Những tiêu chuẩn về khả năng bảo hộ, phạm vi và việc sử dụng quyền sở hữu trí tuệ


Chỉ dẫn địa lý (Mục 3)

5.686 Những yếu tố cơ bản của các tiêu chuẩn liên quan đến khả năng bảo hộ, phạm vi và việc sử dụng các quyền liên quan đến chỉ dẫn địa lý bao gồm:

– “Chỉ dẫn địa lý” là những chỉ dẫn xác định một sản phẩm là có nguồn gốc từ lãnh thổ của một nước thành viên, hoặc từ một khu vực hay địa phương thuộc vùng lãnh thổ đó, mà tại đó chất lượng , danh tiếng hoặc các đặc tính khác của sản phẩm chủ yếu gắn với ngườn gốc địa lý của sản phẩm (điều 22.1)

– Các nước thành viên phải quy định biện pháp pháp lý cho các bên liên quan để ngăn chặn việc sử dụng những chỉ dẫn có khả năng chỉ dẫn gây hiểu lầm rằng một hàng hóa có nguồn gốc tại một khu vực địa lý khác nhau với nguồn gốc địa lý thực sự của sản phẩm (điều 22.2(a))

– Các nước thành viên sẽ từ chối hoặc tước hiệu lực đăng ký của một nhãn hiệu hàng hóa mang một chỉ dẫn gây hiểu lầm (điều 22.3) và quy định các biện pháp ngăn chặn bất kỳ việc sử dụng nào tạo ra một hành vi cạnh tranh không lảnh mạnh theo như ý nghĩa của Điều 10bis Công ước Paris (điều 22.2(b)).

– Có thể áp dụng việc bảo hộ chống lại một chỉ dẫn địa lý đúng về mặt đen song gây ra sự hiểu nhầm (điều 22.4) và cả trong trường hợp rượu mạnh, thậm chí khi nguồn gốc thực sự của hàng hóa được chỉ dẫn hoặc chỉ dẫn địa lý được sữ dụng dưới dạng dịch hoặc đi kèm các thuật ngữ như “ loại”, “ kiểu”, “ dạng”, “phỏng theo” hoặc những thuật ngữ tương tự (điều 23.1)

– Việc bảo hộ không được áp dụng đối với một chỉ dẫn địa lý của một nước thành viên khác mà giống với tên gọi chung cho hàng hóa hoặc dịch vụ, hoặc đối với các sản phẩm rượu mà giống với tên gọi thông thường của một loại nho tại lãnh thổ của nước thành viên đó kể từ ngày Hiệp định WTO có hiệu lực (điều 24.6)

– Không có nghĩa vụ bảo hộ các chỉ dẫn địa lý mà không được hoặc đã bị chấm dứt bảo hộ ở nước xuất xứ, hoặc những chỉ dẫn địa lý đã không còn được sử dụng tại nước đó (điều 24.9)

– Các hướng dẫn quy định về việc bảo hộ bổ sung đối với các chỉ dẫn địa lý cho rượu vang và rượu mạnh (điều 23), kể cả việc bảo hộ đồng thời các chỉ dẫn địa lý đồng âm cho rượu vang (điều 23.3), những ngoại lệ cụ thể cho các quyền cơ bản như các quyền có trước (điều 24.4) và quyền sử dụng các tên cá nhân (điều 24.8) và giới hạn thời gian đăng ký trong những trường hợp cụ thể (điều 24.7)

– Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo hộ những chỉ dẫn địa lý đối với rượu vang các cuộc đàm phán phải được tiến hành tại Hội đồng TRIPS về việc thành lập một hệ thống đa phương để thông báo và đăng ký các chỉ dẫn địa lý cho rượu vang, sẽ có hiệu lực đối với các thành viên tham gia vào hệ thống này (điều 23.4)

Kiểu dáng công nghiệp (Mục 4)

5.687 Những yếu tố cơ bản của các tiêu chuẩn về khả năng bảo hộ, phạm vi và việc sử dụng  các quyền kiểu dáng công nghiệp bao gồm:

– Các nước thành viên sẽ quy định việc bảo hộ cho các kiểu dáng công nghiệp được tạo ra độc lập mà là nguyên bản hoặc mới; quy định một số tiêu chuẩn đối với việc xác định khả năng bảo hộ được cho phép (điều 25.1)

– Các yêu cầu về bảo hộ kiểu dáng công nghiệp trong ngành dệt may, có thể được quy định trong luật kiểu dáng công nghiệp hoặc luật bản quyền tác giả, không gây phương hại một cách bất hợp lý tới cơ hội nhận được sự bảo hộ, cụ thể đối với với vấn đề chi phí, xét nghiệm hoặc công bố (điều 25.2)

– Các độc quyền sẽ bao gồm quyền ngăn chặn các bên thứ ba sản xuất hoặc bán hoặc nhập khẩu, vì những mục đích thương mại, các vật phẩm mang chức hoặc thể hiện một kiểu dáng công nghiệp đã được bảo hộ (điều 26.1), tuân theo một số ngoại lệ cho phép (điều 26.2).

– Thời hạn bảo hộ sẽ được tính ít nhất là 10 năm (điều 26.3)

Bằng độc quyền sáng chế (Mục 5)

5.688 Yếu tố cơ bản của các tiêu chuẩn về khả năng bảo hộ, phạm vi và việc sử dụng các quyền về sáng chế bao gồm:

-bằng độc quyền sáng chế có thể được cấp cho các sản phẩm hoăc quy trình trong tất cả các lĩnh vực công nghệ, với điều kiện là sáng chế đó phải mới, thể hiện trình độ sáng tạo và có khả năng áp dụng công nghệ (điều 27.1); ngoại trừ việc các nước thành viên có thể loại trừ các sáng chế, ngăn cấm trong phạm vi lãnh thổ của họ việc khai thác thương mại các sáng chế cần thiết cho việc bảo hộ trật tự công cộng (an toàn công cộng). bao gồm việc bảo vệ con người, động thực vật hoặc sức khỏe, hoặc đề tránh các nguy hại nghiêm trọng tới môi trường, miễn là các ngoại trừ này không được thực hiện chỉ vì việc khai thác đó bị pháp luật ngăn cấm (điều 27.2) và các nước thành viên có thể loại trừ các phương pháp phẫu thuật, trị liệu, chẩn đoán cho việc điều trị con ngườ; tuy nhiên, các nước thành viên có thể quy định việc bảo hộ các giống cây trồng hoặc bằng độc quyền sáng chế hoặc một hệ thống đặc trưng có hiệu quả hoặc bằng sự kết hợp bất kỳ các hệ thống đó (điều 27.3)

-việc được cấp bằng độc quyền sáng chế và hưởng các quyền về sáng chế không phân biệt nơi tạo ra sáng chế hoặc lĩnh vực kỹ thuật của sáng chế, và dù sản phâm được nhập khẩu hay sản xuất tại địa phương (điều 27.1)

-các độc quyền đối với sản phẩm bao gồm quyền ngăn cấm bên thứ ba chế tạo, sử dụng, cháo bán, bán hoặc nhập khẩu sản phẩm đã được cấp bằng độc quyền sáng chế, còn đối với quy trình, đó là quyền ngăn cấm bên thứ ba sử dụng quy trình và sử dụng, chào bán, bán hoặc nhập khẩu nhằm các mục đích tương tự những sản phẩm thu được trực tiếp từ quy trình đó (điều 28.1), các độc quyền trên phải tuân theo một số ngoại lệ nhất định (điều 30)

-bằng độc quyền sáng chế co thể được chuyển nhượng, có thể chuyển giao và có thể li-xăng (điều 28.2)

– một số điều kiện nhất định được đặt ra đối với việc bộc lộ sáng chế trong đơn xin cấp bằng độc quyền sáng chế (điều 29)

– việc sử dụng không cần sự cho phép của chủ sở hữu (thường gọi là li-xăng bắt buộc) và việc sử dụng như vậy do chính phủ thực hiện chỉ được cho phép áp dụng theo những điều kiện đã quy định (điều 31); ví dụ, việc sử dụng như vậy trong lĩnh vực công nghệ bán dẫn bị hạn chế bởi một số mục đích đã quy định (điều 31(c))

– sự xem xét của tòa án sẽ được áp dụng cho bất kỳ quyết định thu hồi hay tước hiệu lực một bằng độc quyền sáng chế (điều 32)

– thời hạn bảo hộ ít nhất là 20 năm tính từ ngày nộp đơn (điều 33)

– trách nhiệm cung cấp chứng cứ liên quan đến việc liệu một sản phẩm được sản xuất bằng một quy trình đã được cấp bằng độc quyền sáng chế trong trường hợp nhất định có bị buộc là vi phạm hay không (điều 34)

5.689 Ngoài các nghĩa vụ đã được đề cập từ trước, kể từ ngày Thỏa thuận WTO có hiệu lực, nếu một nước thành viên chưa quy định việc bảo hộ sáng chế cho dược phẩm và các sản phẩm hóa nông nghiệp theo như các nghĩa vụ của nước đó được quy định tại điều 27, thì từ ngày đó thành viên này phải quy định một cách thức có thể nộp đơn xin cấp bằng độc quyền sáng chế. Kể từ ngày áp dụng Thỏa thuận, nước thành viên đó phải áp dụng các tiêu chuẩn về khả năng cấp bằng độc quyền sáng chế cho các đơn vị này như thể những tiêu chuẩn này đã được áp dụng vào ngày nộp đơn hoặc ngày nộp đơn ưu tiên.

5.690 Khi một đơn như vậy được nộp, các quyền kinh doanh độc quyền phải được cấp trong thời hạn năm năm sau khi được phê chuẩn việc kinh doanh hoặc cho tới khi được cấp một bằng độc quyền sáng chế cho sản phẩm hoặc bị phản đối ở nước thành viên đó, tùy thuộc thời hạn nào ngắn hơn, miễn là sau khi Thỏ thuận WTO có hiệu lực, đơn xin cấp bằng độc quyền sáng chế đã được nộp và một bằng độc quyền sáng chế đã được cấp cho sản phẩm đó ở một nước thành viên khác và nhận được sự phê chuẩn kinh doanh ở nước thành viên khác, đó (điều 70.9)

Thiết kế bố trí Mạch tích hợp (Mục 6)

5.691 Hiệp định TRIPS kết hợp gần như tất cả các điều khoản nội dung, với một vài trường hợp ngoại lệ, của Hiệp ước. Hiệp ước quy định một thể chế bảo hộ pháp lý cho các thiết kế bố trí mạch tích hợp, bao gồm các quy định, ngoài những điều khác về đối tượng được bảo hộ, hình thức bảo hộ, đối xử quốc gia, phạm vi, khai thác, đăng ký, bộc lộ và thời hạn bảo hộ. Các yêu cầu của Hiệp định TRIPS như sau:

– Các thành viên phải quy định việc bảo hộ đối với các thiết kế bố trí mạch tích hợp phù hợp nhất với quy định từ điều 2 đến điều 7, điều 12 và điều 16(3) của Hiệp ước IPIC (điều 35)

– Hiệp định TRIPS thay đổi thời hạn bảo hộ tối thiểu từ 8 năm theo quy định của điều 8 Hiệp ước IPIC (điều 38) lên 10 năm đến 15 năm

– Hiệp định TRIPS hạn chế các trường hợp thiết kế bố trí có thể bị sử dụng mà không có sự đồng ý của người nắm quyền  (điều 37.2)

– Hiệp định TRIPS đưa ra một hành vi ngăn cấm bổ sung đối với những hành vi được liệt kê trong Hiệp ước IPIC, đó là bất kỳ hành vi nào liên quan tới bật phẩm có chứa một mạch tích hợp, song chỉ khi vật đó còn tiếp tục chức đựng một thiết kế bố trí bị sao chép bất hợp pháp (điều 36)

– Hiệp định TRIPS quy định rằng các hành vi thực hiên do vô ý sẽ không bị coi là vi phạm (điều 6(4) hiệp ước IPIc đã rõ ràng cho phép những ngoại lệ như vậy). song phải thanh toán một khoản thù lao hợp lý đối với hàng hóa vẫn còn tron kho sau khi đã được thông bào (điều 37.1)

Bảo hộ thông tin không tiết lộ (Mục 7)

5.692 Hiệp định TRIPS quy định rằng, trong quá trình đảm bảo sự bảo hộ hữu hiệu chống lại cạnh tranh không lành mạnh như được quy định tại Điều 10bis Công ước Paris, các nước thành viên sẽ bảo hộ thông tin không được tiết lộ và các dữ liệu được nộp cho chính phủ hoặc các cơ quan thuộc chính phủ theo các quy định sau (điều 39.1)

– Các thể nhân và pháp nhân sẽ có khả năng ngăn chặn thông tin thuộc quyền kiểm soát hợp pháp của họ không bị bộc lộ, thu nhập hoặc sử dụng bởi những tổ chức hoặc cá nhân khác mà không được sự đồng ý của họ theo một cách thức trái với các thông lệ thương mại trung thực (điều 39.2)

– Việc bảo hộ này được đặt ra đối với các thông tin bí mật (nghĩa là không được phổ biến một cách rộng rãi hoặc chỉ trong nhóm trực tiếp liên quan đến thông tin đó) và những thông tin có giá trị về mặt thương mại bởi vì thông tin đó bí mất và những thông tin phải tuân theo các bước hợp lý để giữ bí mật (điều 39.2)

– Các cuộc kiểm tra chưa bộc lộ hoặc các dữ liệu khác được nộp như một điều kiện để được phê chuẩn việc kinh doanh dược phẩm hoặc các sản phẩm hóa nông nghiệp mà sử dụng những chất hóa học mới, sẽ được bảo hộ chống lại việc sử dụng thương mại không lành mạnh và trong những trường hợp cụ thể, chống lại việc bộc lộ (điều 39.3)

Kiểm soát hoạt động chống cạnh tranh trong các li-xăng theo hợp đồng (Mục 8)

5.693 Nhân thức được rằng một số hệ thống về cấp li-xăng hoặc các điều kiện gắn liền với quyền sở hữu trí tuệ mà ngăn chặn cạnh tranh có thể có những tác động có hại đối với thương mại và có thể cản trở việc chuyển giao và phổ biến công nghệ (điểu 39.1), Hiệp định TRIPS quy định các nước thành viên có thể cụ thể hóa trong luật quốc gia về các thông lệ cấp li-xăng hoặc các điều kiện mà trong những trường hợp cụ thể có thể tạo nên việc lạm dụng và các nước thành viên có thể thông qua các biện pháp thích hợp để kiểm soát hoặc ngăn chặn những thông lệ đó (điều 40.2)

5.694 Các nước thành viên đồng ý sẽ tham khảo ý kiến của nhau, theo yêu cầu, đề đảm bảo sự tuân thủ luật pháp về vấn đề náy (điều 40.3) hoặc khi các công dân của họ phải tuân theo những thủ tục như vậy ở lãnh thổ của các nước thành viên khác (điều 40.4)

SBLAW tư vấn về bảo hộ thương hiệu và các tài sản trí tuệ khác một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả:
Quý khách cần sử dụng dịch vụ bảo hộ tài sản trí tuệ, vui lòng liên hệ trực tiếp đến.
  • Điện thoại – Chat Zalo
  • Email address
Tin tức liên quan