Bảo hộ sở hữu trí tuệ ra nước ngoài cho công ty start up
Câu hỏi: Cách đăng ký sở hữu trí tuệ ở nước ngoài cho doanh nghiệp Start up?
Trả lời: Trước nhất, doanh nghiệp cần xác định là doanh nghiệp cần đăng ký tài sản sở hữu trí tuệ gì ở nước ngoài? Ví dụ như nhãn hiệu, kiểu dáng, sáng chế, bản quyền.
Tai đây, SB law giới thiệu cách đăng ký nhãn hiệu ra nước ngoài như sau:
1. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Cục Sở hữu trí tuệ, Văn phòng quốc tế
2. Hình thức đăng ký
Hiện nay, để đăng ký nhãn hiệu quốc tế, Quý Công ty có thể lựa chọn một trong hai hình thức sau:
2.1. Đăng ký nhãn hiệu theo đơn quốc gia
- Đăng ký nhãn hiệu theo Đơn quốc gia là việc Quý Công ty trực tiếp nộp đơn tại từng quốc gia dự định đăng ký cho nhãn hiệu.
- Trong trường hợp Quý Công ty đăng ký từ 3 nước trở xuống thì nên lựa chọn hình thức này để tiết kiệm chi phí.
3. Đăng ký nhãn hiệu thông qua hình thức nộp đơn quốc tế
Trong trường hợp Quý Công ty đăng ký tại nhiều quốc gia thì có thể lựa chọn nộp đơn quốc tế theo các hình thức sau:
3.1. Đăng ký theo hệ thống Madrid:
- Nộp đơn tại Cục Sở hữu trí tuệ.
- Cục Sở hữu trí tuệ chuyển đơn cho văn phòng quốc tế
- Đơn chuyển vào giai đoạn thẩm định nội dung ở từng quốc gia
3.2. Đăng ký nhãn hiệu theo OHIM – Khối thị trường chung Châu Âu.
Văn bằng bảo hộ của OHIM có hiệu lực đồng thời tại toàn bộ 27 nước thành viên là các nước thuộc cộng đồng chung Châu âu.
Đơn sẽ được xét nghiệm tại tất cả các nước thành viên, có nghĩa là đơn sẽ được bảo hộ tại tất cả 27 nước này hoặc bị từ chối bảo hộ tại cả 27 nước.
Trong trường hợp bị từ chối, nếu muốn nhãn hiệu được bảo hộ tại các nước còn lại, Quý Công ty sẽ phải chuyển đơn thành đơn quốc gia (vẫn được giữ nguyên ngày ưu tiên và mất thêm chi phí).
Một trong những lưu ý là chi phí đăng ký nhãn hiệu quốc tế thường rất cao, vì vậy, các doanh nghiệp start up nên được tư vấn để lựa chọn hình thức đăng ký tiết kiệm được chi phí.
»