Tư vấn mã vạch để xuất khẩu

 SBLAW tư vấn cho khách hàng về mã vạch sản phẩm khi xuất khẩu hàng hóa.

 Bên mình có định hướng xuất khẩu hàng qua Hoá Kỳ. Xin tư vấn giúp các thông tin sau

1. Trong giao thương hàng hoá từ Việt Nam qua Mỹ có bắt buộc in mã vạch không?

Trả lời:

Mã vạch là ký hiệu tổ hợp của một dãy những mã vạch bao gồm các chữ số. Trong đó thể hiện các thông tin liên quan đến sản phẩm thể hiện dưới dạng vạch, để các thiết bị điện tử có thể quét được. Có thể nói mã vạch của một sản phẩm gần như không thay đổi trong suốt quá trình tồn tại của sản phẩm trên thị trường. Mã vạch còn là một trong những dấu hiệu đặc biệt để phân biệt hàng giả, hàng nhái cũng như xuất xứ của sản phẩm.

Việc đăng ký mã vạch không phải là một yêu cầu bắt buộc. Nó phụ thuộc vào nhu cầu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, với các doanh nghiệp kinh doanh nhiều loại hàng hóa. Hoặc muốn đưa hàng hóa vào các siêu thị, trung tâm thương mại, xuất khẩu thì nên tiến hành thủ tục đăng ký mã vạch cho sản phẩm của mình.

2. Mã vạch dán trước trực tiếp lên thân sản phẩm, hay thùng chứa sản phẩm. Ngoài ra mình còn có thùng to để chứa nhiều thùng đơn nhỏ trong đó, vậy có dán không?

Trả lời:  

Anh có thể dán lên thân sản phẩm hoặc thùng chứa sản phẩm, thùng to hoặc thùng đơn nhỏ đều được.

3. Mã vạch phải in bằng têm và gỡ dán lên hay là in cố định trước lên thùng carton chứa sản phẩm (nhiều sản phẩm mình thấy như vậy)

Trả lời:

Anh có thể in bằng tem hoặc in cố định lên thùng carton/bao bì sản phẩm. 

   

4. Bên mình (nhà sản xuất ở Việt Nam) có được phép in giúp và dán sẵn mã vạch lên sản phẩm được không (nghĩa là có hai mã vạch cùng dán lên) để đối tác bên kia khỏi tốn công tháo từng thùng ra dán lại. (Đối tác bên kia cũng đăng ký mã vạch, đại diện pháp luật đầy đủ rồi và gởi về bên này ). 

Giống như kiểu các nhà phân phối hàng tại Việt Nam nhập khẩu hàng từ Hàn, Trung, Nhật về rồi banh ra từng thùng in mã vạch riêng theo CTY đăng ký ở Việt Nam và dán lên. Thay vì vậy thì nhờ nhà sản xuất gốc bên kia họ dán luôn lúc đóng gói, cho nhanh. Như vậy có được không hay phải có thêm các thủ tục pháp lý, hợp đồng OEM giữa hai đối tác, giống như kiểu chỉ có 1 nhà phân phối độc quyền sản phẩm đó mà hai đối tác đã thoả thuận hợp đồng trước vậy đó.

Trả lời:  

Hợp đồng OEM sử dụng trong trường hợp bên anh gia công sản phẩm của bên nước ngoài. Theo đó, bên anh sẽ dùng mã vạch của nước ngoài để dán lên sản phẩm (đăng ký sử dụng mã vạch nước ngoài với Tổng cục). Thông thường 01 sản phẩm không in đồng thời 02 mã vạch anh nhé.

SBLAW tư vấn về bảo hộ thương hiệu và các tài sản trí tuệ khác một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả:
Quý khách cần sử dụng dịch vụ bảo hộ tài sản trí tuệ, vui lòng liên hệ trực tiếp đến.
  • Điện thoại - Chat Zalo
  • Email address
Tin tức liên quan