Hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu (Hợp đồng li-xăng)

Tác giả: Bảo hộ thương hiệu 992 lượt xem Đăng ngày 28/10/2021

Hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu (Hợp đồng li-xăng)

Hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu (Hợp đồng li-xăng)

– Chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu (Li-xăng nhãn hiệu) là việc chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép một pháp nhân hoặc cá nhân khác sử dụng nhãn hiệu của mình trên một vùng lãnh thổ nhất định trong một khoảng thời gian nhất định,

trong đó nhãn hiệu được li-xăng phải thuộc quyền sử dụng của bên giao li xăng.

– Hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hoá có hiệu lực theo thoả thuận giữa các bên nhưng chỉ có giá trị pháp lý đối với bên thứ ba khi đã được đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ và sẽ mặc nhiên bị chấm dứt hiệu lực nếu quyền sở hữu đối với nhãn hiệu của bên giao bị chấm dứt.

Theo Điều 143, Luật Sở hữu Trí tuệ quy định về Các dạng hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thì:

Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp gồm các dạng sau đây:

– Hợp đồng độc quyền là hợp đồng mà theo đó trong phạm vi và thời hạn chuyển giao, bên được chuyển quyền được độc quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, bên chuyển quyền không được ký kết hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp với bất kỳ bên thứ ba nào và chỉ được sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đó nếu được phép của bên được chuyển quyền;

– Hợp đồng không độc quyền là hợp đồng mà theo đó trong phạm vi và thời hạn chuyển giao quyền sử dụng, bên chuyển quyền vẫn có quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, quyền ký kết hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp không độc quyền với người khác;

– Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thứ cấp là hợp đồng mà theo đó bên chuyển quyền là người được chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đó theo một hợp đồng khác.

Theo Điều 144, Luật Sở hữu Trí tuệ quy định về Nội dung hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thì:

1. Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền;

b) Căn cứ chuyển giao quyền sử dụng;

c) Dạng hợp đồng;

d) Phạm vi chuyển giao, gồm giới hạn quyền sử dụng, giới hạn lãnh thổ;

e) Thời hạn hợp đồng;

f) Giá chuyển giao quyền sử dụng;

g) Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền.

Tên, địa chỉ đầy đủ của Bên chuyển quyền và Bên nhận chuyển quyền. Điều khoản này nhằm xác nhận và định danh các chủ thể của hợp đồng. Ngoài ra, các bên cũng cần tìm hiểu sự chính xác của các thông tin đối tác đưa ra để đảm bảo hiệu lực của hợp đồng.

Căn cứ chuyển giao quyền sử dụng (Văn bằng bảo hộ đã được cấp cho Bên chuyển quyền; quyết định đăng ký nhãn hiệu theo Thoả ước Maldrid, quyết định công nhận nhãn hiệu nổi tiếng, hoặc Hợp đồng li xăng độc quyền). Nói khác đi, đây là điều khoản đảm bảo đảm bảo sự tồn tại của quyền sở hữu trí tuệ, quyền được bảo hộ bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà Văn bằng bảo hộ, hợp đồng, quyết định công nhận là công cụ pháp lý chứng minh hữu hiệu nhất.

Phạm vi chuyển giao quyền sử dụng, trong đó có:

Dạng Hợp đồng: Yếu tố này ảnh hưởng rất lớn quyền và nghĩa vụ của các bên theo Hợp đồng. Pháp luật cũng có sự quy định khác biệt giữa hai dạng cụ thể này. Trước hết, chúng ta cùng xem xét về hai dạng chuyển giao này. Hợp đồng độc quyền là Hợp đồng mà Bên chuyển giao đồng ý bản thân mình sẽ không khai thác quyền sở hữu trí tuệ đã được chuyển giao, hoặc chuyển giao cho bất cứ một bên thứ ba nào để họ khai thác quyền này trong một lãnh thổ cụ thể (gọi là lãnh thổ chuyển giao). Hợp đồng không độc quyền dùng để chỉ dạng Hợp đồng chuyển giao mà theo đó Bên nhận không được độc quyền với các đối tượng sở hữu công nghiệp trong lãnh thổ chuyển giao và thời hạn chuyển giao.

Hợp đồng thứ cấp là hợp đồng mà theo đó thì bên chuyển giao quyền sử dụng chính là bên nhận trong một hợp đồng trước đó, nay được tiếp tục chuyển giao quyền sử dụng theo một hợp đồng khác (Điều 143 Luật SHTT).

Điều này có nghĩa là: Bên chuyển giao vẫn có quyền sử dụng hoặc cho phép bên thứ ba sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp. Xem xét hai dạng li xăng trên chúng ta thấy có sự phân chia thẩm quyền với quyền sử dụng đối tượng là khác nhau và do đó việc thoả thuận các điều khoản bổ trợ liên quan cũng cần được xem xét và phân biệt.

Đối tượng chuyển giao: chính là đối tượng sở hữu công nghiệp được chuyển giao cho chủ thể nhận. Đối tượng chuyển giao được xác định bằng giới hạn quyền sử dụng và giới hạn đối tượng sở hữu công nghiệp. Có nghĩa đây là những yếu tố nhằm xác định cho Bên nhận chuyển giao biết họ được hưởng quyền sử dụng và với nó họ được sẽ có quyền thực hiện các hành vi được bảo hộ nào và khối lượng bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp là bao nhiêu. Qua đó, các bên có thể thoả thuận được các yếu tố kèm theo như xác định giá trị, phương thức chuyển giao, các yếu tố hỗ trọ khác…

Giới hạn lãnh thổ: được hiểu là phạm vi lãnh thổ theo đó đối tượng được bên chuyển giao bảo đảm cho Bên nhận không bị tranh chấp với bên thứ ba cũng như có các quyền đối với đối tượng sở hữu công nghiệp được bảo hộ bởi Nhà nước. Thông thường, lãnh thổ này là lãnh thổ một quốc gia cụ thể nhưng cũng không loại trừ khả năng thoả thuận bảo hộ trên lãnh thổ rộng lớn hơn.

Thời hạn: Các đối tượng sở hữu công nghiệp thường có thời hạn bảo hộ hữu hạn (trừ nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hoá). Do đó, giá trị của nó cũng chỉ nằm trong thời hạn này. Việc các bên thoả thuận thời hạn li xăng là để bảo đảm quyền của Bên chuyển giao với việc tối đa hoá lợi ích trong thời gian đối tượng còn giá trị. Theo quy định pháp luật, thời hạn này phải nằm trong thời hạn bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp. Ngoài ra, nếu đây là hợp đồng chuyển giao thứ cấp thì thời hạn này nằm trong thời hạn hợp đồng chuyển giao độc quyền trên thứ cấp.

Giá li xăng: Đây chính là việc xác định giá trị của đối tượng sở hữu công nghiệp trong thời gian chuyển giao. Nói chung, giá chuyển giao và phương thức thanh toán như thế nào đều do các bên thoả thuận

Quyền và nghĩa vụ của các bên: Các bên có thể thoả thuận về mọi vấn đề tuy nhiên phải ghi nhớ những quy định bắt buộc của pháp luật nước sở tại để đảm bảo tính hợp pháp của hợp đồng. Đối với pháp luật Việt nam có một số quy định về nghĩa vụ cụ thể của các bên như sau:

– Bên chuyển giao:

Thứ nhất, đăng ký hợp đồng nếu việc đăng ký không được Bên nhận tiến hành. Thứ hai, nộp thuế chuyển giao. Thứ ba, giải quyết tranh chấp với người thứ ba nếu việc chuyển giao gây nên tranh chấp đó.

– Bên nhận:

Thứ nhất, đăng ký hợp đồng nếu bên kia không đăng ký. Thứ hai, trả tiền (Phí chuyển giao). Thứ hai, chịu sự kiểm tra về chất lượng hàng hoá mang nhãn hiệu (nếu cần thiết) và phải đảm bảo chất lượng hàng hoá như hàng hoá Bên giao. Thứ ba, ghi chỉ dẫn trên hàng hoá, bao bì hàng hoá về sản xuất theo li xăng và Bên giao là ai. 

Để có thể thoả thuận tốt mục này đòi hỏi phải có sự chuẩn bị tốt cũng như chiến lược rõ ràng về so sánh thực lực bản thân và thông tin đối tác.

Điều kiện sửa đổi, chấm dứt, vô hiệu hợp đồng: Điều khoản tạo điều kiện để các bên có thể tác động đến hợp đồng nhằm thích ứng với các thay đổi của thực tế so với giai đoạn thoả thuận và thiết lập hợp đồng. Thực ra, pháp luật cũng đã dự liệu những vấn đề này, nhưng chỉ là các quy định chung. Tuy nhiên, chúng ta phải chú ý tới các trường hợp bất khả kháng dẫn tới hợp đồng bị đình chỉ hoặc buộc phải chấm dứt. Để đảm bảo tốt quyền lợi của mình đòi hỏi các bên cần bàn bạc để tìm ra các cách thức điều chỉnh phù hợp với hoạt động và tổ chức của mình với vấn đề hiệu lực của hợp đồng chuyển giao. Mặt khác, vấn đề giải quyết quyền lợi khi các trường hợp này xảy ra cũng đặc biệt quan trọng và đáng lưu tâm

Cách giải quyết khiếu nại, tranh chấp: Điều khoản nhằm điều hoà mối quan hệ các bên thông quan chủ thể có chức năng giải quyết tranh chấp. Các bên có thể thoả thuận trọng tài hoặc toà án giải quyết. Pháp luật quy định khá cụ thể về vấn đề này, dẫn đến các bên cần nghiên cứu kỹ pháp luật để lựa chọn phương thức phù hợp và thích ứng.

2. Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp không được có các điều khoản hạn chế bất hợp lý quyền của bên được chuyển quyền,đặc biệt là các điều khoản không xuất phát từ quyền của bên chuyển quyền sau đây:

a) Cấm bên được chuyển quyền cải tiến đối tượng sở hữu công nghiệp,trừ nhãn hiệu; buộc bên được chuyển quyền phải chuyển giao miễn phí cho bên chuyển quyền các cải tiến đối tượng sở hữu công nghiệp do bên được chuyển quyền tạo ra hoặc quyền đăng ký sở hữu công nghiệp,quyền sở hữu công nghiệp đối với các cải tiến đó;

b) Trực tiếp hoặc gián tiếp hạn chế bên được chuyển quyền xuất khẩu hàng hoá,dịch vụ được sản xuất hoặc cung cấp theo hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp sang các vùng lãnh thổ không phải là nơi mà bên chuyển quyền nắm giữ quyền sở hữu công nghiệp tương ứng hoặc có độc quyền nhập khẩu hàng hoá đó;

c) Buộc bên được chuyển quyền phải mua toàn bộ hoặc một tỷ lệ nhất định các nguyên liệu,linh kiện hoặc thiết bị của bên chuyển quyền hoặc của bên thứ ba do bên chuyển quyền chỉ định mà không nhằm mục đích bảo đảm chất lượng hàng hoá,dịch vụ do bên được chuyển quyền sản xuất hoặc cung cấp;

d) Cấm bên được chuyển quyền khiếu kiện về hiệu lực của quyền sở hữu công nghiệp hoặc quyền chuyển giao của bên chuyển quyền.

3. Các điều khoản trong hợp đồng thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này mặc nhiên bị vô hiệu.

Hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển giao (Hợp đồng Li-xăng) quyền sở hữu công nghiệp bị coi là có thiếu sót nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Tờ khai không hợp lệ;

b) Thiếu một trong các tài liệu trong danh mục tài liệu phải có;

c) Giấy ủy quyền không hợp lệ;

d) Bản sao hợp đồng không được xác nhận hợp lệ;

e) Tên, địa chỉ của bên chuyển giao trong hợp đồng không phù hợp với các thông tin tương ứng trong văn bằng bảo hộ hoặc trong hợp đồng là căn cứ phát sinh quyền chuyển giao, giấy ủy quyền, tờ khai; tên, địa chỉ của bên được chuyển giao trong hợp đồng không phù hợp với tên, địa chỉ ghi trong giấy ủy quyền, tờ khai;

g) Hợp đồng không có đủ chữ ký (và con dấu, nếu có) của bên chuyển giao và bên được chuyển giao;

h) Bên chuyển nhượng không phải là chủ văn bằng bảo hộ;

i) Đối tượng sở hữu công nghiệp liên quan không còn trong thời hạn hiệu lực bảo hộ hoặc đang có tranh chấp;

k) Hợp đồng chuyển giao thiếu các nội dung phải có theo quy định tương ứng tại Điều 140 hoặc khoản 1 Điều 144 của Luật Sở hữu trí tuệ;

l) Hợp đồng có nội dung không phù hợp với quy định về các điều kiện hạn chế việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp tại Điều 139 của Luật Sở hữu trí tuệ hoặc có các điều khoản hạn chế bất hợp lý quyền của bên được chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 144 của Luật Sở hữu trí tuệ;

m) Có căn cứ để khẳng định rằng việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của bên thứ ba.


» Dịch vụ chuyển quyền sử dụng sở hữu công nghiệp

    Gặp Luật Sư Sở Hữu Trí Tuệ Để Được Tư Vấn

    Bảo hộ Thương hiệu - Sáng chế Kiểu dáng - Nhượng quyền - Xử lý vi phạm

    Bài viết cùng chủ đề:

    Mẫu tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng
    737 lượt xem 28/10/2021

    Mẫu tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng HotlineEmailTwitterYoutubeLinkedInFacebookZalo

    Ký kết hợp đồng Li xăng, Hồ sơ đăng ký Hợp đồng Li-xăng
    570 lượt xem 28/10/2021

    Ký kết hợp đồng Li-xăng Hợp đồng phải được chính các Bên (nếu là cá nhân) hoặc người đại diện có thẩm quyền của các Bên (nếu là tổ chức) ký tên: + Người ký phải ghi rõ ngày ký, nơi ký, họ tên đầy đủ, chức vụ (nếu có); + Chữ ký phải được...

    Đăng ký hợp đồng Li-xăng, Hình thức, Nội dung của hợp đồng Li-xăng
    1157 lượt xem 28/10/2021

    Đăng ký hợp đồng Li-xăng, Hình thức, Nội dung của hợp đồng Li-xăng Đăng ký hợp đồng Li-xăng Đăng ký hợp đồng không phải là nghĩa vụ pháp lý bắt buộc. Tuy nhiên, đăng ký hợp đồng là điều kiện để hợp đồng có hiệu lực đối với bên thứ ba. Hình thức của hợp...

    Chủ thể li xăng, hình thức li xăng, hợp đồng li xăng
    466 lượt xem 28/10/2021

    Chủ thể Li-xăng – Người nắm độc quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, Người được chủ sở hữu công nghiệp chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN và cho phép chuyển quyền sử dụng thứ cấp (tiếp tục chuyển quyền sử dụng) có quyền chuyền quyền sử dụng đối tượng sở hữu công...

    Tư vấn nhượng quyền nhãn hiệu
    420 lượt xem 28/10/2021

    Nhượng quyền nhãn hiệu, thương hiệu như sự liên kết hợp đồng giữa phía chuyển giao (nhà sản xuất hoặc tổ chức dịch vụ) với người nhận chuyển giao (người kinh doanh độc lập). Người chuyển giao cho mượn thương hiệu và hệ thống kinh doanh bao gồm tất cả các cách thức quản lý....

    Hợp đồng chuyển nhượng Thương hiệu, Nhãn hiệu hàng hóa
    656 lượt xem 28/10/2021

    [Baohothuonghieu.com] Hợp đồng chuyển nhượng thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa là văn bản ghi nhận sự thỏa thuận của chủ sở hữu thương hiệu, nhãn hiệu trong việc chuyển giao hoàn toàn quyền sở hữu của mình đối với thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa đó cho tổ chức, cá nhân khác. Hợp đồng...

    Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp
    389 lượt xem 28/10/2021

    Chuyển giao, chuyển nhượng các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu quyền chuyển giao hoàn toàn quyền sở hữu của mình đối với nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, tên thương mại…  cho tổ chức, cá nhân khác. Việc chuyển nhượng này được thực hiện dưới...

    Đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp
    429 lượt xem 28/10/2021

    a. Trình tự thực hiện: – Tiếp nhận hồ sơ: Thông qua đại diện sở hữu công nghiệp hoặc hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp có thể nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ. Trường hợp hồ sơ đăng ký...

    Chuyển giao đơn đăng ký nhãn hiệu
    564 lượt xem 28/10/2021

    SBLAW giới thiệu thủ tục chuyển giao đơn đăng ký nhãn hiệu giữa bên chuyển giao và bên nhận chuyển giao như sau:   Chủ đơn đăng ký nhãn hiệu có thể ký kết hợp đồng chuyển giao đơn đăng ký nhãn hiệu cho bên thứ ba. Sau khi chuyển giao đơn đăng ký nhãn...

    Nội dung hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp
    269 lượt xem 28/10/2021

    Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp phải có các nội dung chủ yếu sau đây: a) Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền; b) Căn cứ chuyển giao quyền sử dụng; c) Dạng hợp đồng; d) Phạm vi chuyển giao, gồm giới hạn...

    Hạn chế việc chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp
    261 lượt xem 28/10/2021

    Hạn chế việc chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp Quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý, tên thương mại không được chuyển giao. Quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể không được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của chủ sở hữu nhãn hiệu tập...

    Các dạng hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp
    231 lượt xem 28/10/2021

    Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp gồm các dạng sau đây: Hợp đồng độc quyền là hợp đồng mà theo đó trong phạm vi và thời hạn chuyển giao, bên được chuyển quyền được độc quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, bên chuyển quyền không được ký kết...

    Quy định chung về chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp
    257 lượt xem 28/10/2021

    Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chuyển giao quyền sở hữu của mình cho tổ chức, cá nhân khác. Việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản (sau đây gọi là hợp...

    Chuyển nhượng Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp
    299 lượt xem 28/10/2021

    Chủ sở hữu có quyền chuyển nhượng Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp khi có nhu cầu chuyển nhượng cho bên thứ ba có thể làm thủ tục chuyển nhượng Cục Sở Hữu Trí tuệ để ghi nhận việc chuyển nhượng, thủ tục ghi nhận như sau:   Hồ sơ gồm có: ...

    Chuyển nhượng Bằng độc quyền giải pháp hữu ích
    312 lượt xem 28/10/2021

    Chuyển nhượng Bằng độc quyền giải pháp hữu ích Chủ sở hữu Bằng độc quyền giải pháp hữu ích (GPHI) khi có nhu cầu chuyển nhượng cho bên thứ ba có thể làm thủ tục tại Cục Sở Hữu Trí tuệ để ghi nhận việc chuyển nhượng, thủ tục ghi nhận như sau: Hồ sơ...

    Chuyển nhượng Bằng độc quyền sáng chế
    493 lượt xem 28/10/2021

    Chuyển nhượng Bằng độc quyền sáng chế Chủ sở hữu Bằng độc quyền sáng chế khi có nhu cầu chuyển nhượng cho bên thứ ba có thể làm thủ tục tại Cục Sở Hữu Trí tuệ để ghi nhận việc chuyển nhượng, thủ tục ghi nhận như sau: Hồ sơ gồm có: Bản gốc...

    0904.340.664