Xây dựng nhãn hiệu tập thể cho quất cảnh Văn Giang

Tác giả: Bảo hộ thương hiệu 394 lượt xem Đăng ngày 25/10/2021

Xây dựng nhãn hiệu tập thể cho quất cảnh Văn Giang

SBLAW thông tin về nhãn hiệu tập thể quất cảnh Văn Giang:

Huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên hiện có khoảng 200 ha đất trồng cây quất cảnh, tuy nhiên việc tiêu thụ sản phẩm còn gặp nhiều khó khăn, và bị các thương lái ép giá do người dân chưa biết giới thiệu sản phẩm, thực hiện việc dán tem nhãn… Chính vì thế, việc triển khai Dự án xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể (NHTT) quất cảnh Văn Giang đã mang đến tin vui cho người dân trồng quất cảnh nơi đây.

Ở Văn Giang, quất cảnh được trồng nhiều nhất ở 3 xã Thắng Lợi, Liên Nghĩa, Mễ Sở. Hộ trồng nhiều quất cảnh lên tới gần 1.000 gốc, còn trung bình mỗi hộ cũng trồng khoảng trên dưới 300 gốc. Ông Nguyễn Văn Hải, chủ nhân của 600 gốc quất cảnh chia sẻ, vườn quất của gia đình ông từ tháng 11 âm lịch trở đi là nhộn nhịp, khách xem quất, đặt mua cây đông, họ không chỉ đến từ Hà Nội mà còn ở các tỉnh lân cận như Hải Dương, Hải Phòng…

Theo ông Hải, so với quất ở các vùng khác, quất Văn Giang có được những ưu thế riêng bởi lá có màu xanh đậm và dày, quả to đều, màu vàng tươi, thế đẹp. Thống kê của xã cho thấy, doanh thu bình quân của các hộ dân từ cây quất cảnh vào những năm được mùa và được giá có thể đạt từ 600 – 800 triệu đồng/ha.

Tuy nhiên, vài năm gần đây, quất cảnh Văn Giang đang đối mặt với tình trạng bị “ép giá” khiến giá quất rẻ hơn những nơi khác. Cùng những gốc quất có dáng tương tự, trong khi ở Văn Giang chỉ có giá khoảng 150 đến 500 nghìn đồng thì tại những vườn quất nổi tiếng Hà Nội như Quảng Bá, Tứ Liên giá tiền triệu, có khi đến hơn chục triệu… Chưa kể, mấy năm nay, chi phí trồng quất tăng mạnh, giá mua các loại vật tư (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chi phí cải tạo đất) đều tăng cao nhưng giá bán đầu ra vẫn giữ nguyên khiến lợi nhuận của người trồng quất bị giảm đáng kể.

Theo ông Bùi Văn Tuất, Phó chủ tịch UBND huyện Văn Giang, giá quất nơi đây rẻ là do chưa xây dựng thương hiệu, chưa biết giới thiệu sản phẩm cũng như thực hiện dán tem nhãn… Có lẽ, cũng chính vì chưa xây dựng thương hiệu, nên mới có chuyện quất Văn Giang sau khi được thu mua về đã được “hô biến” thành quất Tứ Liên, Quảng Bá (Hà Nội).

Tin vui đã đến với những người dân trồng quất cảnh Văn Giang khi mới đây, Dự án xây dựng, quản lý và phát triển NHTT Quất Cảnh Văn Giang đã bắt đầu được triển khai vào thực tế. Dự án này nằm trong danh mục các dự án thuộc Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ đã được Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt theo Quyết định số 474/QĐ-BKHCN ngày 23/3/2012 và Quyết định số 54/QĐ-UBND ngày 10/1/2013 của UBND tỉnh Hưng Yên giao Công ty TNHH phát triển tài sản trí tuệ Việt làm chủ trì. Tổng kinh phí thực hiện dự án gần 900 triệu đồng, trong đó từ ngân sách Trung ương: 544 triệu đồng, còn lại từ nguồn ngân sách sự nghiệp khoa học địa phương.

Theo ông Lê Kinh Hải, Giám đốc Công ty TNHH phát triển tài sản trí tuệ Việt, mục tiêu của dự án là thiết lập cơ chế bảo hộ, quản lý và khai thác NHTT nhằm nâng cao giá trị, danh tiếng của sản phẩm mang NHTT trên thị trường, đồng thời đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho cộng đồng người dân vùng trồng quất cảnh Văn Giang trong việc sử dụng NHTT, chống các hành vi xâm phạm quyền. Dự án sẽ tiến hành các hoạt động cụ thể như thiết kế mẫu logo để đăng ký NHTT; lập hồ sơ đơn đăng ký nhãn hiệu; xây dựng quy trình kiểm soát việc sử dụng NHTT và kiểm soát chất lượng sản phẩm; xây dựng quy trình kỹ thuật canh tác, chăm sóc và tạo dáng sản phẩm quất cảnh; quy chế sử dụng tem, nhãn;  xây dựng bộ máy tổ chức quản lý NHTT; tìm kiếm, xác định các kênh tiêu thụ quất cảnh Văn Giang… Dự án sẽ kết thúc vào tháng 1/2015/.

Theo ven.vn

 

» Bảo hộ thương hiệu nhãn hiệu tập thể

    Tư Vấn Pháp Lý Từ Văn Phòng Luật Sư

    Liên Hệ Với Luật Sư SBLAW Được Hỗ Trợ Pháp Lý

    Bài viết cùng chủ đề:

    Người có quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể
    0 lượt xem 28/03/2024

    Câu hỏi: Trường hợp người có quyền sử dụng “Nhãn hiệu tập thể” tự ý chuyển quyền sử dụng cho người khác khi không được chủ sở hữu cho phép thì xử lý như thế nào? Trả lời: Trước hết, phải khẳng định rằng, việc chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể là trường...

    Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể
    891 lượt xem 25/10/2021

    SBLAW cho ví dụ về Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể “Bánh đa nem Làng Chều” Theo Hiệp hội sản xuất và kinh doanh bánh đa nem Làng Chều thuộc Xã Nguyên Lý, Huyện Lý Nhân, Tỉnh Hà Nam     HIỆP HỘI SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH BÁNH ĐA NEM LÀNG CHỀU...

    Tập huấn quản lý, sử dụng nhãn hiệu tập thể cam đường Kim An
    308 lượt xem 25/10/2021

    SBLAW thông tin về buổi tập huấn về quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu tập thể cam đường Kim An. Ngày 16/10/2015, cùng với Trung tâm phát triển giống cây trồng – Sở NN&PTNT, Luật sư Nguyễn Bùi Anh Tuấn – Baohothuonghieu.com (SB law) đã tiến hành tập huấn kiến thức về...

    Bảo hộ nhãn hiệu tập thể Chè Long Phú
    491 lượt xem 25/10/2021

    Chè Long Phú là một đặc sản của huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội. Chè Long Phú nổi tiếng với sản phẩm chè đen và chè xanh phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ trong nước. Nhằm nâng cao hơn nữa giá trị của sản phẩm, ngoài việc nâng cao chất lượng, đầu tư...

    Cấp nhãn hiệu tập thể Mật ong Minh Hóa
    298 lượt xem 25/10/2021

    Minh Hóa nổi tiếng với các sản phẩm, chế phẩm từ rừng, trong đó có sản phẩm mật ong mới được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể. Nhãn hiệu này được bảo hộ trong 10 năm. “Mật ong Minh Hóa”...

    Quản lý và sử dụng nhãn hiệu tập thể còn nhiều bất cập
    768 lượt xem 25/10/2021

    SBLAW thông tin về việc Hà Nội đã triển khai nhiều chương trình hỗ trợ và đề xuất giải pháp khuyến khích các địa phương chủ động xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể (NHTT). Tuy nhiên, việc sử dụng NHTT hiện nay trên địa bàn còn nhiều bất cập. 60%...

    Hai đặc sản của Kiên Giang mang nhãn hiệu tập thể
    377 lượt xem 25/10/2021

    Ông Ngô Công Tước, Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban Nhân dân huyện U Minh Thượng (Kiên Giang) cho biết hai loại đặc sản của Kiên Giang là khô cá sặc rằn và mật ong rừng U Minh Thượng vừa được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học-công nghệ) chứng nhận là sản...

    Người không phải là thành viên tổ chức Nhãn hiệu tập thể
    366 lượt xem 25/10/2021

    SBLAW trả lời câu hỏi: Hiện nay có trường hợp nhiều người không phải là thành viên tổ chức “Nhãn hiệu tập thể” nhưng vẫn sử dụng nhãn hiệu này trên các sản phẩm của mình. Điều này theo ông sẽ gây ra hậu quả như thế nào? Trả lời: Việc các tổ chức, cá...

    Cần làm phải gì để xử lý các tranh chấp trong nhãn hiệu tập thể
    348 lượt xem 25/10/2021

    SBLAW trả lời câu hỏi: Để xử lý các tranh chấp liên quan đến Nhãn hiệu tập thể, theo ông, chủ sở hữu Nhãn hiệu tập thể cần làm phải gì? Trả lời: Việc xử lý trước hết cần phải dựa trên Quy chế nhãn hiệu tập thể để bảo vệ uy tín, quyền lợi...

    Công bố nhãn hiệu tập thể Gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ
    429 lượt xem 25/10/2021

    SBLAW thông tin về nhãn hiệu tập thể “Gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ”.   Ngày 12/9/212, Hiệp hội sản xuất kinh doanh gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ tổ chức Lễ đón nhận và công bố nhãn hiệu tập thể “Gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ”.   Ông Ngô Xuân Tạo, Chủ tịch UBND phường Đồng Kỵ,...

    Một nhãn hiệu tập thể cho Làng nghề Chạm bạc Đồng Xâm
    403 lượt xem 25/10/2021

    Nhằm góp phần bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người sản xuất và người tiêu dùng, góp phần bảo vệ tài sản trí tuệ kết tinh vào sản phẩm, bảo vệ danh vị cho thương hiệu sản phẩm, rộng mở lối ra cho sản phẩm trong thời kỳ hội nhập phát triển, trong Chương...

    Ninh Thuận tổ chức công bố nhãn hiệu tập thể Táo Ninh Thuận và Tỏi Phan Rang
    368 lượt xem 25/10/2021

    Nhằm bảo hộ, quảng bá và triển khai các bước tiếp theo để phát triển nhãn hiệu tập thể “Táo Ninh Thuận” và “Tỏi Phan Rang”, vừa qua, Hội Nông dân tỉnh đã tổ chức lễ công bố nhãn hiệu tập thể “Táo Ninh Thuận” và “Tỏi Phan Rang”. Đồng chí Trần Xuân Hòa PCT...

    Bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm miến dong
    298 lượt xem 25/10/2021

    SBLaw đã tư vấn cho Hiệp hội Miến Dong Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam. Nội dung của nhãn hiệu tập thể được đăng ký như sau: – Chủ đơn: Hiệp hội miến dong Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng – Nhóm: 30,...

    Điểm khác nhau giữa Nhãn hiệu tập thể và Nhãn hiệu chứng nhận
    683 lượt xem 25/10/2021

    SBLAW đưa ra một số điểm khác nhau giữa Nhãn hiệu tập thể và Nhãn hiệu chứng nhận. Không phải là hàng hoá nhưng nhãn hiệu lại có ý nghĩa rất lớn trong thương mại. Nhãn hiệu là một trong những đối tượng cơ bản của quyền sở hữu trí tuệ.  Việc phân biệt Nhãn...

    Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể gạo nếp cái hoa vàng
    272 lượt xem 25/10/2021

    ( Baohothuonghieu.com) Theo thông tin từ báo Hà Nội mới, UBND TP Hà Nội vừa cho phép sử dụng tên địa danh “Sóc Sơn” để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm gạo nếp cái hoa vàng của huyện Sóc Sơn và tên địa danh “Đắc Sở” để đăng ký bảo...

    Đăng ký nhãn hiệu tập thể cho nông sản Việt Nam
    377 lượt xem 25/10/2021

    Các luật sư của Baohothuonghieu.com (SB law) đang trợ giúp bà con nông dân xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt Nam bằng việc đăng ký nhãn hiệu tập thể và tập huấn cho bà con hiểu về quy chế sử dụng nhãn hiệu.         Hình ảnh của buổi tập huấn....

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *