Dịch vụ đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ

Dịch vụ đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ

Đăng ký sở hữu trí tuệ được hiểu là việc sở hữu các tài sản trí tuệ những kết quả từ hoạt động tư duy, sáng tạo của con người.

 

 

 

 

Dịch vụ đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ SB LAW đảm bảo uy tín cao trên thị trường. Vui lòng liên hệ 0904340664 để tìm hiểu thêm về dịch vụ đăng ký sở hữu trí tuệ của chúng tôi.

Vấn đề đăng ký sở hữu trí tuệ ngày càng được nhiều doanh nghiệp, cơ quan tổ chức chú trọng trong đời sống ngày nay.

Đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ là gì?

Đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ là gì?

Đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ là gì?

Đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ được hiểu là việc đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để sở hữu các tài sản trí tuệ những kết quả từ hoạt động tư duy, sáng tạo của con người.

Sở hữu trí tuệ (tài sản trí tuệ), là những sản phẩm sáng tạo của bộ óc con người có thể là Sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, tác phẩm văn học, âm nhạc, phần mềm máy tính, phát minh, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp...

Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là gì?

Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ được hiểu là nhà nước và chủ thể quyền sở hữu trí tuệ sử dụng các phương thức pháp lý để bảo vệ quyền sở hữu các đối tượng sở hữu trí tuệ của mình, chống lại mọi sự xâm phạm để giữ nguyên vẹn quyền sở hữu các đối tượng này.

Quyền sở hữu trí tuệ được bảo vệ bằng các biện pháp hành chính, dân sự và hình sự.

Trong đó chủ thể quyền có thể tự bảo vệ hoặc bằng hoạt động của cơ quan nhà nước thông qua việc khởi kiện tại Tòa án, hoặc gửi đơn yêu cầu xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tới các cơ quan nhà nước có thẩm quyền là Thanh tra Khoa học và Công nghệ (nếu là hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp), Thanh tra Văn hoá, Thể thao và Du lịch (nếu là hành vi xâm phạm quyền tác giả và quyền liên quan), Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (nếu là hành vi xâm phạm đối với giống cây trồng) hoặc gửi tới các cơ quan như:

Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Hải quan, Quản lý thị trường (Điều 199, Điều 200 Luật SHTT và các Nghị định: 106/2006/NĐ-CP, Nghị định 47/2009/NĐ-CP, Nghị định 57/2005/NĐ-CP, Nghị định  số 172/2007/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 57/2005/NĐ-CP).

Để bảo hộ hãy lựa chọn loại hình đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ:

Sơ đồ đối tượng Đăng ký Sở hữu trí tuệ

Sơ đồ đối tượng Đăng ký Sở hữu trí tuệ

Quyền sở hữu trí tuệ là các quyền đối với những sản phẩm sáng tạo nói trên.

Để được xác lập quyền thì việc đăng ký sở hữu là cần thiết.

Đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa dịch vụ:

+ Có thể đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý

+ Bảo hộ tại Việt Nam, nước ngoài;

Đăng ký Bản quyền tác giả và quyền liên quan.

Xác lập quyền tác giả và quyền liên quan tại Cục Bản Quyền tác giả Việt Nam và sở hữu trí tuệ trên thế giới.

Đăng ký Kiểu dáng công nghiệp

Lựa chọn đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam và nước ngoài;

Đăng ký Sáng chế

Lựa chọn đăng ký bảo hộ Sáng chế tại Việt Nam và nước ngoài;

» Đăng ký bảo hộ sáng chế

- Đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn

- Đăng ký giống cây trồng

Đối tượng đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ

Đối tượng của dịch vụ đăng ký sở hữu trí tuệ là các tài sản phi vật chất nhưng có giá trị kinh tế, tinh thần to lớn góp phần quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển nền văn minh, khoa học, công nghệ của nhân loại.

Tất cả các đối tượng sở hữu trên là một phần tài sản trí tuệ mang tính độc lập tương đối trong tài sản trí tuệ, mà mục đích bảo hộ là khác nhau giới hạn và phạm vi bảo hộ.

Khi đăng ký bảo hộ cho đối tượng nào thì chỉ được bảo hộ cho đối tượng đó.

Tại sao phải bảo hộ sở hữu trí tuệ?

Bất kỳ một sản phẩm hay giải pháp mới nào được đưa ra thị trường gặt hái nhiều thành công thì sẽ sớm trở thành mục tiêu của nhà sản xuất khác, các đối thủ cạnh tranh sao chép, học hỏi và phát triển. 

Trong một số trường hợp, nếu đối thủ cạnh tranh có lợi thế hơn về tiềm lực, quy mô, danh tiếng hơn thì người có sản phẩm nguyên gốc sẽ gặp nhiều khó khăn. Đôi khi chính người sáng tạo gốc sẽ bị đẩy ra khỏi thị trường nhưng chẳng thể nào mà đòi lại được tài sản sở hữu trí tuệ của mình do không độc quyền sở hữu tài sản đó.

Do đó, việc đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ sẽ đem lại các độc quyền sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thương hiệu, tác phẩm nghệ thuật, văn học và các tài sản sở hữu trí tuệ khác trong một thời hạn nhất định.

Bên cạnh đó,  khi có được quyền sử dụng tài sản sở hữu trí tuệ thì doanh nghiệp, cá nhân có thể chuyển giao quyền đó cho người khác để thu lợi nhuận khi không còn nhu cầu sử dụng tài sản sở hữu trí tuệ đó nữa, nói cách khác khi đăng ký sở hữu trí tuệ làm hữu hình hóa tài sản hữu hình một chút bằng cách tiến hành độc quyền sử dụng chúng là cơ sở duy nhất để bảo vệ các tài sản sở hữu trí tuệ này. 

Các cơ quan thực hiện thủ tục và dịch vụ đăng ký sở hữu trí tuệ

Hiện tại, theo quy định của Luật Sở Hữu Trí tuệ và các văn bản hướng dẫn thi hành, hệ thống cơ quan tiến hành thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ tại Việt Nam gồm các cơ quan như sau:

Cục Sở Hữu Trí Tuệ thuộc Bộ Khoa Học Công nghệ. Đây là cơ quan đăng ký Sở hữu trí tuệ tiếp nhận đăng ký nhãn hiệu, sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp.

Cục bản quyền tác giả thuộc Bộ Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch, tiếp nhận đơn đăng ký các tác phẩm bản quyền như tác phẩm viết, tác phẩm âm nhạc, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng, đơn đăng ký các tác phẩm thuộc quyền liên quan như các bản ghi âm, ghi hình, quyền phát sóng.

Cục trồng trọt thuộc Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp nhận hồ sơ đăng ký đối với đối tượng là giống cây trồng mới.

Thủ tục dịch vụ đăng ký sở hữu trí tuệ

Lựa chọn đối tượng đăng ký sở hữu trí tuệ:

+ Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; tên thương mại

» Đăng ký quyền sở hữu trí tuệ đối với logo của công ty

+ Đăng ký bản quyền tác giả, tác phẩm

+ Đăng ký bảo hộ Sáng chế/giải pháp hữu ích

+ Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp.

+ Bảo hộ chỉ dẫn địa lý

+ Đăng ký bảo hộ thiết kế, mạch tích hợp…

SBLAW giới thiệu một thủ tục đăng ký điển hình, đó là thủ tục đăng ký chỉ dẫn địa lý

Đăng ký sở hữu trí tuệ đối với chỉ dẫn địa lý

Đăng ký sở hữu trí tuệ đối với chỉ dẫn địa lý

a. Trình tự thực hiện:

- Tiếp nhận đơn: Đơn đăng ký có thể nộp trực tiếp hoặc qua đại diện sở hữu công nghiệp

- Thẩm định hình thức đơn: Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không.

- Ra thông báo chấp nhận/từ chối chấp nhận đơn:

+ Trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo chấp nhận đơn;

+ Trường hợp đơn không hợp lệ, Cục sẽ ra thông báo từ chối chấp nhận đơn.

- Công bố đơn: Đơn được coi là hợp lệ sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.

- Thẩm định nội dung đơn: Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ.

- Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ:

+ Nếu đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ;

+ Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, và người nộp đơn nộp lệ phí đầy đủ thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp, và công bố trên Công báo Sở hữu trí tuệ.

b. Cách thức thực hiện:

- Trực tiếp tại trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

- Nộp qua đại diện sở hữu công nghiệp

- Số điện thoại dịch vụ: 0904 340 664

c. Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Tờ khai (theo mẫu);

+ Bản mô tả tính chất/chất lượng/danh tiếng của sản phẩm (02 bản);

+ Bản đồ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý (02 bản);

+ Chứng từ nộp phí, lệ phí.

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

d. Thời hạn giải quyết:

- Thẩm định hình thức: 01 tháng từ ngày nhận đơn;

- Công bố đơn: 02 tháng từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ;

- Thẩm định nội dung đơn: 06 tháng kể từ ngày công bố đơn.

đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Cá nhân, tổ chức.

e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Cục Sở hữu trí tuệ.

g. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Quyết định cấp/từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý.

- Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý.

h. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Tờ khai đăng ký chỉ dẫn địa lý (Mẫu kèm theo).

i. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý của Việt Nam thuộc về Nhà nước.

Nhà nước cho phép tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, tổ chức tập thể đại diện cho các tổ chức, cá nhân đó hoặc cơ quan quản lý hành chính địa phương nơi có chỉ dẫn địa lý thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý.

- Điều kiện bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý:

+ Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý;

+ Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý quyết định.

k. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Căn cứ pháp lý để đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ 

Căn cứ pháp lý để đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ

- Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29/11/2005;

- Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;

- Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP;

- Thông tư số 13/2010/TT-BKHCN ngày 30/7/2010 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN;

- Thông tư số 18/2011/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN;

- Thông tư số 22/2009/TT-BTC ngày 04/02/2009 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp.

Dịch vụ đăng ký sở hữu trí tuệ SB Law

Tư vấn đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ:

- Tư vấn khả năng bảo hộ các đối tượng sở hữu trí tuệ.

- Tư vấn thủ tục đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ

- Tư vấn xử lý xâm phạm sở hữu trí tuệ

- Tư vấn các quy định pháp luật liên quan đến đối tượng sở hữu trí tuệ

Thủ tục dịch vụ đăng ký sở hữu trí tuệ

+ Tra cứu đánh giá khả năng đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ.

+ Soạn thảo hồ sơ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

+ Đại diện theo ủy quyền cho quý khách để nộp hồ sơ dịch vụ đăng ký sở hữu trí tuệ

+ Theo dõi quá trình nộp hồ sơ và nhận Giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ

+ Gia hạn giấy chứng nhận đã đăng ký.

Quản trị chiến lược phát triển Sở hữu trí tuệ

Sau khi quý vị đăng ký và được cấp văn bằng bảo hộ, chúng tôi cung cấp tiếp theo dịch vụ đánh giá khả năng và đưa ra giải pháp phát triển, duy trì thương hiệu trong nước và nước ngoài.

1. Đối với nhãn hiệu, thương hiệu:

Tra cứu, đánh giá khả năng đăng ký tại Việt Nam và nước ngoài (như các quốc gia Asean, Liên minh Châu Âu (EU), Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, Trung Quốc và Cộng Hoà Liên Bang Nga);

Tư vấn về thủ tục pháp lý và làm đại diện trong việc nộp đơn xin cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu ở Việt Nam và ở nước ngoài;

Gia hạn và duy trì hiệu lực nhãn hiệu tại Việt Nam và nước ngoài;

Thẩm định và đánh giá khả năng xâm phạm và phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc bảo vệ các quyền đối với nhãn hiệu đang được bảo hộ ở Việt Nam và ở nước ngoài;

Thẩm định và đánh giá hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đã được cấp tại Việt Nam và nước ngoài;

Cử luật sư tham gia đàm phán, soạn thảo, thẩm định, đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng (li-xăng) hoặc quyền sở hữu, nhượng quyền thương mại (franchise) các nhãn hiệu đã được bảo hộ tại Việt Nam và ở nước ngoài;

Thiết kế, định giá thương hiệu và tư vấn xây dựng bộ nhận diện thương hiệu cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Thủ tục đăng ký nhãn hiệu

2. Đối với bản quyền tác giả và quyền liên quan

SB Law chính là dịch vụ đăng ký sở hữu trí tuệ đáng tin cậy dành cho bạn

SB Law chính là dịch vụ đăng ký sở hữu trí tuệ đáng tin cậy dành cho bạn

Tư vấn về vấn đề xác định tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan.

Tư vấn về căn cứ phát sinh, xác lập quyền tác giả và quyền liên quan tại Cục Bản Quyền tác giả Việt Nam và các cơ quan sở hữu trí tuệ trên thế giới.

Tư vấn về phạm vi bảo hộ của quyền tác giả.

Đại diện cho khách hàng tiến hành xác lập các đối tượng của quyền tác giả như quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng, quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, tác phẩm kịch bản chương trình truyền hình, biểu diễn, phần mềm máy tính.

Đại diện cho khách hàng tiến hành xác lập các đối tượng của quyền liên quan như quyền đối với người biểu diễn, quyền đối với nhạc công, quyền đối với các tác phẩm ghi âm và ghi hình.

Đại diện cho các tổ chức phát sóng, các tổ chức ghi âm, ghi hình và các ca sĩ tham gia đàm phán, trao đổi và xuất nhập khẩu bản quyền và quyền liên quan.

3. Đối với kiểu dáng công nghiệp

Tra cứu, đánh giá khả năng bảo hộ tại Việt Nam và nước ngoài (như các quốc gia Asean, Liên minh Châu Âu (EU), Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, Trung Quốc và Cộng Hoà Liên Bang Nga);

Tư vấn về thủ tục pháp lý và làm đại diện trong việc nộp đơn xin bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp ở Việt Nam và ở nước ngoài;

Gia hạn và duy trì hiệu lực bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam và nước ngoài;

Thẩm định và đánh giá khả năng xâm phạm và phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc bảo vệ các quyền đối với kiểu dáng công nghiệp đang được bảo hộ ở Việt Nam và ở nước ngoài;

Thẩm định và đánh giá hiệu lực của Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp đã được cấp tại Việt Nam và nước ngoài;

Cử luật sư tham gia đàm phán, soạn thảo, thẩm định, đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng (li-xăng) hoặc quyền sở hữu các kiểu dáng công nghiệp đã được bảo hộ tại Việt Nam và ở nước ngoài;

4. Đối với Sáng chế

Tra cứu, đánh giá khả năng bảo hộ tại Việt Nam và nước ngoài (như các quốc gia Asean, Liên minh Châu Âu (EU), Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, Trung Quốc và Cộng Hoà Liên Bang Nga);

Tư vấn về thủ tục pháp lý và làm đại diện trong việc nộp đơn xin cấp Bằng độc quyền sáng chế tại Việt Nam và nước ngoài;

Gia hạn và duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ tại Việt Nam và nước ngoài;

Thẩm định và đánh giá khả năng xâm phạm và phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc bảo vệ các quyền đối với sáng chế đang được bảo hộ ở Việt Nam và ở nước ngoài;

Thẩm định và đánh giá hiệu lực của Bằng độc quyền sáng chế đã được cấp tại Việt Nam và nước ngoài;

Cử luật sư tham gia đàm phán, soạn thảo, thẩm định, đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng (li-xăng) hoặc quyền sở hữu, chuyển giao công nghệ sáng chế đã được bảo hộ tại Việt Nam và ở nước ngoài.

Dịch vụ xử lý vi phạm sở hữu trí tuệ

Dịch vụ xử lý vi phạm sở hữu trí tuệ: Quyền sở hữu trí tuệ là một trong những quyền tài sản có giá trị nhất trong khối tài sản của Doanh nghiệp. Tuy nhiên, quyền sở hữu trí tuệ cũng là đối tượng hay và dễ bị xâm phạm nhất.

Do đó, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, thực hiện các biện pháp kỹ thuật và pháp lý để chống lại các đối tượng có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là hoạt động nghiệp vụ cao, đòi hỏi sự hiểu biết đầy đủ các quy định pháp luật và thực tiễn đấu tranh chống các hành vi thương mại bất công bằng trên thị trường;

Dịch vụ xử lý vi phạm về sở hữu công nghiệp bao gồm:

Thương hiệu (Nhãn hiệu), Chỉ dẫn địa lý, Tên thương mại, Kiểu dáng công nghiệp, Sáng chế, giải pháp hữu ích, Thiết kế bố trí, Bản quyền tác giả

Với kinh nghiệm của mình, các Luật sư của SB Law sẽ hỗ trợ khách hàng trong việc xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và đưa ra cách thức, kế hoạch và lộ trình xử lý một cách có hiệu quả nhất;

- Hỗ trợ làm việc với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (Thanh tra Bộ KHCK, Quản Lý thị trường, Công An kinh tế hoặc Cục SHHTT) để thực hiện các biện pháp nghiệp vụ xử lý vi phạm;

- Tiến hành điều tra thị trường liên quan đến đối tượng vi phạm;

- Yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thẩm định và kết luận về các hành vi vi phạm quyền của các đối tượng sở hữu trí tuệ;

- Yêu cầu người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm;

- Yêu cầu các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm;

- Tham gia tố tụng với tư cách luật sư bảo vệ quyền và lợi ích của khách hàng liên quan đến sở hữu trí tuệ tại Tòa án có thẩm quyền.

Dịch vụ đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ:

Mọi chi tiết liên hệ: Đại diện Sở hữu trí tuệ

Điện thoại: 0904340664 - Chat Zalo - Gửi nhu cầu email: baohothuonghieu@sblaw.com.vn

 

 

 

 

 

 

SBLAW tư vấn về bảo hộ thương hiệu và các tài sản trí tuệ khác một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả:
Quý khách cần sử dụng dịch vụ bảo hộ tài sản trí tuệ, vui lòng liên hệ trực tiếp đến.
  • Điện thoại - Chat Zalo
  • Email address
Tin tức liên quan