Điều này sẽ xảy ra nếu doanh nghiệp mang một cái tên trùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu đã được bảo hộ.
Đây là nội dung cơ quan của Thông tư liên tịch số 05/2016/TTLT-BKHCN-BKHĐT Quy định chi tiết và hướng dẫn xử lý đối với trường hợp tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Có thể nói, thông tư này là hướng dẫn đầy đủ nhất về hướng xử lý các trường hợp trùng hoặc tương tự giữa tên doanh nghiệp và nhãn hiệu đã được bảo hộ với phạm vi hoạt động trong cùng một lĩnh vực.
» Đăng ký Thay đổi tên công ty theo nhãn hiệu
Thông tư cũng sẽ đóng lại các trường hợp lợi dung danh tiếng của nhãn hiệu nhất định để thành lập một công ty với tên gọi tương tự nhằm tạo lợi thế kinh doanh. Đây là một thao tác tương đối phổ biến đang được các công ty tại Việt Nam vận dụng. Việc làm như vậy mô hình chung làm giảm khả năng phân biệt của hàng hoá, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng vốn thiếu thông tin thẩm định cũng như ảnh hưởng đến môi trường đầu tư của Việt Nam, gây ảnh hưởng đến danh tiếng của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cũng gây khó khăn cho cơ quan chức năng trong quá trình xử lý.
Dưới đây là tóm tắt một số nội dung chính của Thông tư liên tịch:
- Căn cứ xác định tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp: do cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hoặc người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp kết luận hoặc quyết định.
- Các biện pháp áp dụng theo thông tư: buộc thay đổi tên doanh nghiệp, loại bỏ yếu tố vi phạm trong tên doanh nghiệp (ví dụ như đổi tên doanh nghiệp, loại bỏ ngành nghề đăng ký kinh doanh được coi là tương tự với các sản phẩm/dịch vụ gắn nhãn hiệu đang được bảo hộ), và biện pháp thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu như không tuân thủ các biên pháp trước.
- Tiếp theo là trình tự, thủ tục thay đổi tên doanh nghiệp, loại bỏ yếu tố vi phạm trong tên doanh nghiệp trong trường hợp có văn bản kết luận tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp và trình tự, thủ tục thay đổi tên doanh nghiệp, loại bỏ yếu tố vi phạm trong tên doanh nghiệp và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong trường hợp có quyết định xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp.
- Cuối cùng là trách nhiệm, phối hợp xử lý tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.
Về cơ bản, thông tư liên tịch là một công cụ mạnh nhằm tăng khả năng bảo hộ cho tài sản sở hữu trí tuệ cũng như trong giai đoạn TPP vừa được ký kết. Nhận thức được vấn đề này, doanh nghiệp nên có những bước đi phù hợp để tự bảo vệ quyền lợi của mình khi mà việc cạnh tranh về mặt pháp lý dần đóng một vai trò quan trọng trong thành công bền vững của mỗi doanh nghiệp.
Thông tư_ 05-2016-TTBKHCN-BKHĐT_05-04-2016
» Quy định xử lý tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
theo vntinnhanh.vn
Luật sư Phạm Duy Khương