Hành vi gắn nhãn mác giả trên quần áo

Hành vi gắn nhãn mác giả trên quần áo

Trách nhiệm pháp lý đối với hành vi gắn nhãn mác giả trên quần áo.

Trong chuyên mục Tiếng vọng thị trường của báo Người Đưa Tin có bài viết Bóc mẽ chiêu trò gắn nhãn mác giả trên quân áo: Người tiêu dùng bị lừa dối, Luật sư Nguyễn Thanh Hà – Chủ tịch công ty Luật SBLAW đã đưa ra nhận định về vấn đề này.

Ông Nguyễn Thanh Hà cho biết: Theo nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 quy định về xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất buôn bán hang giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, hành vi làm giả, làm nhái nhãn mác có thể bị coi là “ thông tin không đúng sự thật” và tùy vào giá trị hàng hóa vi phạm mà mức phạt có thể từ 200.000đồng tới 40.000.000 đồng.



Nhận định của luật sư Nguyễn Thanh Hà trên Báo Người Đưa Tin

Đối với việc truy cứu trách nhiệm hình sự phải có tội danh phù hợp. Theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 thì hành vi trên có thể bị coi là hành vi lừa dối khách hàng được quy định tại Điều 162. Nếu các hành vi gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng (500 triệu đồng cho chủ sở hữu nhãn hiệu) sẽ bị phạt tù từ 3 tháng tới 3 năm. Tuy nhiên, để có thể truy cứu trách nhiệm hình sự còn phải phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, tùy từng trường hợp cụ thể mà các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ xem xét và  xử phạt.

» Đăng ký nhãn hiệu hàng hoá tại Việt Nam

» Dịch vụ xử lý vi phạm sở hữu trí tuệ

SBLAW tư vấn về bảo hộ thương hiệu và các tài sản trí tuệ khác một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả:
Quý khách cần sử dụng dịch vụ bảo hộ tài sản trí tuệ, vui lòng liên hệ trực tiếp đến.
  • Điện thoại - Chat Zalo
  • Email address
Tin tức liên quan