Chế tài xử phạt việc kinh doanh, sử dụng phần mềm lậu

Chế tài xử phạt việc kinh doanh, sử dụng phần mềm lậu

SBLAW trân trọng giới thiệu nội dung bài trả lời phỏng vấn của luật sư Nguyễn Thanh Hà, chủ tịch SBLAW trên kênh ANTV.

Mời các bạn xem nội dung tại đây:

Xin ông cho biết hiện nay chế tài xử phạt việc kinh doanh, sử dụng phần mềm lậu hiện nay ở Việt Nam như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, các chương trình máy tính hay phần mềm máy tính được bảo hộ quyền tác giả như bảo hộ một tác phẩm văn học dù được thể hiện duới dạng mã nguồn hay mã máy. Chính vì vậy, quyền tác giả đối với phần mềm máy tính cũng được bảo hộ đầy đủ quyền nhân thân và các quyền liên quan. Việc bảo vệ của pháp luật đối với các sản phẩm sở hữu trí tuệ chính là cơ sở để khuyến khích các cá thể, tổ chức sáng tạo ra những sản phẩm hữu ích. Thế nhưng với thực trạng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ hiện nay, đặc biết đối với các chương trình máy tính, phần mềm thì việc xâm phạm bản quyền lên tới 80%.

Hầu hết với các chương trình phần mềm máy tính, nếu như bạn muốn sử dụng thì phải trả phí bản quyền cho các nhà sản xuất. Thông thường thì phí này được tính theo năm, nhưng nhiều cá nhân, tổ chức lợi dụng lý do này để sử dụng phần mềm lậu không có bản quyền.

Vậy đối tượng vi phạm sẽ bị phạt như thế nào? Tùy theo mức độ mà đối tượng vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể:

Thứ nhất, về xử lý hành chính:

Các tổ chức, cá nhân sẽ bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng/ 1 sản phẩm phần mềm, nếu như có hành vi sao chép chương trình máy tính mà không được sự cho phép của chủ thể sở hữu quyền tác giả. Đồng thời, các tổ chức này sẽ bị buộc phải dỡ bỏ các bản sao vi phạm trên môi trường mạng và kỹ thuật số hoặc phải hủy tiêu tang vật vi phạm. Theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 131/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 28/2017/NĐ-CP):

Điều 18. Hành vi xâm phạm quyền sao chép tác phẩm

1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi sao chép tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này”.


Thứ hai, về truy cứu trách nhiệm hình sự:

Điều 225 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) có quy định về Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan như sau:

Điều 225. Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan

1. Người nào không được phép của chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan mà cố ý thực hiện một trong các hành vi sau đây, xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:

a) Sao chép tác phẩm, bản ghi âm, bản ghi hình;

b) Phân phối đến công chúng bản sao tác phẩm, bản sao bản ghi âm, bản sao bản ghi hình.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên;

d) Gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan 500.000.000 đồng trở lên;

đ) Hàng hóa vi phạm trị giá 500.000.000 đồng trở lên.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm;

c) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

2. Trong việc sử dụng phần mềm lậu thì vai trò của chủ thể quyền trong vấn đề này như thế nào? Nếu họ không lên tiếng thì có cơ sở để xử lý không?

Trả lời:

Với hành vi sử dụng phần mềm lậu, ngay cả khi chủ thể quyền không lên tiếng thì cơ quan có thẩm quyền vẫn có cơ sở xử lý.

Thực trạng vi phạm bản quyền phần mềm máy tính hiện nay vẫn rất nghiêm trọng và phổ biến với nhiều hình thức và mức độ khác nhau. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này chính là nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của nhiều cá nhân, tổ chức khai thác và sử dụng chương trình máy tính còn nhiều hạn chế.

3. Với hành vi in ấn, giao bán và sử dụng các phần mềm trái phép thì xử lý như thế nào?

Trả lời:


Tôi đã trình bày ở câu 1.

4. Từ năm 2018, việc xử lý những vi phạm sở hữu trí tuệ nói chung và vi phạm bản quyền phần mềm nói riêng, sẽ được siết chặt thêm, với quy định mới đưa trong trong Bộ luật Hình sự sửa đổi, bổ sung. Nội dung này sẽ cụ thể hóa như nào trong việc thực thi và điều này sẽ tốt hơn trong quản lý của chúng ta liên quan đến vấn đề này hay không?

Trả lời:

Với điều luật sửa đổi của BLHS, chưa thể khẳng định liệu nó có đủ sức mạnh để giảm hiệu quả nạn xâm phạm phần mềm ở nước ta hay không. Điều đó còn phụ thuộc nhiều vào công tác thực thi pháp luật của các cơ quan chức năng có thẩm quyền trên thực tế.

Tuy nhiên, không thể phủ nhận với những thay đổi trong BLHS mới, với việc định lượng khái niệm “quy mô thương mại”, nâng cao hình phạt cho những tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan, trong đó có bản quyền phần mềm máy tính, đã khẳng định quyết tâm của Chính phủ đối với nạn xâm phạm bản quyền tại Việt Nam.

Trước thực trạng vi phạm bản quyền của Việt Nam hiện nay vẫn ở mức khá nghiêm trọng và phức tạp thì việc sửa đổi và bổ sung quy định này vào là hợp lý, mang tính răn đe cho các đối tượng vi phạm bản quyền và cũng phù hợp với các cam kết của Việt Nam khi gia nhập các Hiệp ước kinh tế song phương và đa phương.

Cảm ơn anh đã trả lời với ANTV.

» Thủ tục Đăng ký Bản quyền tác giả

» Giấy tờ, tài liệu đăng ký bản quyền phần mềm công ty

SBLAW tư vấn về bảo hộ thương hiệu và các tài sản trí tuệ khác một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả:
Quý khách cần sử dụng dịch vụ bảo hộ tài sản trí tuệ, vui lòng liên hệ trực tiếp đến.
  • Điện thoại - Chat Zalo
  • Email address
Tin tức liên quan