Hướng dẫn đăng ký bản quyền phần mềm máy tính, kế toán

Đăng ký bản quyền phần mềm
Đăng ký bản quyền phần mềm

[Baohothuonghieu.com] - Với cuộc cách mạng 5.0 đang mở ra trong xu thế tập trung vào sự “hợp tác” giữa con người và máy móc, trí thông minh của con người hoạt động hài hòa với “điện toán nhận thức” thì ngành công nghệ phần mềm ngày càng đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của đời sống xã hội. Để tác giả, chủ sở hữu phần mềm có được các lợi ích và nhìn nhận toàn điện về việc đăng ký bản quyền phần mềm máy tính. Luật sư SBLAW tư vấn và hướng dẫn các doanh nghiệp đăng ký bản quyền phần mềm máy tính, kế toán tại Việt Nam để quý khách hàng tham khảo.

Định nghĩa và bản quyền phần mềm

Bản quyền phần mềm là quyền pháp lý được cấp cho cá nhân hoặc tổ chức sáng tạo ra phần mềm, cho phép họ kiểm soát việc sao chép, phân phối và sử dụng phần mềm đó. Quyền này bao gồm khả năng quyết định các hoạt động như phân phối, bán, cho thuê, sửa đổi và phát triển phần mềm. Theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, phần mềm được bảo hộ tự động ngay khi hoàn thành mà không cần phải đăng ký.

Quyền sở hữu trí tuệ đối với phần mềm là một lĩnh vực quan trọng trong luật pháp, đặc biệt trong bối cảnh công nghệ phát triển nhanh chóng. Dưới đây là những điểm chính về quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến phần mềm tại Việt Nam.

Quyền sở hữu trí tuệ đối với phần mềm - Baohothuonghieu
Quyền sở hữu trí tuệ đối với phần mềm

Quyền tác giả đối với phần mềm

Quyền tác giả đối với phần mềm phát sinh ngay khi phần mềm được sáng tạo và thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định. Điều này không phụ thuộc vào nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, hay việc phần mềm đã được công bố hoặc đăng ký hay chưa. Khi quyền tác giả đối với phần mềm được xác lập, tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả sẽ có quyền nhân thân và quyền tài sản đối với phần mềm đó.

Quyền nhân thân

Theo Khoản 5 Điều 1 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2022, quyền nhân thân đối với phần mềm bao gồm:

  • Đặt tên cho phần mềm.
  • Đứng tên thật hoặc bút danh cho phần mềm và được nêu tên khi phần mềm được công bố hoặc sử dụng.
  • Công bố phần mềm hoặc cho phép người khác công bố.
  • Bảo vệ sự toàn vẹn của phần mềm, không cho phép người khác xuyên tạc, sửa đổi, hay cắt xén phần mềm theo bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
  • Chủ sở hữu quyền tác giả chỉ có quyền nhân thân là công bố phần mềm hoặc cho phép người khác công bố.

Quyền tài sản

Cũng theo Khoản 5 Điều 1 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2022, quyền tài sản đối với phần mềm bao gồm:

  • Làm tác phẩm phái sinh.
  • Sao chép toàn bộ hoặc một phần phần mềm bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào.
  • Phân phối và nhập khẩu để phân phối đến công chúng thông qua bán hoặc hình thức chuyển giao quyền sở hữu khác đối với bản gốc hoặc bản sao phần mềm dưới dạng hữu hình.
  • Phát sóng và truyền đạt đến công chúng phần mềm bằng các phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác.
  • Cho thuê bản gốc hoặc bản sao phần mềm.

Hạn chế quyền của chủ sở hữu quyền tác giả

Chủ sở hữu quyền tác giả không có quyền ngăn cấm tổ chức hay cá nhân khác thực hiện các hành vi sau:

  • Sao chép tác phẩm chỉ để thực hiện các quyền khác theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ; sao chép tạm thời trong quá trình hoạt động của thiết bị để truyền phát trong mạng lưới giữa các bên thứ ba mà không có mục đích kinh tế độc lập và bản sao sẽ tự động bị xóa bỏ.
  • Phân phối lần tiếp theo hoặc nhập khẩu để phân phối đối với bản gốc hoặc bản sao tác phẩm đã được chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện hoặc cho phép thực hiện việc phân phối.
  • Như vậy, việc bảo vệ quyền tác giả đối với phần mềm là rất quan trọng nhằm đảm bảo lợi ích hợp pháp cho các tác giả và chủ sở hữu trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

Đăng ký bản quyền phần mềm có bắt buộc hay không

Mặc dù không bắt buộc, việc đăng ký bản quyền phần mềm mang lại nhiều lợi ích trong việc bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu. Khi xảy ra tranh chấp, giấy chứng nhận đăng ký bản quyền giúp chứng minh quyền sở hữu mà không cần phải cung cấp thêm bằng chứng. Hồ sơ đăng ký có thể được nộp tại Cục Bản quyền tác giả mà không cần công khai mã nguồn.

Để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với phần mềm, các nhà phát triển có thể áp dụng các biện pháp như:

  • Đăng ký bản quyền: Đảm bảo rằng phần mềm được công nhận chính thức.
  • Sử dụng các biện pháp bảo vệ kỹ thuật: Nhằm ngăn chặn việc sao chép trái phép.
  • Thực hiện hợp đồng rõ ràng: Để quy định rõ ràng về việc sử dụng và phân phối phần mềm.

Quyền sở hữu trí tuệ đối với phần mềm không chỉ bảo vệ những nỗ lực sáng tạo mà còn khuyến khích sự đổi mới trong ngành công nghiệp công nghệ thông tin. Việc hiểu rõ về các quy định pháp luật sẽ giúp các nhà phát triển và doanh nghiệp bảo vệ tài sản trí tuệ của mình một cách hiệu quả hơn.

Đăng ký bản quyền phần mềm

Tài liệu cần cung cấp. Nếu chủ thể đăng ký  là chủ sở hữu đồng thời là tác giả / đồng tác giả, các giấy tờ cần thiết để nộp đơn đăng ký bản quyền bao gồm:

  • Ba đĩa CD ghi Phần mềm
  • Ba bản in phần mềm đóng thành quyển
  • Giấy uỷ quyền của tác giả / đồng tác giả (có xác nhận chữ ký của chính quyền nơi cư trú,  cơ quan Công chứng hoặc cơ quan quản lý nhân sự - 1 bản);
  • Bản sao chứng minh nhân dân của tác giả /các tác giả (kèm theo bản chứng minh nhân dân để đối chiếu nếu bản sao không có công chứng- 1 bản)
  • Tên đầy đủ, bút danh (nếu có), địa chỉ, số điện thoại. fax của tác giả / các đồng tác giả.

Nếu chủ thể đăng ký là chủ sở hữu nhưng không đồng thời là tác giả (tổ chức; công ty) các giấy tờ cần thiết để nộp đơn

Thủ tục đăng ký bản quyền phần mềm
Thủ tục đăng ký bản quyền phần mềm

Thủ tục đăng ký bản quyền phần mềm

Đăng ký bản quyền bao gồm:

  • Ba đĩa CD ghi Phần mềm
  • Ba bản in phần mềm đóng thành quyển
  • Giấy uỷ quyền của tổ chức hoặc công ty (1bản)
  • Giấy chuyển nhượng từ tác giả / các đồng tác giả cho tổ chức hoặc công ty (có xác nhận chữ ký); hoặc giấy chứng nhận tác phẩm xin đăng ký là tác phẩm được thực hiện theo nhiệm vụ công tác (1 bản)
  • Bản sao có công chứng Giấy phép thành lập tổ chức, công ty và Giấy phép kinh doanh (1 bản)
  • Tên đầy đủ, bút danh (nếu có) của tác giả / các tác giả; địa chỉ, số điện thoại. fax của tác gỉa / các đồng tác giả,  tổ chức, công ty;
  • Bản sao chứng minh nhân dân của tác giả / các đồng tác giả (kèm theo bản chứng minh nhân dân để đối chiếu nếu bản sao không có công chứng- 1 bản)
  • Giấy cam đoan của tác giả

Tham khảo các mẫu giấy tờ dưới đây

Đăng ký bản quyền phần mềm kế toán

Luật sư SBLAW tư vấn về biện pháp để thương mại hóa sản phẩm và tránh vi phạm bản quyền.

Câu hỏi:

Doanh nghiệp chúng tôi là doanh nghiệp sản xuất phần mềm, năm 2014, chúng tôi đã viết một phần mềm kế toán dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chúng tôi muốn thương mại hóa sản phẩm và tránh vi phạm bản quyền, mong luật sư tư vấn thủ tục cho chúng tôi?

Trả lời:

Để chống lại hành vi vi phạm bản quyền đối với doanh nghiệp, một trong những việc làm hữu hiệu đó là doanh nghiệp cần đăng ký bảo hộ bản quyền phần mềm kế toán tại Cục bản quyền tác giả.

  1. CÔNG VIỆC THỰC HIỆN

SBLAW có chức năng đại diện bản quyền và sẽ trợ giúp khách hàng trong các công việc sau:

  • Tư vấn thủ tục đăng ký bản quyền tác giả trước khi nộp đơn.
  • Thành lập bộ hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả.
  • Thay mặt doanh nghiệp nộp và theo dõi tình trạng hồ sơ đăng ký bản quyền tại Cục Bản quyền tác giả.
  • Thông báo, tư vấn và xử lý các thiếu sót/từ chối của Cục Bản quyền tác giả (nếu có) trong quá trình theo dõi đơn;
  • Nhận Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền và bàn giao cho doanh nghiệp.
  1. THÔNG TIN/ TÀI LIỆU YÊU CẦU:

  • 02 bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty (trong trường hợp đăng ký dưới tên Công ty)
  • 02 bản sao CMT của tác giả (hoặc các đồng tác giả)
  • 02 bản hợp đồng ủy quyền ký và đóng dấu (theo mẫu của SBLaw).
  • 02 bản in bản code của phần mềm
  • 02 bản mô tả phần mềm
  • 02 bản Quyết định giao nhiệm vụ cho tác giả (hoặc các đồng tác giả)
  • 02 bản giấy cam đoan của tác giả (hoặc các đồng tác giả)

SBLAW hướng dẫn tục đăng ký bản quyền phần mềm ( chi tiết)

Hỏi: Tôi đã viết xong một phần mềm máy tính khá hữu dụng, tôi phải cần những thủ tục gì để được đăng ký bản quyền cho mình và viết như thế nào?

Trả lời: Phần mềm là một đối tượng được bảo hộ theo quy định của pháp luật Việt Nam về bản quyền tác giả.

Phần mềm được bảo hộ ngay từ thời điểm nó được tạo ra dưới một hình thái vật chất nhất định và có tính nguyên gốc. Tính nguyên gốc được hiểu là phần mềm đó được tạo ra bởi chính tác giả.

Tuy nhiên, trên thực tế khi tranh chấp xảy ra, nhiều trường hợp rất khó chứng minh hoặc khó tìm ra chứng cứ chứng tỏ rằng ai là người đầu tiên sáng tạo ra phần mềm đó.

Để tránh nguy cơ đó, pháp luật khuyến khích các tác giả đem tác phẩm đi đăng ký nhằm tạo cho tác giả bằng chứng về việc sáng tạo và đồng thời đẩy nghĩa vụ chứng minh ngược lại cho tất cả các cá nhân, tổ chức khác khi xảy ra tranh chấp.

Để làm thủ tục yêu cầu đăng ký bản quyền, anh phải chuẩn bị các tài liệu sau:

Đơn xin cấp giấy chứng nhận bản quyền tác giả (theo mẫu).

Đơn xin cấp giấy chứng nhận bản quyền tác giả phải được viết bằng tiếng Việt và do chính tác giả, chủ sở hữu tác phẩm hoặc người được ủy quyền nộp đơn ký tên. Nếu pháp nhân nộp đơn thì phải ký tên đóng dấu theo quy định.

Tác phẩm đăng ký quyền tác giả, quyền sở hữu tác phẩm, 2 bản.

Đối với phần mềm thì khách hàng cần cung cấp 2 bản phân tích thiết kế hệ thống và 2 phần mềm với những dòng code chính, in ra 2 đĩa CD để nộp cho Cục bản quyền tác giả.

Giấy tờ tùy thân (CMT, hộ chiếu) của người đến nộp hồ sơ.

Ngoài các giấy tờ quy định trên, nếu người nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận bản quyền tác giả là người được ủy quyền; chủ sở hữu tác phẩm không đồng thời là tác giả thì phải có giấy tờ chứng minh mình là chủ sở hữu hợp pháp. Các giấy tờ này nếu bằng tiếng nước ngoài thì phải kèm theo bản dịch tiếng Việt có dấu công chứng nhà nước.

Việc đăng ký bản quyền có thể tự làm được nhưng để tiết kiệm thời gian và công sức, bạn nên tìm đến các tổ chức đại diện bản quyền

Dịch vụ đăng ký bản quyền phần mềm tại SBLAW

SBLAW với các luật sư có nhiều kinh nghiệm, hỗ trợ khách hàng trong việc đăng ký và bảo vệ bản quyền phần mềm với Cục bản quyền tác giả.

  • SBLAW sẽ soạn thảo hồ sơ, tư vấn và nộp hố sơ tại Cục bản quyền tác giả.
  • Thời gian là 30 ngày làm việc để có thể cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm phần mềm.
  • Chi phí đăng ký quyền tác giả đối với phần mềm là 5 triệu đồng, phí trên chưa bao gồm 5% VAT nhưng đã bao gồm phí luật sư và phí nhà nước.
Dịch vụ đăng ký bản quyền phần mềm
Dịch vụ đăng ký bản quyền phần mềm

Tư vấn đăng ký bản quyền phần mềm trên sóng truyền hình

Để hiểu thêm về thủ tục đăng ký bản quyền phần mềm, mời các bạn xem phần tư vấn của luật sư Nguyễn Thanh Hà từ SBLAW trên truyền hình quốc tế Netviet.

Khuyến cáo:

Bài viết này chỉ mang tính chất cung cấp thông tin chung và không nhằm mục đích cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý cụ thể nào. Các quy định pháp luật được trích dẫn trong nội dung bài viết có hiệu lực tại thời điểm đăng, nhưng có thể đã thay đổi vào thời điểm đọc của bạn. Do đó, chúng tôi khuyến nghị luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng.

Mọi vấn đề liên quan đến nội dung hoặc quyền sở hữu trí tuệ của bài viết, vui lòng gửi email đến địa chỉ baohothuonghieu@sblaw.com.vn.

SBLAW là một công ty luật tại Việt Nam có kinh nghiệm và chuyên nghiệp trong việc cung cấp các dịch vụ tư vấn liên quan đến sở hữu trí tuệ. Hãy tham khảo về các dịch vụ của chúng tôi trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ và liên hệ với đội ngũ luật sư tại Việt Nam của chúng tôi qua địa chỉ email baohothuonghieu@sblaw.com.vn.

SBLAW tư vấn về bảo hộ thương hiệu và các tài sản trí tuệ khác một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả:
Quý khách cần sử dụng dịch vụ bảo hộ tài sản trí tuệ, vui lòng liên hệ trực tiếp đến.
  • Điện thoại - Chat Zalo
  • Email address
Tin tức liên quan
Đăng ký bản quyền Truyện

Đăng ký bản quyền Truyện

Hiện nay, việc sáng tác truyền đặc biệt là các nhân vật truyện tranh đang khá phát triển. Vậy, các nhân vật hay truyện ngắn,