Xây dựng cam kết bảo mật thông tin (NDA) cho doanh nghiệp.
Câu hỏi: Chúng tôi muốn outsource các vấn đề bán hàng, marketing cho một công ty thứ 3, và đã ký (Non disclosure Agreement- NDA) với họ.
Tuy nhiên là tôi vẫn lo lắng về vấn đề bảo mật thông tin kinh doanh, và NDA với bên thứ 3. ở Việt Nam dường như không có nhiều giá trị. Anh chị có thể cho tôi biết các issue có thể xảy ra và lời khuyên cần thiết để tránh?
Trả lời: Mỗi công ty đều có thông tin mật theo ngành nghề riêng của mình. Đó là những thông tin có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho công ty nếu các đối thủ cạnh tranh cố ý hoặc tình cờ khám phá được. Các thông tin mà bạn nêu về marketing, bán hang là những thong tin như vậy.
Vì vậy, khi bạn ký với một bên thứ 3 thì bạn cần cung cấp NDA với họ, trong NDA này, bạn cần phải quy định cụ thể về nghĩa vụ bảo mật thông tin của bên thứ 3, biện pháp bồi thường thiệt hại nếu họ vi phạm.
Bạn nên thuê một đơn vị tư vấn luật để họ soạn thảo một NDA chuẩn, sử dụng cho các vụ việc của công ty.
Theo luật việt Nam, nếu một bên vi phạm nghĩa vụ bảo mật thong tin, gây thiệt hại thì họ sẽ phải bồi thường thiệt hại cho bạn, tuy nhiên, nghĩa vụ chứng minh thiệt hại thuộc về bên bạn.
Ngoài ra nguồn rò rỉ thông tin khó quản lý nhất là từ các nhân viên cũ. Về nguyên tắc, khi một nhân viên và công ty ký hợp đồng lao động, mối quan hệ lao động giữa hai bên phát sinh. Tuy nhiên, khi hợp đồng lao động chấm dứt, mối quan hệ lao động giữa công ty và nhân viên kết thúc, mối quan hệ giữa hai bên (nếu có) sẽ thuần túy là mối quan hệ dân sự và được điều chỉnh theo luật dân sự Việt Nam: thứ nhất, yêu cầu nhân viên ký thỏa thuận không tiết lộ, thứ hai, thực hiện các bước để bảo vệ cổng thông tin công ty bạn trong phạm vi nội bộ...