Slogan có thể được bảo hộ như một nhãn hiệu riêng biệt?

[Baohothuonghieu.com] - Slogan, hay còn gọi là câu định vị, là một cụm từ hoặc câu nói được sử dụng như một tiêu chí hoặc đặc điểm đặc trưng của doanh nghiệp. Thường ngắn gọn và súc tích, slogan đóng vai trò quan trọng trong việc xác định và liên kết thương hiệu. Hiện nay, pháp luật không có quy định riêng về bảo hộ cho slogan. Tuy nhiên, slogan có thể được bảo hộ thông qua việc đăng ký nhãn hiệu.

Slogan có thể được bảo hộ như một nhãn hiệu riêng biệt?

Trong cấu trúc của nhãn hiệu thường bao gồm phần hình (logo), phần chữ và slogan.Theo đó, các slogan hiện nay thường được bảo hộ tổng thể với các dấu hiệu tạo thành nhãn hiệu. Và đã có nhiều slogan trở thành nhãn hiệu quen thuộc, tạo dấu ấn riêng cho doanh nghiệp. Vậy nếu chỉ riêng slogan thì có được bảo hộ dưới danh nghĩa là nhãn hiệu không?

Hiện nay, trong Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản hướng dẫn thi hành không có các quy định riêng về bảo hộ Slogan. Các Slogan hiện nay thường được bảo hộ như một nhãn hiệu. Do đó việc đăng kí bảo hộ slogan áp dụng như đăng kí bảo hộ nhãn hiệu theo các quy định trong Luật sở hữu trí tuệ số 2005 50/2005/QH11.

Trước hết, slogan là khẩu kiệu kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Do vậy, đặc điểm của slogan thường là những dòng chữ cô đọng, ngắn gọn gắn với đặc điểm của hàng hóa, dịch vụ cung cấp hoặc những giá trị do hàng hóa, dịch vụ mang lại.

Thực tế cho thấy, số lượng slogan được bảo hộ rất ít và thường bị từ chối do mang tính mô tả tính chất, công dụng, phương pháp sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo Điều 74.2.c của Luật Sở hữu trí tuệ về khả năng phân biệt của nhãn hiệu: “Dấu hiệu chỉ thời gian , địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng , chất lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị hoặc các đặc tính khác mang tính chất mô ta hàng hóa dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã đạt được khả năng phân biệt thông qua quá trình sử dụng trước thời điểm nộp đơn đăng ký nhãn hiệu.”

Tuy nhiên, xét về bản chất, slogan là yếu tố từ ngữ nhìn thấy được, nếu slogan tạo ra được khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ khác thì cũng sẽ được bảo hộ theo cơ chế bảo hộ như nhãn hiệu.

Trường hợp slogan thuộc không có khả năng phân biệt như trên, doanh nghiệp sẽ có một giải pháp khác để slogan của mình được bảo hộ. Đó là chứng minh khả năng phân biệt thông qua quá trình sử dụng thực tế.  Và trên thực tế, nhiều slogan đã được bảo hộ nhờ cơ chế này. Ví dụ: Slogan của Viettel: “ Hãy nói theo cách của bạn” ,“ Nâng niu bàn chân Việt” của Bitis, hay “Bạn của mọi nhà” của Co.opmart…

Như vậy, slogan vẫn có thể được bảo hộ như một nhãn hiệu riêng biệt nếu đáp ứng các quy định của Luật Sở hữu trí tuệ. Từ đấy, nếu slogan được bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu, thì chủ sở hữu có thể độc quyền sử dụng slogan độc quyền trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo lợi thế cạnh tranh rất lớn.

Slogan có thể được bảo hộ như một nhãn hiệu riêng biệt
Slogan có thể được bảo hộ như một nhãn hiệu riêng biệt

Slogan là khẩu hiệu kinh doanh của doanh nghiệp

Theo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực SHTT thì Slogan là khẩu hiệu kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, đặc điểm của Slogan thường là những dòng chữ cô đọng, ngắn gọn gắn với đặc điểm của hàng hóa, dịch vụ cung cấp hoặc những giá trị do hàng hóa, dịch vụ mang lại. Slogan mà không tạo ra sự liên tưởng cho người tiêu dùng về hàng hóa, dịch vụ được cung cấp thì sẽ không thể được gọi là khẩu hiệu kinh doanh.

Chính vì thế việc đánh giá tiêu chí và điều kiện bảo hộ Slogan lại theo các quy định về điều kiện bảo hộ nhãn hiệu vì vậy sẽ gây thiệt thòi cho các tổ chức, cá nhân khi tiến hành đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ do Slogan thường xuyên bị từ chối bảo hộ do mang tính chất mô tả. Việc đánh giá một Slogan nào đó có mang tính chất mô tả hay không lại phụ thuộc quá nhiều vào quan điểm chủ quan của xét nghiệm viên hoặc người có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ.

Xuất phát từ thực tế và nhu cầu bảo hộ nêu trên, thấy rằng Luật Sở hữu trí tuệ cần bổ sung phần riêng về bảo hộ Slogan và bảo hộ theo một cơ chế riêng là một điều cần thiết.

Do Slogan cũng mang những đặc điểm chung của các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp nên pháp luật hiện hành cần quy định Slogan là một trong các đối tượng thuộc quyền sở hữu công nghiệp được Luật Sở hữu trí tuệ bảo hộ.

Đối với doanh nghiệp, slogan tuy không nhất định phải có nhưng lại là phương thức truyền tải thông điệp tốt nhất nhưng slogan thường được coi là một phần tài sản vô hình của doanh nghiệp.

Cơ quan tiếp nhận và xử lý đơn đăng ký slogan

Bạn có thể nộp đơn đăng ký slogan tại 3 địa điểm sau:

  • Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội : Địa chỉ: 384-386, đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.
  • Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại Thành phố Hồ Chí Minh. Địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, số 17 – 19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
  • Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng: Địa chỉ: Tầng 3, số 135 đường Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
Dịch vụ đăng ký bảo hộ slogan
Dịch vụ đăng ký bảo hộ slogan

Dịch vụ đăng ký bảo hộ slogan của công ty luật SBLAW

SBLAW cung cấp dịch vụ đăng ký sologan uy tín và nhanh chóng. Các công việc trong quá trình đăng ký bảo hộ slogan của công ty như sau:

  • Tư vấn cách thức lựa chọn slgan để có khả năng bảo hộ
  • Đại diện cho khách hàng tra cứu slogan, đánh giá khả năng bảo hộ cho slogan;
  • Đại diện sở hữu công nghiệp tiến hành, đăng ký bảo hộ slogan cho doanh nghiệp tại Việt Nam và các nước trên thế giới.
  • Phúc đáp với Cục Sở hữu trí tuệ đưa ra căn cứ đề nghị Cục rút quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ đối vứi slogan;
  • Đại diện khách hàng xử lý các vấn đề phát sinh, tranh chấp liên quan đến nhãn hiệu, slogan của doanh nghiệp.

Thường slogan độc lập hoặc kết hợp với nhãn hiệu có thể tạo ra khả năng phân biệt hàng hóa và dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu so với các sản phẩm và dịch vụ khác. Do đó, chúng cũng có thể được bảo hộ theo cách thức được áp dụng cho việc bảo hộ nhãn hiệu. Liên hệ ngay SBLAW để được hỗ trợ đăng ký bảo hộ Slogan nhanh chóng và chuẩn xác nhất.

Tham khảo thêm >> Đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu

SBLAW tư vấn về bảo hộ thương hiệu và các tài sản trí tuệ khác một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả:
Quý khách cần sử dụng dịch vụ bảo hộ tài sản trí tuệ, vui lòng liên hệ trực tiếp đến.
  • Điện thoại - Chat Zalo
  • Email address
Tin tức liên quan

Ai có quyền đăng ký nhãn hiệu

SBLAW giải đáp câu hỏi: Ai có quyền đăng ký nhãn hiệu? Trả lời: Mọi tổ chức, cá nhân kinh doanh đều có quyền đăng ký