cho cơ sở dữ liệu của GS1 Việt Nam (theo mẫu quy định)

+ Bản đăng ký sử dụng MSMV (theo mẫu quy định)

Địa chỉ nộp hồ sơ tại

– Hoặc thông qua Dịch vụ đăng ký mã số mã vạch có số Điện thoại: 0904340664 hoặc gửi qua email ha.nguyen@sbllaw.vn

– Trung tâm Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam/ Chi cục Tiêu chuần Đo lường Chất lượng

Thời gian giải quyết

– Thời gian cấp mã số tạm thời 5 ngày làm việc, cấp Giấy chứng nhận đăng ký mã số mã vạch 01 tháng kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ
Phí dịch vụ

– Phí dịch vụ là 3,7 triệu chưa gồm 10% VAT, phí trên bao gồm phí nhà nước và phí luật sư.

Bảng đăng ký sử dụng mã vạch: 2 bản  Đang lý mã số mã vạch

Danh sách sản phẩm: 2 bản Đang lý mã số mã vạch

Tài liệu liên quan đến Mã số mã vạch

Thủ tục đăng ký mã số mã vạch
Thủ tục đăng ký mã số mã vạch

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA (TCVN)
1. TCVN 6380:2007 Thông tin và tư liệu. Mã số tiêu chuẩn Quốc tế cho sách (ISBN)
2. TCVN 6381:2007 Thông tin và tư liệu. Mã số tiêu chuẩn quốc tế cho xuất bản phẩm nhiều kỳ (ISSN)
3. TCVN 6384:1998 Mã số mã vạch vật phẩm. Mã UPC-A. Yêu cầu kỹ thuật
4. TCVN 6512:2007 Mã số mã vạch vật phẩm. Mã số đơn vị thương mại. Yêu cầu kỹ thuật
5. TCVN 6513:1999 Mã số mã vạch vật phẩm. Mã vạch ITF. Yêu cầu kỹ thuật
6. TCVN 6754:2007 Mã số và mã vạch vật phẩm. Số phân định ứng dụng GS1
7. TCVN 6755:2000 Mã số và mã vạch vật phẩm. Mã vạch EAN.UCC-128. Quy định kỹ thuật
8. TCVN 6756:2000 Mã số và mã vạch vật phẩm. Mã số mã vạch EAN cho sách và xuất bản phẩm nhiều kỳ. Quy định kỹ thuật
9. TCVN 6939:2007 Mã số vật phẩm. Mã số thương phẩm toàn cầu 13 chữ số. Yêu cầu kỹ thuật
10. TCVN 6940:2007 Mã số vật phẩm. Mã số thương phẩm toàn cầu 8 chữ số. Yêu cầu kỹ thuật
11. TCVN 7199:2007 Phân định và thu thập dữ liệu tự động. Mã số địa điểm toàn cầu GS1. Yêu cầu kỹ thuật
12. TCVN 7200:2007 Mã số mã vạch vật phẩm. Mã côngtenơ vận chuyển theo xê-ri (SSCC). Yêu cầu kỹ thuật

13. TCVN 7201:2007 Phân định và thu nhận dữ liệu tự động. Nhãn đơn vị hậu cần GS1. Yêu cầu kỹ thuật
14. TCVN 7202:2002 Phân định và thu nhận dữ liệu tự động. Mã vạch 3.9. Yêu cầu kỹ thuật
15. TCVN 7203:2002 Mã số mã vạch vật phẩm. Yêu cầu kiểm tra xác nhận chất lượng mã vạch
16. TCVN 7322:2003 Công nghệ thông tin. Kỹ thuật phân định và thu nhận dữ liệu tự động. Công nghệ mã vạch. Mã QR
17. TCVN 7454:2004 Phân định và thu thập dữ liệu tự động. Danh mục tên dữ liệu mô tả thương phẩm sử dụng mã số EAN.UCC
18. TCVN 7626:2007 Công nghệ thông tin. Kỹ thuật phân định và thu nhận dữ liệu tự động. Yêu cầu kỹ thuật đối với kiểm tra chất lượng in mã vạch. Mã vạch một chiều
19. TCVN 7639:2007 Mã toàn cầu phân định tài sản có thể quay vòng (GRAI) và mã toàn cầu phân định tài sản riêng (GIAI). Yêu cầu kỹ thuật
20. TCVN 7825:2007 Công nghệ thông tin. Kỹ thuật phân định và thu thập dữ liệu tự động. Yêu cầu kỹ thuật mã vạch. EAN/UPC

TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ (ISO)

1. ISO 12656:2001 Micrographics — Use of bar codes on aperture cards

2. ISO 15394:2000 Packaging — Bar code and two-dimensional symbols for shipping, transport and receiving labels

3. ISO 22742:2005  Packaging — Linear bar code and two-dimensional symbols for product packaging

4. ISO/IEC 15415:2004 Information technology — Automatic identification and data capture techniques – Bar code print quality test specification — Two-dimensional symbols
5. ISO/IEC 15416:2000 Information technology — Automatic identification and data capture techniques – Bar code print quality test specification — Linear symbols
6. /IEC 15417:2007 Information technology — Automatic identification and data capture techniques — Code 128 bar code symbology specification
7. /IEC 15419:2001 Information technology — Automatic identification and data capture techniques — Bar code digital imaging and printing performance testing
8. ISO/IEC 15420:2000 Information technology — Automatic identification and data capture techniques – Bar code symbology specification — EAN/UPC
9. /IEC 15421:2000 Information technology — Automatic identification and data capture techniques — Bar code master test specifications
10. ISO/IEC 15423:2004 Information technology — Automatic identification and data capture techniques — Bar code scanner and decoder performance testing
11. ISO/IEC 15426-1:2006 Information technology — Automatic identification and data capture techniques — Bar code verifier conformance specification — Part 1: Linear symbols
12. ISO/IEC 15426-2:2005 Information technology — Automatic identification and data capture techniques — Bar code verifier conformance specification — Part 2: Two-dimensional symbols
13. ISO/IEC 15438:2006 Information technology — Automatic identification and data capture techniques — PDF417 bar code symbology specification
14. ISO/IEC 16022:2006 Information technology — Automatic identification and data capture techniques — Data Matrix bar code symbology specification
15. ISO/IEC 16388:2007 Information technology — Automatic identification and data capture techniques — Code 39 bar code symbology specification
16. ISO/IEC 16390:2007 Information technology — Automatic identification and data capture techniques — Interleaved 2 of 5 bar code symbology specification
17. ISO/IEC 18004:2006 Information technology — Automatic identification and data capture techniques — QR Code 2005 bar code symbology specification
18. ISO/IEC 24723:2006 Information technology — Automatic identification and data capture techniques — EAN.UCC Composite bar code symbology specification
19. ISO/IEC 24724:2006 Information technology — Automatic identification and data capture techniques — Reduced Space Symbology (RSS) bar code symbology specification
20. ISO/IEC 24728:2006 Information technology — Automatic identification and data capture techniques — MicroPDF417 bar code symbology specification
21. ISO/IEC 24778:2008 Information technology — Automatic identification and data capture techniques — Aztec Code bar code symbology specification
22. ISO/IEC TR 19782:2006 Information technology — Automatic identification and data capture techniques — Effects of gloss and low substrate opacity on reading of bar code symbols

VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

1. 2373/2000/QĐ-BKHCNMT: Quyết định của Bộ trưởng Bộ KHCN và MT về việc quản lý mã số mã vạch
2. 45/2002/QĐ-TTg: Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định nội dung quản lý nhà nước về mã số mã vạch và cơ quan quản lý nhà nước về mã số mã vạch
3. 88/2002/TT-BTC: Thông tư quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí cấp mã số mã vach

4. 15/2006/QĐ-BKHCN: Quyết định của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Về việc ban hành “Quy định về việc cấp, sử dụng và quản lý mã số mã vạch
5. 36/2007/TT-BTC: Thông tư của Bộ Tài chính số 36/2007/TT-BTCsửa đổi, bổ sung Thông tư 88/2002/TT-BTC ngày 02/10/2002 của Bộ Tài chính Quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí cấp mã số mã vạch

» Phí đăng ký mã số mã vạch

Dịch vụ đăng ký mã số mã vạch:

Để hiểu hơn về mã vạch, mời Quý vị xem thêm phần tư vấn của luật sư Nguyễn Thanh Hà từ SBLAW về thủ tục trên kênh truyền hình kinh tế tài chinh VITV.

SBLAW tư vấn về bảo hộ thương hiệu và các tài sản trí tuệ khác một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả:
Quý khách cần sử dụng dịch vụ bảo hộ tài sản trí tuệ, vui lòng liên hệ trực tiếp đến.
  • Điện thoại – Chat Zalo
  • Email address
Share by:
Share on facebook
Share on email
Tin tức liên quan