Truyền hình Internet ở Việt Nam: Gian nan tác quyền

Truyền hình Internet ở Việt Nam: Gian nan tác quyền

Truyền hình Internet Gian nan tác quyền

Mặc dù là thị trường tiềm năng nhưng truyền hình Internet cũng tồn tại nhiều rủi ro.

Các nhà sản xuất phải đối mặt với vấn đề bản quyền và sự cạnh tranh từ các ứng dụng quốc tế.

Truyền hình Internet ngày càng phổ biến ở Việt Nam.

Lượng người gắn bó với TV trong giai đoạn 2011-2016 đã giảm rõ rệt. Theo báo cáo của Nielsen, thời gian xem truyền hình của nhóm người 25-34 tuổi đã giảm hơn 25%. Với nhóm trẻ hơn, con số này còn giảm đến 37,9%.

Truyền hình truyền thống có thể đang gặp khó khăn nhưng truyền hình Internet lại đang là thị trường tiềm năng do đón đầu được xu hướng. Người dùng thích chủ động hơn trong việc lựa chọn những nội dung theo sở thích cá nhân thay vì phụ thuộc vào sự phân phối của nhà đài.

Thị trường chớm nở

Khi công bố Apple TV vào cuối năm 2015, Tim Cook từng nhận định tương lai của TV là các ứng dụng. Khi ấy người dùng có quyền lựa chọn các chương trình truyền hình yêu thích, sẵn sàng trả tiền để mua các nội dung hấp dẫn.

Tuy nhiên điều này không hoàn toàn đúng với người dùng Việt Nam. Thông thường để mua các chương trình giải trí, người dùng cần có Smart TV, kết nối mạng và tài khoản thanh toán trực tiếp. Người dùng trong nước vẫn chưa quen với phương thức này mặc dù nhu cầu rất lớn.

Đây cũng là nguyên nhân ra đời của các công ty kinh doanh dịch vụ sản phẩm truyền hình. Tương tự các sản phẩm truyền hình trên thế giới, truyền hình Internet ở Việt Nam chủ yếu là các TV Box (hộp truyền hình).

Theo ông Phan Thanh Giản, Giám đốc điều hành Clip TV, trong 10 đến 20 năm nữa, truyền hình sẽ là truyền hình Internet. Việt Nam có thể chậm hơn nhưng đó chắc chắn sẽ là xu thế.

"Với sự phát triển rất nhanh về Internet đặc biệt là tốc độ đường truyền và xu hướng xem phim theo yêu cầu ngày càng lớn. Thị trường truyền hình online đang diễn ra sôi động tại Việt Nam", ông Giản nhận định.

Những khó khăn cản bước

Hai khó khăn lớn nhất mà truyền hình Internet Việt Nam đang phải đối mặt là sự cạnh tranh của các công ty nước ngoài như Netflix, Amazon, Hulu, iflix. Khó khăn thứ 2 đến từ chính các thương hiệu nội địa.

Về cơ bản, truyền hình Internet trong nước thường kết hợp 2 nội dung là xem truyền hình và video theo yêu cầu. Các sản phẩm nội địa như Clip TV, FPT box, Smart TV box hay Next TV đều gặp phải những khó khăn nhất định về kho nội dung và vấn đề bản quyền.

Để phục vụ nhu cầu xem phim ngày càng lớn của người dùng. Các nhà sản xuất phải không ngừng cập nhật thêm nội dung mới. Lúc này, vấn đề tác quyền lại là bài toán nan giải.

Theo ông Phan Thanh Giản, các công ty làm bản quyền trong nước hầu hết là lỗ vì còn yếu trong lĩnh vực công nghệ, chi phí bản quyền và marketing.

Truyền hình Internet lậu vẫn tràn lan trên mạng, người dùng có thể dễ dàng tìm thấy một bộ phim mới, một kênh truyền hình quốc tế. Trong khi những công ty cung cấp dịch vụ bản quyền thì không thể đủ kinh phí. Hoặc chính sách các nhà cung cấp nội dung vẫn chưa phân phối trên nền tảng Internet (OTT) như gói kênh HBO, Star Movies hoặc các bộ phim bom tấn.

Một rào cản nữa khiến truyền hình Internet vẫn chưa phổ biến ở Việt Nam là thói quen của người dùng. Việc chuyển đổi từ truyền hình kỹ thuật số sang nền tảng online đòi hỏi người dùng một thời gian để làm quen. Nhóm người lớn tuổi thường mất nhiều thời gian hơn để bắt đầu.

Tương lai của truyền hình Internet

Nếu đặt trong bối cảnh riêng của ngành truyền hình thì Internet có thể là bước phát triển tiếp theo.

Tuy nhiên đặt trong bối cảnh lớn hơn là thị trường công nghệ với loạt thiết bị thông minh như Smart TV, máy tính bảng, smartphone thì truyền hình Internet không hẳn là lựa chọn tốt nhất của người dùng.

Vẫn còn sớm để nhận định truyền hình Internet có thành công ở Việt Nam hay không. Điều này còn phụ thuộc nhiều vào cách tiếp cận thị trường của các hãng.

Bên cạnh việc mở rộng kho nội dung, một số hãng cũng bắt đầu nghiêm túc hơn trong vấn đề bản quyền. Những thiết bị mới khai thác các ngách nhỏ, phù hợp riêng với từng nhóm người dùng. Đơn cử như ứng dụng xem phim cho người khiếm thị của Clip TV, hoặc ứng dụng ABC Play cho trẻ em của FPT Play.

Những thay đổi này có thể chưa thật sự hữu dụng trong bối cảnh hiện tại nhưng nó cho thấy những đầu tư nghiêm túc của các hãng trong cuộc đua dài hơi.

Theo Zing news

» Bản quyền tác giả

SBLAW tư vấn về bảo hộ thương hiệu và các tài sản trí tuệ khác một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả:
Quý khách cần sử dụng dịch vụ bảo hộ tài sản trí tuệ, vui lòng liên hệ trực tiếp đến.
  • Điện thoại - Chat Zalo
  • Email address
Tin tức liên quan

Thời hạn bảo vệ tác quyền

Dự thảo Luật Sửa đổi, Bổ sung Luật Sở hữu Trí tuệ lần này nâng thời hạn bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan