Qúy công ty cho Minh hỏi: Muốn đăng ký kiểu dáng công nghiệp thì cần tiến hành những thủ tục gì? Để bảo hộ kiểu dáng công nghiệp cần đáp ứng những điều kiện gì? SBLAW giới thiệu thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Cục sở hữu trí tuệ như sau:

Kiểu dáng công nghiệp là gì?

Kiểu dáng công nghiệp đề cập đến hình dáng bên ngoài của sản phẩm hoặc các thành phần được sắp xếp để lắp ráp thành sản phẩm phức tạp. Kiểu dáng này có thể được biểu diễn thông qua các yếu tố như hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp của chúng, và nó phải có thể nhìn thấy được trong quá trình sử dụng thực tế của sản phẩm hoặc sản phẩm phức tạp. - Theo quy định của Điều 4, Khoản 13 trong Luật Sở hữu Trí tuệ năm 2005 (đã được sửa đổi năm 2022).

Mời quý khách xem thêm tài liệu về kiểu dáng công nghiệp là gì tại link sau đây >> Tạo dáng sản phẩm là gì?

Đăng ký kiểu dáng công nghiệp
Đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Thiết kế kiểu dáng công nghiệp là gì?

Thiết kế kiểu dáng công nghiệp là một lĩnh vực quan trọng trong ngành mỹ thuật ứng dụng, tập trung vào việc tạo ra hình dáng bên ngoài của sản phẩm. Theo định nghĩa, kiểu dáng công nghiệp bao gồm hình khối, đường nét, màu sắc và sự kết hợp của các yếu tố này, nhằm tạo ra sự khác biệt và thu hút người tiêu dùng.

Thiết kế kiểu dáng công nghiệp không chỉ đơn thuần là việc làm đẹp cho sản phẩm mà còn liên quan đến chức năng sử dụng và khả năng sản xuất.Các nhà thiết kế công nghiệp thường phải cân nhắc nhiều yếu tố, từ tính thẩm mỹ đến tính khả thi trong sản xuất, để đảm bảo rằng sản phẩm không chỉ hấp dẫn mà còn dễ dàng sản xuất hàng loạt.

Điều này giúp nâng cao giá trị thương mại của sản phẩm và tạo trải nghiệm tích cực cho người sử dụng. Để được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, kiểu dáng công nghiệp cần đáp ứng các tiêu chí về tính mới, tính sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp. Việc đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp không chỉ bảo vệ quyền lợi của nhà thiết kế mà còn góp phần thúc đẩy sự đổi mới và cạnh tranh trong thị trường.

Thiết kế kiểu dáng công nghiệp là gì - Baohothuonghieu
Thiết kế kiểu dáng công nghiệp là gì?

Ví dụ về kiểu dáng công nghiệp

Kiểu dáng công nghiệp đề cập đến hình thức bên ngoài của sản phẩm, bao gồm các yếu tố như đường nét, hình khối và màu sắc. Dưới đây là một số ví dụ cụ thể về kiểu dáng công nghiệp:

Kiểu dáng 3 chiều

  • Hình dạng chai nước: Chai nước có thiết kế độc đáo với các đường cong mềm mại, giúp người tiêu dùng dễ cầm nắm và sử dụng.
  • Bàn ghế: Thiết kế bàn ghế với kiểu dáng hiện đại, sử dụng các hình khối đơn giản nhưng tinh tế, phù hợp với không gian sống hiện đại.
  • Thiết bị điện tử: Ví dụ như thiết kế của điện thoại thông minh, nơi mà hình dáng và cách bố trí các nút bấm được tối ưu hóa để tạo cảm giác thoải mái cho người dùng.

Kiểu dáng 2 chiều

  • Nhãn sản phẩm: Nhãn mác trên sản phẩm thực phẩm hoặc đồ uống, nơi mà màu sắc và hình ảnh được sử dụng để thu hút sự chú ý của người tiêu dùng. Ví dụ: Nhãn sản phẩm của Công ty cổ phần GAP Việt Nam.
  • Bao bì sản phẩm: Thiết kế bao bì cho các sản phẩm tiêu dùng như mỹ phẩm hoặc thực phẩm chức năng, nơi mà hình ảnh và chữ viết được phối hợp hài hòa để tạo ấn tượng mạnh.

Các ví dụ khác

  • Xe ô tô: Hình dáng bên ngoài của xe ô tô có thể được bảo hộ dưới dạng kiểu dáng công nghiệp, ví dụ như mẫu xe của Toyota hoặc Honda.
  • Sản phẩm nội thất: Các bộ bàn ghế hoặc kệ sách có thiết kế độc đáo cũng có thể được đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp.

Những ví dụ này cho thấy sự đa dạng trong kiểu dáng công nghiệp, từ những sản phẩm hàng ngày cho đến các thiết bị phức tạp, tất cả đều nhằm mục đích thu hút người tiêu dùng thông qua tính thẩm mỹ và sự tiện dụng.

Ví dụ về kiểu dáng công nghiệp - Baohothuonghieu.jpg
Ví dụ về kiểu dáng công nghiệp

Trên đây là những ví dụ cụ thể về kiểu dáng công nghiệp để hiểu rõ hơn về vai trò của nó. Mọi thông tin chi tiết quý khách vui lòng liên hệ ngay đến SBLAW để nhận được tư vấn cụ thể. Chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ quý khách 24/7 các vấn đề về Sở hữu trí tuệ: 0904340664

Đăng ký kiểu dáng công nghiệp là gì?

Đăng ký kiểu dáng công nghiệp là thủ tục hành chính do cơ quan nhà nước - Cục sở hữu trí tuệ có thẩm quyền tiến hành nhằm thừa nhận quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp.

Hình thức đăng ký kiểu dáng công nghiệp là ghi nhận kiểu dáng công nghiệp, chủ sở hữu và tác giả kiểu dáng công nghiệp vào sổ đăng ký quốc gia về kiểu dáng công nghiệp vào sổ đăng ký quốc gia về kiểu dáng công nghiệp  và cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp cho chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp.

Kiểu dáng công nghiệp được đăng ký trên cơ sở kết quả xem xét đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp căn cứ vào các quy định pháp luật hiện hành về hình thức và nội dung. 

Thời gian đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp thông thường là 12 tháng gồm giai đoạn thẩm định hình thức và thẩm định nội dung.

Việc tiến hành đăng ký kiểu dáng công nghiệp tương đối phức tạp, các nhà sáng chế, vẽ kiểu nên kết hợp với các luật sư kiểu dáng để đăng ký nhanh chóng, hỗ trợ thành công thủ tục đăng ký.

Ai có quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp?

Kiểu dáng công nghiệp đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại. Từ những chiếc điện thoại thông minh với thiết kế tinh xảo đến những chiếc ô tô với đường nét mạnh mẽ, kiểu dáng công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút người tiêu dùng. Những người sau đây có quyền đăng ký kiểu dáng công nghiêp:

  • Tác giả ( tức là người hoặc là người trực tiếp tạo ra kiểu dáng công nghiệp bằng chính công thức, lao động sáng tạo của bản thân mình ) nếu tác giả tự đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất của chính bản thân mình để tạo ra kiểu dáng công nghiệp; hoặc
  • Tổ chức, cá nhân cung cấp kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc với tác giả nếu các bên không có thỏa thuận khác.
  • Trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra kiểu dáng công nghiệp thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký và quyền đăng ký đó được thực hiện nếu tất cả các tổ chức, cá nhân đó đồng ý.

Người có quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp có thể chuyển giao quyền đăng ký, để thừa kế hoặc thừa kế cho tổ chức, cá nhân khác, kể cả trường hợp nộp đơn đăng ký.

Thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp - Baohothuonghieu
Đăng ký kiểu dáng công nghiệp là gì?

Tại sao cần bảo hộ kiểu dáng công nghiệp?

  • Bảo vệ thiết kế độc đáo: Giúp doanh nghiệp bảo vệ những thiết kế độc đáo, tạo ra sự khác biệt trên thị trường.
  • Ngăn chặn hàng giả, hàng nhái: Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và doanh nghiệp trước các sản phẩm giả mạo.
  • Tăng giá trị thương hiệu: Một sản phẩm có kiểu dáng độc đáo và được bảo hộ sẽ giúp tăng giá trị nhận diện thương hiệu.
  • Tạo lợi thế cạnh tranh: Kiểu dáng công nghiệp là một tài sản vô hình quý giá, giúp doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Điều kiện được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Theo Điều 63 của Luật Sở hữu Trí tuệ năm 2005, kiểu dáng công nghiệp sẽ được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Phải có tính mới;
  • Phải có tính sáng tạo;
  • Phải có khả năng áp dụng trong lĩnh vực công nghiệp.

Trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, kiểu dáng công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sáng tạo và thúc đẩy đổi mới. Để được bảo hộ, kiểu dáng công nghiệp phải đáp ứng các tiêu chí, trong đó tính sáng tạo là yếu tố cốt lõi. Bài viết này sẽ đi sâu vào phân tích các quy định về tính sáng tạo của kiểu dáng công nghiệp, giúp bạn hiểu rõ hơn về điều kiện để được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho các sáng tạo về hình thức bên ngoài của sản phẩm.

Kiểu dáng công nghiệp là một thành quả sáng tạo về hình thức bên ngoài của sản phẩm, thể hiện qua các đặc điểm về đường nét, hình khối, cấu trúc, màu sắc hoặc họa tiết trang trí. Để được bảo hộ, kiểu dáng công nghiệp phải đáp ứng các tiêu chí, trong đó tính mới là yếu tố quan trọng nhất.

Dịch vụ đăng ký kiểu dáng công nghiệp
Dịch vụ đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Tiêu chuẩn bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Một kiểu dáng công nghiệp có thể được tiến hành đăng ký bảo hộ dưới dạng độc quyền kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam khi đáp ứng đủ các tiêu chuẩn sau:

 

Có tính mới

Có trình độ sáng tạo

Có khả năng áp dụng công nghiệp

Kiểu dáng công nghiệp

X

X

X

Hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp phải có những tài liệu gì?

Đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp chỉ được tiếp nhận nếu có ít nhất các thông tin tài liệu sau đây:

  • Tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp, làm theo mẫu 03- KDCN
  • Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp.
  • Bộ ảnh chụp hoặc bộ bản vẽ kiểu dáng công nghiệp (5)
  • Chứng từ nộp lệ phí nộp đơn.
  • Các tài liệu sau đây có thể được nộp sau khi đã nôp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp.
  • Giấy ủy quyền, nếu nộp đơn thông qua đại diện
  • Các tài liệu chứng minh cơ sở hưởng quyền ưu tiên ( xác nhận của cơ quan nhận đơn đối với bản sao đơn (các đơn) đầu tiên; giấy chứng nhận quyền ưu tiên nếu quyền đó được hưởng thụ từ người khác);
  • Tài liệu xác nhận quyền đăng ký hợp pháp ; nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đăng ký của người khác (giấy chứng nhận quyền thừa kế, giấy chứng nhận hoặc văn bản thỏa thuận chuyển giao quyền nộp đơn; hợp đồng giao việc hoặc hợp đồng lao động);
  • Tài liệu xác nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp chỉ dẫn thương mại( nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại)… kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ bởi người khác, nếu kiểu dáng công nghiệp nêu trong đơn chứa các đối tượng đó.

Mọi tài liệu của Đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp đều phải làm bằng tiếng Việt. Các tài liệu làm bằng ngôn ngữ khác chỉ được dùng làm đối chiếu tham khảo.

Thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp gồm 5 bước như sau:

Bước 1: Tiếp nhận đơn

Đơn đăng ký có thể được nộp trực tiếp tại trụ sở Cục Sở hữu Trí tuệ tại Hà Nội hoặc gửi qua bưu điện đến hai văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

Đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam
Dịch vụ đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam và quốc tế

Bước 2: Thẩm định hình thức đơn

Cục Sở hữu Trí tuệ kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn và đưa ra kết luận về việc đơn có được coi là hợp lệ hay không (Chấp nhận đơn hợp lệ/Từ chối đơn hợp lệ).

  • Đối với đơn hợp lệ, Cục Sở hữu Trí tuệ ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ;
  • Đối với đơn không hợp lệ, Cục Sở hữu Trí tuệ thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn và nêu rõ các lý do, thiếu sót khiến cho đơn có thể bị từ chối. Cục cũng ấn định thời hạn 2 tháng để người nộp đơn có ý kiến hoặc sửa chữa thiếu sót. Nếu không có sự sửa chữa hoặc sửa chữa không đạt yêu cầu/không có ý kiến phản đối hoặc ý kiến phản đối không xác đáng, Cục Sở hữu Trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối chấp nhận đơn.
Dịch vụ đăng ký kiểu dáng công nghiệp - Baohothuonghieu
Dịch vụ đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại SBLAW

Bước 3: Công bố đơn

Sau khi có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, đơn sẽ được công bố trên Công báo Sở hữu Công nghiệp.

Dịch vụ đăng ký kiểu dáng công nghiệp
Dịch vụ đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Bước 4: Thẩm định nội dung đơn

Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ (tính mới, tính sáng tạo, khả năng áp dụng công nghiệp), từ đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.

Bước 5: Ra quyết định cấp/Từ chối cấp văn bằng bảo hộ:

  • Đối với đối tượng không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục Sở hữu Trí tuệ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ;
  • Đối với đối tượng đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ và người nộp đơn đã nộp đầy đủ phí, lệ phí đúng hạn, Cục Sở hữu Trí tuệ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ Đăng ký Quốc gia về Kiểu dáng Công nghiệp và công bố trên Công báo Sở hữu Công nghiệp.

Đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Đối với đơn đăng ký độc quyền kiểu dáng công nghiệp, Quý Công ty cần chuẩn bị những tài liệu sau:

  • Giấy uỷ quyền (soạn theo mẫu Baohothuonghieu.com);
  • Bộ ảnh chụp kiểu dáng theo hướng dẫn;
  • Tên và địa chỉ của:

+ Người nộp đơn;

+ Tác giả kiểu dáng công nghiệp.

Sau khi nhận được các tài liệu trên, chúng tôi sẽ soạn thảo, nộp đơn và các giấy tờ cần thiết cho việc đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ.

Đăng ký kiểu dáng công nghiệp
Đăng ký kiểu dáng công nghiệp

So sánh giống và khác nhau giữa nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp

Nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp là hai khái niệm quan trọng trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, mỗi loại có những đặc điểm và chức năng riêng. Dưới đây là sự so sánh chi tiết giữa nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp mà bạn cần biết.

Điểm giống nhau nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp

Nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp có nhiều điểm giống nhau về pháp lý và dấu hiệu nhìn thấy được. Cụ thể là:

  • Bảo hộ pháp lý: Cả nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp đều được pháp luật bảo hộ và cần phải đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ để được cấp văn bằng bảo hộ.
  • Dấu hiệu nhìn thấy được: Cả hai đều là các dấu hiệu có thể nhìn thấy, có khả năng tạo ra lợi thế thương mại cho chủ sở hữu.
So sánh nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp - Baohothuonghieu
So sánh nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp

Điểm khác nhau nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp

Nhãn hiệu được định nghĩa là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa do một doanh nghiệp sản xuất hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp với hàng hóa hoặc dịch vụ của các doanh nghiệp khác. Nhãn hiệu có thể được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, bao gồm từ ngữ, chữ cái, con số, hình vẽ, hình ảnh, hình dạng, màu sắc, biểu trưng, nhãn hàng hoặc sự kết hợp của một hoặc nhiều yếu tố này.

Kiểu dáng công nghiệp, về cơ bản, liên quan đến các yếu tố trang trí hoặc thẩm mỹ của sản phẩm. Kiểu dáng có thể bao gồm các đặc điểm hai chiều như hình ảnh, ảnh chụp và hình vẽ, dựa trên đường nét và màu sắc.

Sự khác biệt chính giữa kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu nằm ở chỗ kiểu dáng công nghiệp chủ yếu tập trung vào hình thức bên ngoài của sản phẩm, mà không yêu cầu phải có tính phân biệt như nhãn hiệu. Mặc dù nhãn hiệu có thể bao gồm tất cả các loại dấu hiệu nhìn thấy được, nhưng nó luôn phải có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng hóa hoặc dịch vụ của doanh nghiệp khác. Do đó, chức năng và cơ sở bảo hộ của kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu hoàn toàn khác nhau.

Rõ ràng, tính sáng tạo trong kiểu dáng công nghiệp được coi trọng hơn so với nhãn hiệu. Ngoài ra, nhãn hiệu có thể gắn liền với hàng hóa hoặc dịch vụ một cách linh hoạt; trong khi kiểu dáng công nghiệp phải gắn liền với một sản phẩm cụ thể vì nó đại diện cho “hình dáng bên ngoài của sản phẩm”

Bảng so sánh giữa nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp

Để có thể so sánh giữa nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp, SBLAW tổng hợp bảng đối chiếu và so sánh dưới đây để quý khách tiện theo dõi:

Tiêu chíNhãn hiệuKiểu dáng công nghiệp
Khái niệmLà dấu hiệu phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác.Là hình dáng bên ngoài của sản phẩm, bao gồm các yếu tố trang trí và thẩm mỹ.
Chức năngPhân biệt nguồn gốc hàng hóa/dịch vụ.Tạo ra sự hấp dẫn về mặt thẩm mỹ cho sản phẩm.
Thời gian bảo hộCó thể bảo hộ không giới hạn với điều kiện gia hạn 10 năm/lần.Bảo hộ tối đa 15 năm, không thể gia hạn thêm.
Yêu cầu bảo hộPhải có tính phân biệt, không cần tính mới hay sáng tạo.Phải đáp ứng các tiêu chí về tính mới, trình độ sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp.
Đối tượng bảo hộCó thể đăng ký cho cả sản phẩm và dịch vụ.Chỉ được đăng ký cho sản phẩm cụ thể.

Nhãn hiệu chủ yếu tập trung vào việc phân biệt hàng hóa và dịch vụ, trong khi kiểu dáng công nghiệp chú trọng vào hình thức và thiết kế của sản phẩm. Điều này dẫn đến sự khác biệt trong yêu cầu bảo hộ, thời gian bảo hộ và chức năng của từng loại quyền sở hữu trí tuệ này. Nếu quý khách có bất kì vấn đề liên quan đến đăng ký nhãn hiệu hoặc kiểu dáng công nghiệp vui lòng liên hệ ngay tới SBLAW để nhận được tư vấn từ các chuyên gia.

Tham khảo thêm >> Đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Thời gian đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Đối với kiểu dáng công nghiệp, thời gian đăng ký một kiểu dáng công nghiệp kể từ khi nộp đơn đến khi được cấp văn bằng bảo hộ là 12-16 tháng. Đơn xin đăng ký bảo hộ độc quyền kiểu dáng công nghiệp sẽ trải qua các giai đoạn thẩm định như sau:

 

Thời gian

Nội dung thẩm định

Thẩm định hình thức

01–02 tháng từ ngày nộp đơn

Thẩm định tính hợp lệ của đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp và các tài liệu kèm theo. Nếu đáp ứng, sẽ ra thông báo chấp nhận đơn hợp lệ.

Công bố đơn

 

02 tháng từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ

Công bố thông tin về kiểu dáng công nghiệp trên Công báo Sở hữu công nghiệp.

Thẩm định nội dung

09-12 tháng từ ngày công bố

Thẩm định khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ kiểu dáng công nghiệp. Nếu đáp ứng, sẽ ra thông báo cấp bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp.

Công bố bằng độc quyền KDCN

01-03 tháng từ ngày nộp phí cấp bằng

Công bố thông tin về bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp trên Công báo Sở hữu công nghiệp.

Đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam
Đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam

Dịch vụ đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại SBLAW

Công ty luật SBLAW cung cấp dịch vụ đăng ký kiểu dáng công nghiệp:

  • Tiến hành tư vấn sơ bộ và giải đáp mọi thắc mắc trước khi bắt đầu quá trình đăng ký kiểu dáng.
  • Thực hiện tra cứu khả năng đăng ký kiểu dáng để đảm bảo tính duy nhất và hợp pháp.
  • Soạn thảo hồ sơ và tài liệu cần thiết để hoàn thiện bộ hồ sơ đăng ký kiểu dáng.
  • Nộp đơn và tiếp tục theo dõi đơn đăng ký cho đến khi có kết quả cuối cùng.
  • Bàn giao bằng độc quyền về kiểu dáng công nghiệp cho chủ đơn sau khi quy trình hoàn tất.
 
Dịch vụ đăng ký kiểu dáng công nghiệp
Dịch vụ đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp là một quy trình quan trọng giúp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với hình dáng bên ngoài của sản phẩm. Qua các bước từ thiết kế, tra cứu khả năng bảo hộ, nộp đơn, thẩm định hình thức và nội dung, cho đến quyết định cấp văn bằng bảo hộ, quy trình này không chỉ đảm bảo tính hợp pháp mà còn tạo điều kiện cho doanh nghiệp nâng cao giá trị thương hiệu và khả năng cạnh tranh trên thị trường.Việc nắm rõ từng bước trong thủ tục đăng ký sẽ giúp các nhà sáng chế và doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí, đồng thời tối ưu hóa khả năng thành công trong việc bảo vệ kiểu dáng công nghiệp của mình. Hơn nữa, sự chú ý đến các điều kiện như tính mới và khả năng áp dụng công nghiệp là rất cần thiết để đảm bảo rằng kiểu dáng được đăng ký sẽ được cấp văn bằng bảo hộ. Tóm lại, thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp không chỉ là một bước đi quan trọng trong việc bảo vệ tài sản trí tuệ mà còn là nền tảng cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp trong bối cảnh kinh tế hiện đại.

Tham khảo thông tin về tạo dáng công nghiệp trong file >> Tạo dáng sản phẩm

Tham khảo thêm >> Đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu

 

Tư vấn đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Bài viết liên quan