Sở hữu công nghiệp, kiểu dáng công nghiệp và vấn đề bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng
[Baohothuonghieu.com] - Vi phạm sở hữu công nghiệp như thương hiệu, kiểu dáng công nghiệp đang diễn ra ngày càng phổ biến trên Thế giới.
Quyền sở hữu trí tuệ là đặc quyền của mỗi cá nhân, tổ chức đối với kết quả của sự sáng tạo do mình tạo ra. Chính vì thế mà Luật Sở hữu trí tuệ đã khẳng định cá nhân, tổ chức có quyền áp dụng các biện pháp mà pháp luật cho phép để tự bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình. Cá nhân hay tổ chức cũng có trách nhiệm tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, chủ thể quyền SHTT có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền SHTT theo quy định của pháp luật. Các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền SHTT bao gồm các biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự, tuỳ theo tính chất, mức độ xâm phạm. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam hiện hành có quy định về việc tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm đối tượng sở hữu trí tuệ của người khác thì tuỳ theo tính chất, mức độ xâm phạm, có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự. Theo đó, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các cơ quan Toà án, Thanh tra Bộ Khoa học công nghệ, Quản lý thị trường có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm sáng chế
Điều 200. Thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các cơ quan Toà án, Thanh tra, Quản lý thị trường, Hải quan, Công an, Uỷ ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Việc áp dụng biện pháp dân sự, hình sự thuộc thẩm quyền của Toà án. Trong trường hợp cần thiết, Tòa án có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật.
Việc áp dụng biện pháp hành chính thuộc thẩm quyền của các cơ quan Thanh tra, Công an, Quản lý thị trường, Hải quan, Uỷ ban nhân dân các cấp. Trong trường hợp cần thiết, các cơ quan này có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.
Việc áp dụng biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ thuộc thẩm quyền của cơ quan hải quan.
Khi chủ thể quyền sở hữu trí tuệ phát hiện ra hành vi vi phạm nhãn hiệu, chủ thể quyền có thể liên hệ với các cơ quan sau để gửi đơn yêu cầu xử lý vi phạm:
1. Cơ quan Thanh tra Khoa học và Công nghệ (gồm thanh tra Bộ khoa học công nghệ và thanh tra sở khoa học công nghệ) có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm quy định về quản lý hoạt động sở hữu công nghiệp và xâm phạm quyền và cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, trừ các hành vi vi phạm xảy ra trong hoạt động quá cảnh, nhập khẩu hàng hóa.
2. Cơ quan Thanh tra Thông tin và Truyền thông (gồm thanh tra Bộ và thanh tra Sở) có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm quy định về thanh tra, kiểm tra sở hữu công nghiệp và hành vi đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại của người khác được bảo hộ nhằm chiếm giữ tên miền, lợi dụng hoặc làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý.
3. Cơ quan Quản lý thị trường có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm quy định về chỉ dẫn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp; vi phạm quy định về thanh tra, kiểm tra sở hữu công nghiệp; xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý,tên thương mại, kiểu dáng công nghiệp; sản xuất, nhập khẩu, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý; sản xuất, nhập khẩu, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ để bán tem, nhãn, vật phẩm mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý giả mạo trong hoạt động buôn bán, vận chuyển hàng hóa tại thị trường trong nước.
4. Cơ quan Hải quan có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm quy định về chỉ dẫn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp; vi phạm quy định về thanh tra, kiểm tra sở hữu công nghiệp; hành vi xâm phạm quyền và cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp trong hoạt động quá cảnh, nhập khẩu hàng hóa.
5. Cơ quan Công an có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm quy định về thanh tra, kiểm tra sở hữu công nghiệp; sản xuất, nhập khẩu, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý; sản xuất, nhập khẩu, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ để bán tem, nhãn, vật phẩm mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý giả mạo.
6. Cục Quản lý cạnh tranh có thẩm quyền xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.
7. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp xảy ra tại địa phương theo nguyên tắc xác định thẩm quyền quy định tại Điều 42 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính. (Điều 15 Nghị định 97/2010/NĐ-CP).
Như vậy có thể thấy, hệ thống các cơ quan thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam rất đa dạng, khi phát hiện hành vi vi phạm, chủ thể quyền nên liên hệ với các đại diện sở hữu trí tuệ để được tư vấn, làm đơn và nộp đơn đến đúng cơ quan có thẩm quyền.
Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thường được thực hiện một cách khá là tinh vi. Quy định trong Điều 5 của Nghị định 105/2006/NĐ-CP. Theo đó, để xác định một hành vi là xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, cần phải đáp ứng các điều kiện sau:
Do đó, việc xác định một hành vi là xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phụ thuộc vào việc đối tượng có vi phạm các yếu tố nêu trên hay không?
Tóm tắt các hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và mức phạt theo Nghị định 131/2013/NĐ-CP:
Phạt tiền:
Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật vi phạm.
Phạt tiền: Từ 5.000.000 đến 10.000.000 đồng.
Phạt tiền: Từ 15.000.000 đến 35.000.000 đồng.
Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm trên môi trường Internet hoặc tiêu hủy tang vật vi phạm.
Phạt tiền:
Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tái xuất hoặc tiêu hủy tang vật vi phạm.
Lưu ý: Đây chỉ là tóm tắt ngắn gọn, bạn nên tham khảo kỹ Nghị định 131/2013/NĐ-CP để có đầy đủ thông tin về các hành vi vi phạm và mức phạt cụ thể.
Khi có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, chủ thể quyền có thể thực hiện quyền tự bảo vệ gồm những biện pháp sau:
a) Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
b) Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại;
c) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
d) Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc phát hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Tổ chức, cá nhân bị thiệt hại hoặc có khả năng bị thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp dân sự quy định tại Điều 202 của Luật Sở Hữu Trí Tuệ và các biện pháp hành chính theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.
Khi quý khách hàng đối diện với vấn đề vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, việc lựa chọn dịch vụ xử lý của SBLAW là sự quyết định đúng đắn. SBLAW, với đội ngũ luật sư chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm, cam kết mang đến giải pháp pháp lý toàn diện và hiệu quả.
Chúng tôi không chỉ nắm vững kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực này mà còn luôn đổi mới để đáp ứng những thách thức pháp lý mới nhất. Đối tác của SBLAW có thể tin tưởng vào sự chuyên nghiệp, uy tín và cam kết đem lại sự hài lòng cao nhất cho khách hàng.
Địa chỉ liên hệ:
Luật sư Nguyễn Thanh Hà đến từ SBLAW có phần tư vấn về vấn đề vi phạm sở hữu trí tuệ trong chương trình của Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội. Mời các bạn đón xem tại đây:
Quyền sở hữu trí tuệ là một trong những quyền tài sản có giá trị nhất trong khối tài sản của Doanh nghiệp. Tuy nhiên, quyền sở hữu trí tuệ cũng là đối tượng hay và dễ bị xâm phạm nhất;
Dịch vụ xử lý vi phạm về sở hữu công nghiệp bao gồm:
Với kinh nghiệm của mình, các Luật sư của SB Law sẽ hỗ trợ khách hàng trong việc xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và đưa ra cách thức, kế hoạch và lộ trình xử lý một cách có hiệu quả nhất;
Do đó, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, thực hiện các biện pháp kỹ thuật và pháp lý để chống lại các đối tượng có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là hoạt động nghiệp vụ cao, đòi hỏi sự hiểu biết đầy đủ các quy định pháp luật và thực tiễn đấu tranh chống các hành vi thương mại bất công bằng trên thị trường
Tham khảo thêm >> Đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu
[Baohothuonghieu.com] - Vi phạm sở hữu công nghiệp như thương hiệu, kiểu dáng công nghiệp đang diễn ra ngày càng phổ biến trên Thế giới.
(SBLAW) Luật sư Nguyễn Thanh Hà – Chủ tịch Công ty Luật TNHH SB Law đã có buổi phỏng vấn trong chuyên mục Tiêu điểm
Giám định về sở hữu trí tuệ - Bộ phận quan trọng của hệ thống thực thi quyền sở hữu trí tuệ Trong những năm
Doanh nghiệp hỏi: Hiện tại Công ty chúng tôi đang bị bên thứ ba xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu
a. Trình tự thực hiện: - Tiếp nhận đơn: Thông qua đại diện sở hữu công nghiệp hoặc đơn yêu cầu có thể nộp trực
Xem xét đơn yêu cầu xử lý vi phạm: Theo quy định tại Thông tư số 37/2011/TT- BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ:
[Baohothuonghieu.com] - Đối với trường hợp xử lý tên doanh nghiệp xâm phạm nhãn hiệu đã được cấp (xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp),
[Baohothuonghieu.com] Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp là một vấn đề ngày càng trở nên nghiêm trọng trong bối cảnh phát triển kinh tế
Thực trạng vi phạm nhãn hiệu tại Việt Nam hiện nay như thế nào? Theo quy định của pháp luật, có những hình thức xử
Với kinh nghiệm lâu năm trong nghề, đội ngũ luật sư chuyên nghiệp cùng mức chi phí đăng ký nhãn hiệu sản phẩm độc…
SBLAW tư vấn và đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam và nước ngoài.
SBLAW tư vấn cách thức xử lý các vi phạm sở hữu trí tuệ cho các doanh nghiệp, thực thi quyền sở hữu trí tuệ một cách hiệu quả.
Bảo hộ và đăng ký kiểu dáng công nghiệp cho các nhà thiết kế và doanh nghiệp tại Việt Nam và quốc tế.
SBLAW đăng ký sáng chế cho doanh nghiệp Việt Nam theo hình thức PCT và đăng ký trực tiếp vào từng quốc gia.
Luật sư SBLAW tư vấn và bảo hộ sáng chế tại Việt Nam và nước ngoài một cách chuyên nghiệp và hiệu quả.
SBLAW tư vấn bảo hộ các tác phẩm của các tác giả và chủ sở hữu tác phẩm như âm nhạc, văn học nghệ thuật tại Cục bản quyền tác giả.
Bảo hộ hương hiệu ra quốc tế thông qua hệ thống Madrid và đăng ký trực tiếp tại từng quốc gia một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Đăng ký mã vạch và mã số cho hàng hóa phục vụ mục tiêu xuất khẩu và chống hàng giả, hàng nhái.
CÔNG TY LUẬT SBLAW – Hotline/Zalo: 0904340664 | Email: baohothuonghieu@sblaw.com.vn