Đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu
Với kinh nghiệm lâu năm trong nghề, đội ngũ luật sư chuyên nghiệp cùng mức chi phí đăng ký nhãn hiệu sản phẩm độc…
Việc đăng ký sáng chế theo Hiệp ước PCT có nguồn gốc Việt Nam được quy định trong và Hiệp ước hợp tác quốc tế về Bằng sáng chế năm 1970, được sửa đổi năm 1984 và Luật Sở hữu trí tuệ. Việt Nam hiện nay là thành viên của Hiệp ước hợp tác về sáng chế - PCT, vì vậy, Việt Nam có nghĩa vụ bảo hộ các đơn quốc tế về sáng chế tại Việt Nam.
Việc đăng ký sáng chế theo PCT được quy định trong và Hiệp ước hợp tác quốc tế về Bằng sáng chế năm 1970, được sửa đổi năm 1984 và Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29/11/2005. Đăng ký sáng chế theo PCT dễ dàng hơn nhiều khi bạn đến với SBLAW. Gọi cho Hotline của chúng tôi để được tư vấn chi tiết hơn!
ĐĂNG KÝ SÁNG CHẾ QUỐC TẾ
a) Nếu trong đơn quốc tế có chọn Việt Nam thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ là cơ quan được chọn. Trong trường hợp này, nếu việc chọn Việt Nam được tiến hành trong thời hạn 19 tháng kể từ ngày ưu tiên, để được vào giai đoạn quốc gia, trong thời hạn 31 tháng kể từ ngày ưu tiên, người nộp đơn phải nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ các tài liệu sau đây:
(i) Tờ khai yêu cầu đăng ký sáng chế, làm theo mẫu 01-SC quy định tại Phụ lục A của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN;
(ii) Bản dịch ra tiếng Việt của đơn quốc tế: bản mô tả, gồm phần mô tả, yêu cầu bảo hộ, chú thích các hình vẽ và bản tóm tắt (bản công bố hoặc bản gốc nộp ban đầu, nếu đơn chưa được công bố và bản sửa đổi và bản giải thích phần sửa đổi, nếu đơn quốc tế có sửa đổi theo Điều 19 và/hoặc Điều 34(2)(b) của Hiệp ước);
(iii) Bản dịch ra tiếng Việt của các phụ lục báo cáo xét nghiệm sơ bộ quốc tế (khi có yêu cầu xét nghiệm nội dung đơn);
(iv) Phí và lệ phí quốc gia.
b) Đơn quốc tế nộp vào Cục Sở hữu trí tuệ trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày kết thúc thời hạn quy định trên đây có thể được chấp nhận với điều kiện người nộp đơn nộp lệ phí theo quy định.
Đăng ký sáng chế quốc tế theo Hiệp ước Hợp tác Sáng chế (PCT) là một quy trình quan trọng giúp các nhà sáng chế bảo vệ quyền lợi của mình trên thị trường toàn cầu. Dưới đây là các bước thủ tục cần thiết để thực hiện việc đăng ký này.
Chuẩn bị tài liệu:
Nộp đơn:
Đơn có thể được nộp trực tiếp tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam hoặc gửi qua bưu điện. Sau khi tiếp nhận, Cục sẽ kiểm tra tính hợp lệ của đơn.
Thẩm định hình thức:
Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành thẩm định hình thức đơn để đảm bảo rằng nó đáp ứng các yêu cầu quy định. Nếu đơn hợp lệ, sẽ có thông báo chấp nhận.
Tra cứu sáng chế (tùy chọn):
Trước khi nộp đơn, người nộp có thể thực hiện tra cứu để xác định tính khả dụng và tính mới của sáng chế, giúp giảm thiểu rủi ro trong quá trình đăng ký.
Xử lý đơn tại giai đoạn quốc gia:
Sau khoảng 30 tháng kể từ ngày nộp đơn, người nộp sẽ phải tiến hành yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế tại từng quốc gia mà họ muốn bảo hộ. Mỗi quốc gia sẽ có quy trình thẩm định riêng.
Công bố đơn:
Nội dung của đơn PCT sẽ được công bố trên Công báo PCT sau 18 tháng kể từ ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên (nếu có).
Thẩm định sơ bộ quốc tế:
Một ý kiến sơ bộ về tính mới và khả năng áp dụng của sáng chế sẽ được đưa ra, giúp người nộp đánh giá khả năng thành công trong việc cấp bằng độc quyền.
Việc thực hiện đúng quy trình và chuẩn bị đầy đủ tài liệu không chỉ giúp tăng cường khả năng bảo vệ sáng chế mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc thương mại hóa sản phẩm trong tương lai.
a. Tư vấn, tra cứu, đánh giá khả năng sử dụng, đăng ký bảo hộ sáng chế / giải pháp hữu ích ở Việt Nam và nước ngoài;
b. Hoàn thiện hồ sơ xin cấp văn bằng bảo hộ Sáng chế (dịch tài liệu hoặc viết bản mô tả sáng chế và yêu cầu bảo hộ, chuẩn bị các hình vẽ, làm tờ khai, đại diện) cho khách hàng trong việc nộp đơn yêu cầu cấp bằng bảo hộ ở Việt Nam và ở nước ngoài;
c. Tư vấn và thực hiện dịch vụ duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ sáng chế đã được cấp ở Việt Nam và ở nước ngoài;
d. Tư vấn và đánh giá khả năng vi phạm các quyền sáng chế đang được bảo hộ;
e. Đánh giá hiệu lực văn bằng bảo hộ sáng chế đã được cấp ở Việt Nam và ở nước ngoài;
f. Đàm phán, soạn thảo, thẩm định, đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu các sáng chế ở Việt Nam và ở nước ngoài;
g. Đại diện theo ủy quyền cho khách hàng thực hiện phúc đáp, khiếu kiện các Quyết định của Cục Sở hữu trí tuệ bao gồm, phản đối, kiến nghị thay đổi quyết định;
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
SBLAW đã trình bày cho quý khách hàng nắm rõ thủ tục đăng ký sáng chế theo PCT. Hi vọng các thông tin này hữu ích trong quá trình đăng ký sáng chế quốc tế của quý khách hàng. Đối với những câu hỏi cụ thể hơn, để biết thêm thông tin chi tiết quý khách vui lòng liên hệ ngay SBLAW để nhận được tư vấn và báo giá cụ thể nhất.
Mọi chi tiết liên quan đến đăng ký sáng chế theo PCT, quý khách vui lòng liên hệ:
|
Với kinh nghiệm lâu năm trong nghề, đội ngũ luật sư chuyên nghiệp cùng mức chi phí đăng ký nhãn hiệu sản phẩm độc…
SBLAW tư vấn và đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam và nước ngoài.
SBLAW tư vấn cách thức xử lý các vi phạm sở hữu trí tuệ cho các doanh nghiệp, thực thi quyền sở hữu trí tuệ một cách hiệu quả.
Bảo hộ và đăng ký kiểu dáng công nghiệp cho các nhà thiết kế và doanh nghiệp tại Việt Nam và quốc tế.
SBLAW đăng ký sáng chế cho doanh nghiệp Việt Nam theo hình thức PCT và đăng ký trực tiếp vào từng quốc gia.
Luật sư SBLAW tư vấn và bảo hộ sáng chế tại Việt Nam và nước ngoài một cách chuyên nghiệp và hiệu quả.
SBLAW tư vấn bảo hộ các tác phẩm của các tác giả và chủ sở hữu tác phẩm như âm nhạc, văn học nghệ thuật tại Cục bản quyền tác giả.
Bảo hộ hương hiệu ra quốc tế thông qua hệ thống Madrid và đăng ký trực tiếp tại từng quốc gia một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Đăng ký mã vạch và mã số cho hàng hóa phục vụ mục tiêu xuất khẩu và chống hàng giả, hàng nhái.
CÔNG TY LUẬT SBLAW – Hotline/Zalo: 0904340664 | Email: baohothuonghieu@sblaw.com.vn