Về nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Sở Hữu Trí Tuệ
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã ký Quyết định số 2525/QĐ-BKHCN ban hành Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Cục Sở hữu trí tuệ. Theo Điều 2 quy định về Nhiệm vụ, quyền hạn, Cục Sở Hữu Trí Tuệ có nhiệm vụ, quyền hạn chính như sau:
- Tham mưu, giúp Bộ trưởng thống nhất quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ; tiếp tục quản lý nhà nước và tổ chức thực hiện các hoạt động sự nghiệp về sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng để Bộ trưởng trình các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật, các cơ chế, chính sách liên quan đến sở hữu trí tuệ; dự thảo chiến lược phát triển, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 05 năm, hằng năm, chương trình, đề án về sở hữu công nghiệp;
- Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, các cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc ban hành;
- Ban hành theo thẩm quyền các văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, thuộc phạm vi quản lý của Cục Sở Hữu Trí Tuệ; xây dựng trình Bộ trưởng ban hành các biểu mẫu, chứng chỉ, văn bằng bảo hộ, quy chế, tiêu chuẩn liên quan đến việc đăng ký xác lập các quyền sở hữu công nghiệp cũng như các đối tượng sở hữu trí tuệ khác phù hợp với các quy định của pháp luật;
- Tổ chức thực hiện xác lập quyền sở hữu công nghiệp, đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp và thực hiện các thủ tục khác liên quan đến Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật;
- Quản lý hoạt động đại diện sở hữu công nghiệp và hoạt động giám định sở hữu công nghiệp trên phạm vi cả nước, ví dụ: hướng dẫn, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật đối với hoạt động đại diện sở hữu công nghiệp, hoạt động giám định sở hữu công nghiệp; tổ chức kiểm tra nghiệp vụ đại diện sở hữu công nghiệp, nghiệp vụ giám định sở hữu công nghiệp; cấp và thu hồi Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, Thẻ Giám định viên sở hữu công nghiệp; ghi nhận và xóa tên tổ chức kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp; cấp, thu hồi Giấy chứng nhận tổ chức giám định sở hữu công nghiệp.
- Thực hiện các biện pháp trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ để triển khai việc quản lý và hỗ trợ, thúc đẩy, xây dựng các biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động sáng kiến, sáng tạo và đổi mới sáng tạo trong phạm vi cả nước theo phân công của Bộ trưởng và quy định của pháp luật;
- Hướng dẫn, kiểm tra hoạt động và việc chấp hành các quy định pháp luật của các hội trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp theo phân công của Bộ trưởng; đề xuất biện pháp xử lý các vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền; tổ chức lấy ý kiến của các hội để hoàn thiện các quy định của pháp luật và phát triển hoạt động sở hữu trí tuệ;
- Xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu thông tin sở hữu công nghiệp, xây dựng công cụ tra cứu, hướng dẫn tra cứu và sử dụng thông tin sở hữu công nghiệp; bảo đảm khả năng tiếp cận các kho thông tin cho các đối tượng có nhu cầu dùng tin; tổ chức việc cung ứng thông tin sở hữu công nghiệp phục vụ công tác quản lý nhà nước và các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ, nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ đổi mới sáng tạo và sản xuất, kinh doanh; công bố các thông tin liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp được bảo hộ tại Việt Nam;
- Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền lợi hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; thực hiện việc kiểm tra các văn bản, quy định do các Bộ, ngành, địa phương ban hành để kiến nghị cấp có thẩm quyền về việc sửa đổi, đình chỉ hoặc hủy bỏ các quy định trái pháp luật về sở hữu trí tuệ;
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến xác lập quyền sở hữu công nghiệp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật;
- Tham gia giải quyết các tranh chấp về sở hữu công nghiệp và tranh chấp thương mại liên quan đến sở hữu công nghiệp thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật; cung cấp ý kiến chuyên môn phục vụ việc giải quyết các tranh chấp, vi phạm pháp luật về sở hữu công nghiệp;
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tiến hành các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, nâng cao kiến thức pháp luật về sở hữu trí tuệ. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, cấp Giấy chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo, bồi dưỡng về sở hữu trí tuệ; hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho các cơ quan quản lý, tổ chức và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp;
- Kiểm tra các hoạt động chuyên môn và việc thực hiện các quy định pháp luật của các hội, tổ chức phi chính phủ về sở hữu trí tuệ theo phân công của Bộ trưởng; tiếp nhận, xử lý các kiến nghị và đề xuất biện pháp xử lý các vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ của các tổ chức đó nhằm hoàn thiện và phát triển hoạt động sở hữu trí tuệ. Trong phạm vi được uỷ quyền, giải quyết hoặc tham gia giải quyết các tranh chấp về sở hữu trí tuệ; tiến hành các hoạt động thẩm định, giám định pháp lý phục vụ việc giải quyết các tranh chấp vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ;
- Tư vấn về xác lập, bảo vệ, quản lý và phát triển giá trị quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật; hỗ trợ việc áp dụng và chuyển giao sáng chế nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất và kinh doanh;
- Thực hiện hợp tác quốc tế về sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật, xây dựng, tham gia đàm phán để ký kết gia nhập và tổ chức thực hiện các điều ước quốc tế chung về sở hữu trí tuệ; đề xuất xử lý các vấn đề tranh chấp quốc gia liên quan đến sở hữu trí tuệ;
- Tổ chức và quản lý việc cung cấp các dịch vụ công trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật; tổ chức nghiên cứu khoa học, thống kê về sở hữu công nghiệp;
- Tổng hợp, đánh giá, báo cáo Bộ trưởng để báo cáo Chính phủ về tình hình hoạt động bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, đề xuất các chính sách, biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả của hệ thống sở hữu trí tuệ và đảm bảo thống nhất quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ;
- Quản lý và tổ chức thực hiện các chương trình đầu tư phát triển chung về sở hữu trí tuệ và các dự án đầu tư thuộc Cục Sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật;
- Thu, quản lý và sử dụng phí, lệ phí và các khoản thu dịch vụ khác trong hoạt động sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật;
- Quản lý về tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức, tài sản, hồ sơ, tài liệu của Cục theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác được Bộ trưởng giao. Quan hệ giữa Cục Sở hữu trí tuệ và các đại diện sở hữu công nghiệp.
SBLaw là một đại diện sở hữu công nghiệp được Cục Sở hữu trí tuệ ghi nhận trong nhiều năm qua, SBLaw cung cấp dịch vụ tư vấn đa dạng liên quan đến sáng chế, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền và tên miền, thực thi và bảo hộ quyền Sở Hữu Trí Tuệ. Chức năng của đại diện sở hữu công nghiệp là cầu nối giữa người nộp đơn và Cục Sở Hữu Trí Tuệ, giúp các đơn đăng ký nhãn hiệu tại cục Sở hữu trí tuệ, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bố trí mạch tích hợp, v.v. được xử lý nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả.
|