Bảo hộ sáng kiến và sáng chế tại Việt Nam

Bảo hộ sáng kiến và sáng chế tại Việt Nam

Để thúc đẩy hoạt động sáng kiến và quản lý nhà nước về sáng kiến, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 13/2012/NĐ-CP ngày 02/03/2012 về Điều Lệ Sáng Kiến. Nghị định quy định cụ thể về  điều kiện, thủ tục công nhận sáng kiến, quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư tạo ra sáng kiến, tác giả sáng kiến và người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu.

Vậy sáng kiến là gì?

Cơ chế và điều kiện bảo hộ, sáng kiến khác với sáng chế như thế nào? Luật sư Nguyễn Thanh Hà đã có bài viết về vấn đề này và đăng trên website.baohothuonghieu.com.

1. Sáng chế và sáng kiến là gì?

Sáng kiến là giải pháp kỹ thuật, giải pháp quản lý, giải pháp tác nghiệp, hoặc giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật (gọi chung là giải pháp), được cơ sở công nhận nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

Có tính mới trong phạm vi cơ sở đó;

Đã được áp dụng hoặc áp dụng thử tại cơ sở đó và có khả năng mang lại lợi ích thiết thực;

Không thuộc đối tượng bị loại trừ, các dấu hiệu loại trừ được quy định như sau:

Giải pháp mà việc công bố, áp dụng giải pháp trái với trật tự công cộng hoặc đạo đức xã hội;

Giải pháp là đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật tính đến thời điểm xét công nhận sáng kiến.

Khác với sáng kiến, sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.

Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

Có tính mới;

Có trình độ sáng tạo;

Có khả năng áp dụng công nghiệp.

Các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế:

Phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toán học;

Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động trí óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh; chương trình máy tính;

Cách thức thể hiện thông tin;

Giải pháp chỉ mang đặc tính thẩm mỹ;

Giống thực vật, giống động vật;

Quy trình sản xuất thực vật, động vật chủ yếu mang bản chất sinh học mà không phải là quy trình vi sinh;

Phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán và chữa bệnh cho người và động vật.

Từ những nhận định trên, có thể khẳng định sáng kiến không phải là một đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp trong khi đó sáng chế là đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp và được đăng ký, được bảo hộ.

Ngoài ra, đăng ký sáng chế còn có tính mới, tính sáng tạo có phạm vi trên toàn thế giới, trong khi sáng kiến chỉ có phạm vi hẹp hơn, trong phạm vi cơ sở.

2. Yêu cầu công nhận và bảo hộ.

Đối với sáng kiến, tác giả sáng kiến có thể yêu cầu công nhận sáng kiến tại các cơ sở sau đây:

Tại cơ sở là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến;

Tại cơ sở được tác giả sáng kiến chuyển giao sáng kiến theo thỏa thuận giữa hai bên, với điều kiện chủ đầu tư tạo ra sáng kiến từ chối công nhận sáng kiến và không có thỏa thuận khác với tác giả sáng kiến;

Tại cơ sở được tác giả sáng kiến chuyển giao sáng kiến theo thỏa thuận giữa hai bên, trong trường hợp tác giả sáng kiến đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến.

Đối với sáng chế, tác giả hoặc chủ sở hữu sáng chế để được bảo hộ cần phải tiến hành nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng sáng chế tại Cục Sở hữu Trí tuệ và sau quá trình thẩm định, sáng chế có thể được cấp Bằng độc quyền sáng chế.

Ngoài ra, giữa sáng chế và sáng kiến còn có các điểm khác nhau về cơ chế bảo hộ, thời hiệu đăng ký và các vấn đề pháp lý khác.

 

SBLAW tư vấn về bảo hộ thương hiệu và các tài sản trí tuệ khác một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả:
Quý khách cần sử dụng dịch vụ bảo hộ tài sản trí tuệ, vui lòng liên hệ trực tiếp đến.
  • Điện thoại - Chat Zalo
  • Email address
Tin tức liên quan
Tra cứu sáng chế quốc tế

Tra cứu sáng chế Quốc tế

Tra cứu sáng chế quốc tế là việc cần thiết khi chủ sở hữu muốn bảo hộ sáng chế của mình ra các quốc gia