Vi phạm bản quyền trong xuất bản:

Tác giả: Bảo hộ thương hiệu 1022 lượt xem Đăng ngày 20/10/2021

Bị phạt vẫn… lời

Việc Khối liên minh quốc tế về sở hữu trí tuệ (IIPA) xếp Việt Nam vào một trong những quốc gia vi phạm bản quyền nhiều nhất dù không thể kiểm chứng số liệu là sự cảnh báo đáng quan tâm. Và cũng không phải ngẫu nhiên khi trong các cuộc hội thảo về xuất bản, vấn đề bản quyền đang nóng lên từng ngày…

Bản quyền – Điểm yếu của xuất bản Việt Nam 

Đầu tiên là vấn đề sách lậu với quy mô phát triển ngày càng lớn, thậm chí ảnh hưởng của sách lậu đã thực sự ghìm chân sự phát triển của thị trường xuất bản. Nhiều kế hoạch, dự án xuất bản đã bị hủy bỏ do sách lậu lộng hành khiến nhà làm sách chân chính mất lòng tin.

Để đối phó với thực trạng đó, một số biện pháp đã được áp dụng mà mới đây là việc Bộ Thông tin Truyền thông và Bộ Công an cùng phối hợp ra Thông tư liên tịch nhằm chống sách lậu. Ngay sau đó, nhiều vụ bắt giữ sách lậu lớn được thực hiện đã mang lại niềm hy vọng mới trong cuộc chiến chống sách lậu tại Việt Nam. 





Thiếu nhi giao lưu và học kiến thức từ chương trình đọc sách tại Nhà sách Fahasa.


Vừa nhen nhóm hy vọng ngăn chặn sách lậu thì thị trường xuất bản trong nước lại nóng lên một vấn đề khác: Xuất bản vi phạm bản quyền. Đó là những ấn phẩm được nhà xuất bản cấp giấy phép xuất bản nhưng lại vi phạm Luật Sở hữu trí tuệ khi chưa được người sở hữu bản quyền của ấn phẩm cho phép. Sách vi phạm bản quyền này nguy hại không thua gì sách lậu khi nó không phải lén lút phát hành mà có thể chính danh, hợp pháp bày bán tại các nhà sách lớn. 

Điều này không chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi của chủ sở hữu bản quyền, gây mất cân đối trong xuất bản, mà tai hại hơn, nó còn làm đình trệ nhiều giao dịch xuất bản lành mạnh và đe dọa phá hỏng cả thị trường sách Việt Nam.

Ông Phạm Minh Thuận, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Phát hành sách TPHCM (Fahasa) cho biết: “Về nguyên tắc, khi nhận sách để bày bán chúng tôi chỉ có thể yêu cầu đối tác cho xem giấy phép xuất bản, giấy phép hợp lệ thì có thể nhận sách”.

Tuy nhiên, theo Luật Sở hữu trí tuệ thì hành động phát hành hay lưu thông ấn bản vi phạm bản quyền cũng bị xếp chung vào hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Fahasa đã phải nếm trải điều này khi đầu năm 2009, đại diện hãng Disney đã yêu cầu đơn vị phải thu hồi các ấn phẩm không có bản quyền của Disney đang bày bán trong các nhà sách trên toàn quốc nếu không muốn đối mặt với các vụ kiện từ trong nước đến quốc tế. Và đơn vị đã phải thu hồi các bản sách đang bày bán dù các ấn bản đó về danh nghĩa có giấy phép xuất bản hợp pháp. 

Trong một cuộc hội thảo về xuất bản được tổ chức tại Cần Thơ, ông Nguyễn Kiểm, Cục trưởng Cục Xuất bản đã thừa nhận nạn vi phạm bản quyền là một vấn đề mà ngành xuất bản đang phải đối mặt và nếu không thể chấm dứt được tình trạng này thì ngành xuất bản trong nước không thể có sự phát triển lành mạnh. 

NXB giữ vai trò chủ đạo 

NXB Trẻ, NXB Kim Đồng, hai trong số những đơn vị xuất bản bị vi phạm bản quyền nhiều nhất thì hầu như cũng chưa thực hiện một vụ kiện vi phạm bản quyền nào. Bất đắc dĩ lắm cũng chỉ đề nghị cơ quan chức năng “xem xét” và kêu gọi bảo vệ quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp. Về phần các đơn vị làm sách cũng tương tự, hầu như chỉ dừng ở sự kêu gọi, kiến nghị… 

Nhưng điều gì cũng có giới hạn, vụ 6 NXB nước ngoài lên tiếng về tình trạng vi phạm bản quyền vừa qua là giới hạn đó. Theo thông tin được biết, các đơn vị này đang nỗ lực chuẩn bị có các biện pháp pháp lý đối với trường hợp NXB Đồng Nai cùng Nhà sách Quỳnh Mai đã in sách của họ mà không có bản quyền. Thực tế thì cũng không phải chỉ có mỗi NXB Đồng Nai cùng nhà sách Quỳnh Mai vi phạm bản quyền nhưng ở các đơn vị khác, con số chỉ dừng ở vài đầu sách, còn với hai đơn vị trên, số sách vi phạm lên đến gần 300 đầu sách. Với một NXB trong nước, số đầu sách đó tương đương với tổng số sách xuất bản trong cả năm. 

Đại diện một NXB cho biết, khi liên kết xuất bản, các đối tác đều hứa là sẽ có giấy xác nhận bản quyền và NXB dựa trên lời hứa này để đăng ký xuất bản. Đến khi chuẩn bị xuất bản đối tác lại hứa tiếp và chấp nhận ký giấy xác nhận chịu mọi trách nhiệm về bản quyền nếu có kiện tụng. Cũng chính vì những hợp đồng kiểu này, nhiều NXB khi bị tố cáo vi phạm bản quyền đã phủi tay, chuyển trách nhiệm qua cho đối tác. 

Với vai trò được nhà nước giao cho trong việc lựa chọn, kiểm tra các ấn phẩm trước khi cho xuất bản, nhiều NXB không thực hiện chức trách của mình nên đã từ vị trí người canh cửa trở thành đồng lõa cho việc vi phạm luật. 

Thực tế các NXB đều là đơn vị nhà nước trực thuộc cơ quan chủ quản cũng là đơn vị nhà nước cao hơn. Những nơi ấy luôn luôn có sự lãnh đạo chặt chẽ. Họ đều tinh thông nghiệp vụ xuất bản, hiểu rõ luật lệ, thấu hiểu về bản quyền. Vấn đề cốt lõi ở chỗ khi họ xuất bản sách vi phạm bản quyền kiếm lời được 10 đồng chẳng hạn, nếu chẳng may bị phát hiện cũng chỉ dừng lại ở mức nhắc nhở, giáo dục hoặc phạt khoảng 5 đồng rồi xuề xòa cho qua. Tính ra vi phạm vẫn còn lời! Đó là lý do vi phạm ngày càng tăng. 

Xây dựng một thị trường xuất bản lành mạnh là con đường phát triển của ngành xuất bản trong nước hiện nay và trên con đường đó, sách lậu, việc thiếu tôn trọng bản quyền đang là những hố sâu ngăn trở. Đã đến lúc cần mạnh tay lấp bỏ những hố sâu đó để cỗ xe xuất bản bắt kịp sự phát triển chung của đất nước. 

Theo sggp.org.vn

    Tư Vấn Pháp Lý Từ Văn Phòng Luật Sư

    Liên Hệ Luật Sư Để Bảo Hộ Tài Sản Sở Hữu Trí Tuệ Của Bạn

    Bài viết cùng chủ đề:

    Xử lý hàng giả hàng nhái bảo vệ người tiêu dùng
    60 lượt xem 26/04/2024

    [Baohothuonghieu.com] – Trong thời đại của sự phát triển công nghệ và thị trường mở, việc sản xuất và phân phối hàng giả hàng nhái đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng đối với người tiêu dùng trên khắp thế giới. Những sản phẩm kém chất lượng không chỉ đe dọa sức khỏe mà...

    Lùm xùm xoay quanh vấn đề bản quyền tác giả của nhóm MTV
    25 lượt xem 24/01/2024

    Chủ đề về việc xâm phạm bản quyền tác giả là một vấn đề quan trọng trong thời đại kỹ thuật số ngày nay, khi mà việc chia sẻ thông tin và nội dung trực tuyến ngày càng trở nên phổ biến. Xâm phạm bản quyền tác giả đặt ra những thách thức đối với...

    Bảo hộ quyền tác giả tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng. Nhìn từ khía cạnh pháp lý thực tiễn
    20 lượt xem 12/12/2023

      Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển kinh tế tri thức, quyền tác giả trở thành một trong những yếu tố quan trọng của quá trình phát triển. Việc bảo hộ thích đáng và có hiệu quả quyền tác giả là một trong những điều kiện tiên quyết để...

    Tại sao lại phải bảo hộ thương hiệu?
    5 lượt xem 23/10/2023

    [Baohothuonghieu.com] Trong môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh và phức tạp, việc bảo hộ thương hiệu đã trở thành một yếu tố thiết yếu đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Thương hiệu không chỉ là biểu tượng đại diện cho sản phẩm và dịch vụ mà còn là tài...

    Buôn bán hàng giả bị xử lý thế nào?
    384 lượt xem 13/10/2022

             Cùng với sự tăng trưởng “nóng” của mạng xã hội và công nghệ 4.0 thì hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng được bày bán tràn lan trên các nền tảng giao dịch trực tuyến, các mạng xã hội xuyên biên giới đang ảnh hưởng trực tiếp tới người tiêu...

    Google áp dụng các biện pháp nào để xử lý vi phạm bản quyền?
    526 lượt xem 25/01/2022

    Vi phạm bản quyền nội dung là một trong những vấn đề khiến những cơ quan truyền thông, báo chí trên khắp thế giới mất nhiều thời gian và công sức để tìm cách ngăn chặn. Trong thời đại công nghệ số như hiện nay, việc đưa ra các quy trình xử lý vi phạm...

    Việt Nam gia nhập Hiệp ước về quyền tác giả của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WCT)
    457 lượt xem 25/01/2022

    Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành Quyết định số 1871/2021/QĐ-CTN ngày 27/10/2021 về việc gia nhập Hiệp ước về quyền tác giả của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (Hiệp ước WCT). Tổng Giám đốc WIPO Daren Tang và Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai...

    Sẽ vượt ngưỡng 1 triệu USD
    255 lượt xem 20/10/2021

    1 triệu USD là con số mà Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả Âm nhạc VN dự kiến thu trong năm qua nhưng chưa chạm tới. Tuy nhiên, với sự vào cuộc của nhiều bộ, ban ngành, chính quyền các địa phương theo tinh thần của Chỉ thị 36/2008/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ...

    Thời hạn bảo vệ tác quyền
    311 lượt xem 20/10/2021

    Dự thảo Luật Sửa đổi, Bổ sung Luật Sở hữu Trí tuệ lần này nâng thời hạn bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, sân khấu, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh lên 75 năm (luật hiện hành quy định 50 năm). Đa số...

    Chiến lược mua thương hiệu
    523 lượt xem 20/10/2021

    Việc Công ty Cổ phần Kinh Đô mua lại thương hiệu kem Wall”s cùng toàn bộ nhà máy, dây chuyền sản xuất của nhà máy kem Wall”s của Tập đoàn Unilever đã được các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước đánh giá cao. Nhiều người cho rằng, đây là tín hiệu chứng tỏ...

    Tiêu chí “khả năng áp dụng công nghiệp” trong pháp luật về bảo hộ độc quyền sáng chế
    443 lượt xem 20/10/2021

    Tiêu chí “khả năng áp dụng công nghiệp” trong pháp luật về bảo hộ độc quyền sáng chế Bảo hộ độc quyền sáng chế là cơ chế đặc biệt cho phép chủ sở hữu sáng chế được độc quyền hưởng những lợi ích về mặt kinh tế và thương mại từ việc khai thác, sử...

    Vi phạm quyền tác giả có thể bị xử phạt tới 500 triệu đồng
    412 lượt xem 20/10/2021

    Vi phạm quyền tác giả có thể bị xử phạt tới 500 triệu đồng Ngày 13 tháng 05 năm 2009, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 47/2009/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan. Nghị định quy định chi tiết từng hành vi vi phạm,...

    Quốc hội tranh luận về bản quyền phần mềm
    326 lượt xem 20/10/2021

    Có hai luồng ý kiến trái ngược về cơ quan nào quản lý NN về bản quyền phần mềm, coi phần mềm như tác phẩm viết tại buổi thảo luận của Quốc hội. Sáng ngày 1/6/2009, Quốc hội đã thảo luận tại Hội trường về dự án sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật...

    Alphanam vi phạm bản quyền tới 800 triệu đồng
    276 lượt xem 20/10/2021

    Vừa qua, Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với Phòng phòng chống tội phạm công nghệ cao PC15, Công an Hà Nội tiến hành kiểm tra đột xuất các công ty thuộc Tập đoàn ALPHANAM và phát hiện số lượng phần mềm vi phạm lên tới hơn 800 triệu...

    Chưa có hướng giải quyết cụ thể
    249 lượt xem 20/10/2021

    Sách ngoại văn bị “chôm” bản quyền: Chưa có hướng giải quyết cụ thể Các NXB nước ngoài cho rằng mức chế tài đối với hành vi vi phạm bản quyền chưa thỏa đáng. Sáng qua (9-7), Công ty Phát hành sách TP.HCM (FAHASA) kết hợp với sáu nhà xuất bản (NXB) nước ngoài tổ...

    Google chào giá 400 triệu USD/năm bản quyền tác phẩm VN
    342 lượt xem 20/10/2021

    Google chào giá 400 triệu USD/năm bản quyền tác phẩm VN Một thỏa thuận bản quyền với Google sẽ là cơ hội lớn cho các tác giả Việt Nam, nhưng cũng đặt ra một tình thế với nhiều hệ lụy mà giới xuất bản trong nước chưa thể hình dung sẽ xử lý ra...

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *