Mỗi sản phẩm khi bán ra thị trường cần phải được Đăng ký bản quyền sản phẩm. Với dịch vụ đăng ký bản quyền sản phẩm, mỗi sản phẩm khi bán ra thị trường đều sẽ được đăng ký bản quyền sản phẩm. Vì sản phẩm là quá trình đầu tư, nghiên cứu về cả tiền của, trí tuệ vào sản phẩm đó, vì vậy cần phải có dịch vụ đăng ký bản quyền sản phẩm để tránh tình trạng đánh cắp, tranh chấp xảy ra sau này.

Một sản phẩm ra thị trường thì cần đăng ký sở hữu công nghiệp gì?

Đăng ký sản phẩm ra thi trường cần:

  1. Đăng ký tên sản phẩm: Tên tự đặt của sản phẩm (đăng ký nhãn hiệu) và hình thức thức thể hiện tem, nhãn mác của sản phẩm
  2. Đăng ký kiểu dáng: là hình dáng bên ngoài của sản phẩm (nếu có sự nghiên cứu khác biệt)
  3. Đăng ký sáng chế: như kỹ thuật sản phẩm hoặc công thức làm ra sản phẩm (nếu có sự nghiên cứu khác biệt)4. Đăng ký lưu hành sản phẩmDoanh nghiệp cần quan tâm về dịch vụ đăng ký bản quyền sản phẩm
Doanh nghiệp cần quan tâm về dịch vụ đăng ký bản quyền sản phẩm
Doanh nghiệp cần quan tâm về dịch vụ đăng ký bản quyền sản phẩm

Tư vấn thủ tục của dịch vụ đăng ký bản quyền sản phẩm

Nhãn hiệu là những dấu hiệu của một doanh nghiệp dùng để phân biệt sản phẩm hàng hóa, dịch vụ hàng hóa của mình với dịch vụ cùng loại của các doanh nghiệp khác.

Đăng ký bản quyền nhãn hiệu sản phẩm hàng hóa là bảo vệ tài sản trí tuệ của mình để tránh bị hàng giả hàng nhái và được pháp luật bảo hộ đôc quyền.

Hồ sơ đăng ký độc quyền sản phẩm

  • Tờ khai (2 bản): theo mẫu 04-NH quy định tại Phụ lục A TT 01/2007/TT-BKHCN; Mẫu đơn đăng ký
  • 09 mẫu nhãn hiệu giống nhau: Mẫu nhãn hiệu sản phẩm phải được trình bày rõ ràng với kích thước của mỗi thành phần trong nhãn hiệu không lớn hơn 80mm và không nhỏ hơn 8mm, tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 80mm x 80mm in trên tờ khai;
  • Tài liệu xác nhận quyền ưu tiên (đối với Người nộp đơn là người nước ngoài)
  • Giấy uỷ quyền (Gửi lại sau khi nhận được yêu cầu).
  • Chứng từ nộp lệ phí.
  • Đối với đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận
  • Ngoài các tài liệu quy định trên đây,đơn còn bắt buộc phải có thêm các tài liệu sau đây:
  • Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận;
  • Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý);
  • Bản đồ xác định lãnh thổ (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm).

Thời gian thực hiện dịch vụ đăng ký bản quyền sản phẩm

Thời gian thực hiện việc đăng ký nhãn hiệu

  • Thời gian đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là 12 tháng, tuy nhiên, thời gian thực tế có thể kéo dài đến 16 tháng.
  • Thời gian đối với đăng ký độc quyền nhãn hiệu:

+ Thẩm định hình thức: 01 - 02  tháng từ ngày nhận đơn.

+ Công bố đơn: 02 tháng từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ.

+ Thẩm định nội dung đơn: 08 - 12 tháng kể từ ngày công bố.

Lưu ý: Tuy thời gian thực hiện thủ tục kéo dài, nếu đơn không đáp ứng các đủ điều kiện thì cũng sẽ bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ.

Thời gian đăng ký nhãn hiệu mất bao lâu?
Thời gian đăng ký bản quyền sản phẩm mất bao lâu?

Công việc và chi phí khi dùng dịch vụ đăng ký bản quyền sản phẩm

Trong trường hợp SB Law được Quý Công ty ủy quyền là đại diện sở hữu trí tuệ của Quý Công ty tại Cục Sở hữu trí tuệ (“Cục SHTT”), công việc của chúng tôi sẽ bao gồm:

  • Tư vấn về mọi vấn đề liên quan đến việc nộp đơn, làm thủ tục đăng ký nhãn hiệu;
  • Chuẩn bị Đơn, ký đơn (với tư cách là đại diện được uỷ quyền của Quý Công ty) và đi nộp Đơn tại Cục SHTT;
  • Thông báo về việc nộp đơn với Quý Công ty ngay sau khi nộp đơn;
  • Nhận tất cả các Thông báo từ Cục SHTT liên quan đến đơn và thông báo đến Quý Công ty;
  • Xử lý tất cả các thiếu sót liên quan đến Đơn (nếu có yêu cầu từ Cục SHTT);
  • Tư vấn các giải pháp để vượt qua từ chối của Cục SHTT (nếu Đơn bị từ chối bảo hộ);
  • Theo dõi tiến trình của Đơn và thường xuyên cập nhật tình trạng cho Quý Công ty cho đến khi có kết luận cuối cùng của Cục SHTT về việc bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm;
  • Tư vấn về việc sử dụng nhãn hiệu sau khi cấp bằng (nếu có Giấy chứng nhận)

Chi phí thực hiện dịch vụ đăng ký bản quyền sản phẩm

Theo quy định, Đơn nhãn hiệu phải đăng ký kèm theo danh mục sản phẩm/dịch vụ được phân nhóm theo Bảng phân loại Nice phiên bản 10.

Phí dịch vụ đăng ký bản quyền sản phẩm sẽ được tính dựa trên số nhóm và số sản phẩm trong mỗi nhóm được chỉ định trong Đơn.

Vì vậy, quý khách hàng nên cung cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh để chúng tôi biết được sản phẩm và dịch vụ mang nhãn hiệu và tính được chi phí thực hiện công việc.

Ví dụ trường hợp đăng ký nhãn hiệu sản phẩm cửa nhôm. Theo đó, chúng tôi xin được báo giá chi phí đăng ký cho nhãn hiệu cho 02 nhóm sản phẩm/dịch vụ:

  • Nhóm thứ nhất: Cửa nhôm
  • Nhóm thứ hai: Dịch vụ mua bán cửa nhôm

Trong trường hợp đơn suôn sẻ, sẽ được tính cụ thể như sau:

Khoản phí nêu trên đã bao gồm lệ phí nhà nước và phí dịch vụ, không bao gồm (1) 5% VAT, (2) các loại phí phát sinh nếu đơn bị từ chối (do trùng/tương tự với nhãn hiệu của người khác đã đăng ký trước…..), cần phải phúc đáp/khiếu nại lên Cục Sở hữu Trí tuệ và (3) phí thúc đẩy xét nghiệm của Quý Công ty (nếu có). Khoản phí phát sinh này sẽ được thỏa thuận theo từng trường hợp cụ thể trước khi tiến hành công việc.

[1] Phí tra cứu là không bắt buộc và chỉ mang tính tham khảo, không phải là kết luận cuối cùng của Cục SHTT.

Trong quá trình tư vấn, các luật sư SBLAW đã tư vấn cho hàng ngàn doanh nghiệp trong và ngoài nước bảo hộ nhãn hiệu.

Dịch vụ đăng ký bản quyền sản phẩm:

Mọi chi tiết liên hệ: Đại diện Sở hữu trí tuệ

Điện thoại: 0904340664 - Chat Zalo - Gửi nhu cầu email: baohothuonghieu@sblaw.com.vn