Xử lý vi phạm sáng chế và giải pháp hữu ích

[Baohothuonghieu.com] Xâm phạm quyền sáng chế có thể xử lý bằng các biện pháp dân sự, hành chính và hình sự. Vậy thế nào là xâm phạm quyền sáng chế? Các biện pháp xử lý xâm phạm quyền sáng chế gồm những gì?

Những hành vi xâm phạm quyền sáng chế

Căn cứ Điều 126 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi, bổ sung năm 2022, những hành vi sau đây được coi là xâm phạm quyền sáng chế:

  • Sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí được bảo hộ… trong thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ mà không được phép của chủ sở hữu.
  • Sử dụng sáng chế mà không trả tiền đền bù theo quy định về quyền tạm thời.

Trong đó, các yếu tố để xác định xâm phạm căn cứ theo Điều 74 Nghị định 65/2023/NĐ-CP bao gồm:

  • Sản phẩm/quy trình trùng/tương đương một bộ phận hay toàn bộ với sản phẩm được bảo hộ.
  • Sản phẩm hoặc bộ phận (phần) của sản phẩm được sản xuất theo quy trình trùng hoặc tương đương với quy trình thuộc phạm vi bảo hộ sáng chế.

    Xử lý vi phạm sáng chế.
    Xử lý vi phạm sáng chế

Các biện pháp xử lý xâm phạm quyền sáng chế mới nhất

Để xử lý xâm phạm quyền sáng chế, Luật Sở hữu trí tuệ có đưa ra một số biện pháp dưới đây:

Về dân sự

Tòa án áp dụng các biện pháp dân sự sau đây để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo Điều 202 Luật Sở hữu trí tuệ 2005:

  • Buộc người vi phạm phải chấm dứt hành vi xâm phạm quyền sáng chế;
  • Buộc người vi phạm phải xin lỗi, cải chính công khai người bị xâm phạm quyền sáng chế;
  • Buộc người vi phạm phải thực hiện nghĩa vụ dân sự theo thỏa thuận với người bị xâm phạm quyền sáng chế
  • Buộc người vi phạm phải bồi thường thiệt hại theo thiệt hại thực tế mà cá nhân, tổ chức có hành vi xâm phạm thực hiện. Mức bồi thường thiệt hại sẽ do các bên thỏa thuận gồm các thiệt hại như: Thiệt hại về vật chất, tài sản, về danh dự, nhân phẩm, uy tín…
  • Buộc người vi phạm phải tiêu huỷ hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại các sản phẩm do hành vi xâm phạm quyền sáng chế tạo nên
Xử lý vi phạm sáng chế.
Xử lý vi phạm sáng chế

Xử phạt vi phạm hành chính

Ngoài các biện pháp về dân sự nêu trên, cá nhân, tổ chức có hành vi xâm phạm quyền sáng chế còn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo điểm a khoản 1 Điều 10 Nghị định 99/2013/NĐ-CP:

STT Giá trị phạt Giá trị hàng vi phạm Hành vi
1 Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 - 02 triệu đồng Dưới 03 triệu đồng - Bán, vận chuyển, chào hàng, tàng trữ, trưng bày để bán, thiết kế bố trí/sản phẩm được sản xuất từ quy trình xâm phạm quyền sáng chế.

- Khai thác công dụng của sản phẩm xâm phạm quyền sáng chế hoặc sản xuất sản phẩm được sản xuất từ quy trình xâm phạm quyền sáng chế.

- Đặt hàng, thuê người khác, giao việc cho người khác thực hiện các công việc trên.

2 Từ 02-04 triệu đồng Trên 03 -05 triệu đồng
3 Từ 04-08 triệu đồng Trên 05- 10 triệu đồng
4 Từ -8-15 triệu đồng Trên 10 -20 triệu đồng
5 Từ 15-25 triệu đồng Trên 20 - 40 triệu đồng
6 Từ 25-40 triệu đồng Trên 40 - 70 triệu đồng
7 Từ 40 - 60 triệu đồng Trên 70 - 100 triệu đồng
8 Từ 60 - 80 triệu đồng Trên 100 -200 triệu đồng
9 Từ 80 - 110 triệu đồng Trên 200 - 300 triệu đồng
10 Từ 110 - 150 triệu đồng Trên 300 - 400 triệu đồng
11 Từ 150 - 200 triệu đồng Trên 400 - 500 triệu đồng
12 Từ 200 - 250 triệu đồng Trên 500 triệu đồng
13 - 1,2 lần mức tiền phạt ở các mục trên nhưng không vượt quá 250 triệu đồng

- Dựa trên mục đích kinh doanh

Dựa trên mục đích kinh doanh với các hành vi:

  • Sản xuất gồm: Thiết kế, chế tạo, gia công, xây dựng, lắp ráp, chế biến, đóng gói… hàng hóa, sản phẩm xâm phạm quyền sản chế
  • Áp dụng quy trình xâm phạm với sáng chế
  • Nhập khẩu sản phẩm xâm phạm quyền sáng chế
  • Đặt hàng, thuê người khác, giao hàng với các hành vi ở trên

Ngoài ra, Nghị định còn đình chỉ các hoạt động kinh doanh hàng hóa dịch vụ vi phạm từ số thứ tự 08 - 13 ở trên từ 01-03 tháng và đưa ra một số biện pháp khắc phục hậu quả như sau:

  • Loại bỏ và tiêu hủy yếu tố vi phạm. Nếu không thực hiện được thì phải tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm
  • Hàng hóa quá cảnh xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp thì phải đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
  • Nộp lại số lợi bất hợp pháp có được từ hành vi vi phạm nêu trên.

(Căn cứ Khoản 14, 15 Điều 10 Nghị định 99/2013/NĐ-CP)

Chịu trách nhiệm hình sự

Cá nhân, pháp nhân thương mại thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp được quy định tại Điều 226 của Luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Cụ thể:

  • Cá nhân phạm tội có thể bị phạt đến 03 năm tù hoặc phạt tiền từ 20 - 200 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề trong thời hạn đến 05 năm...
  • Pháp nhân thương mại bị phạt tiền đến 05 tỷ đồng, bị cấm kinh doanh, hoạt động trong lĩnh vực hoặc huy động vốn trong thời gian đến 03 năm...

Trên đây là quy định chi tiết về các biện pháp xử lý xâm phạm quyền sáng chế theo quy định mới nhất. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ SBLAW để được tư vấn chi tiết.

Tham khảo thêm >> Đăng ký sáng chế tại Việt Nam

SBLAW tư vấn về bảo hộ thương hiệu và các tài sản trí tuệ khác một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả:
Quý khách cần sử dụng dịch vụ bảo hộ tài sản trí tuệ, vui lòng liên hệ trực tiếp đến.
  • Điện thoại - Chat Zalo
  • Email address
Tin tức liên quan