Tổ chức quản lý tập thể về quyền tác giả, quyền liên quan tại Việt Nam

Tổ chức quản lý tập thể về quyền tác giả, quyền liên quan tại Việt Nam

1. Quy định của pháp luật về tổ chức quản lý tập thể về quyền tác giả, quyền liên quan


1.1. Theo quy định tại Điều 56 của Luật Sở Hữu Trí Tuệ, tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan là tổ chức phi lợi nhuận do các tác giả,

chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan thỏa thuận thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật để bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan.

1.2. Hoạt động của tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan gồm những hoạt động sau:

Thực hiện việc quản lý quyền tác giả, quyền liên quan; đàm phán cấp phép, thu và phân chia tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác từ việc cho phép khai thác các quyền được uỷ quyền;

Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của thành viên; tổ chức hòa giải khi có tranh chấp.

 

1.3. Ngoài ra, pháp luật cũng quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan như sau:

Thực hiện các hoạt động khuyến khích sáng tạo và các hoạt động xã hội khác;

Hợp tác với các tổ chức tương ứng của tổ chức quốc tế và của các quốc gia trong việc bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan;   

Báo cáo theo định kỳ và đột xuất về hoạt động đại diện tập thể cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

 

2. Các tổ chức đại diện được thành lập

 

Cùng với sự ra đời của Luật Sở Hứu Trí Tuệ, hiện nay, Việt Nam có 4 tổ chức đại diện quyền tác giả, quyền liên quan gồm:

 

2.1. Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam- VCPMC,

 

VCPMC là một tổ chức quản lý tập thể trong lĩnh vực âm nhạc, là một đơn vị trực thuộc Hội Nhạc Sỹ Việt Nam.

 

Trung tâm với nhiệm vụ chính là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ sở hữu quyền tác giả tác phẩm âm nhạc Việt nam làm cầu nối giữa người sử dụng và các tác giả âm nhạc.

 

 

QUYẾT ĐỊNH CỦA TỔNG THƯ KÝ HỘI NHẠC SĨ VIỆT NAM

(Quyết định số 19/2002/QD-NS ngày 19/4/2002 

Về việc thành lập Trung tâm Bảo vệ Quyền tác giả âm nhạc Việt Nam)

 Tổng thư ký hội nhạc sĩ việt nam

– Căn cứ Quyết định số 750 & 751/NV ngày 30/12/21957 của Bộ Nội vụ cho phép Hội Nhạc sĩ Việt Nam thành lập và hoạt động;

– Căn cứ Mục 4, Điều 2, Chương 1 của Điều lệ Hội Nhạc sĩ Việt Nam;

– Căn cứ Nghị quyết của Hội nghị lần thứ 3 BCH Hội nhạc sĩ Việt Nam khoá VI;

– Căn cứ Công văn số 28/BTCCBCP-TCPCP ngày 18/4/2002 của Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ đồng ý để Hội Nhạc sĩ Việt Nam thành lập Trung tâm Bảo vệ Quyền tác giả âm nhạc Việt Nam;

 

Quyết định

Điều 1: Thành lập Trung tâm Bảo vệ Quyền tác giả âm nhạc Việt Nam.

Điều 2: Trung tâm Bảo vệ Quyền tác giả âm nhạc Việt Nam chịu sự quản lý của Hội Nhạc sĩ Việt Nam. Trung tâm Bảo vệ Quyền tác giả âm nhạc Việt Nam có tài khoản và con dấu riêng.

Điều 3: Trung tâm Bảo vệ Quyền tác giả âm nhạc Việt Nam tổ chức và hoạt động theo Điều lệ của Trung tâm đã được Hội Nhạc sĩ Việt Nam phê duyệt và tuân thủ mọi quy định của pháp luật.

Điều 4: Các ông Chánh Văn phòng Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng quản lý và Giám đốc Trung tâm Bảo vệ Quyền tác giả âm nhạc Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.

 

 ĐIỀU LỆ TRUNG TÂM BẢO VỆ QUYỀN TÁC GIẢ ÂM NHẠC VIỆT NAM

 Chương I

Tên gọi – tôn chỉ – Mục đích

 

 Điều1 :  Tên gọi

1. Tên đầy đủ là Trung tâm bảo vệ Quyền tác giả Âm nhạc Việt Nam, sau đây được gọi là Trung tâm Quyền tác giả Âm nhạc.

2. Tên viết tắt của Trung tâm là: TTQTGAN

3. Tên giao dịch quốc tế:   Vietnam Center for Protection of Music Copyright.

Viết tắt là: VCPMC

 Điều 2 :   Tư cách

1. Trung tâm là một tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận. Thực hiện quản lý tập thể đối với các quyền tác giả âm nhạc được uỷ thác.

2. Trung tâm có tư cách pháp nhân, có tàI khoản và con dấu riêng.

Trung tâm hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản và tự hạch toán.

3. Trung tâm chịu sự quản lý của Hội Nhạc sĩ Việt Nam (HNSVN) mà đại diện là Ban Thư Ký HNSVN, hoạt động theo quy định của pháp luật và điều lệ của TT QTGAN, được sự bảo trợ của Bộ Văn Hoá Thông tin.

Điều 3 :  Mục đích hoạt động

Mục đích hoạt động của Trung tâm gồm:

1. Khai thác và bảo vệ các quyền tác giả đối với các tác phẩm âm nhạc được luật pháp công nhận bảo hộ trên cơ sở: Hợp đồng uỷ thác quyền tác giả (HĐUTQTG).

2. Giúp các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc hoạch định và thực hiện chính sách về quyền tác giả.

3. Giúp những người sử dụng tác phẩm được thuận lợi và đảm bảo.

4. Góp phần phát triển văn hoá âm nhạc thông qua hoạt động xã hội nghề nghiệp.

Điều 4 :  Phạm vi hoạt động

Trung tâm có phạm vi hoạt động trong cả nước. Trung tâm có trụ sở tại Hà Nội và các Chi nhánh đại diện tại các địa phương.Tthực hiện quản lý tập thể đối với các quyền tác giả âm nhạc được uỷ thác.

 

Chương II

Nhiệm vụ và quyền hạn của Trung tâm

Điều 5 :   Nhiệm vụ

1. Thường xuyên phối hợp với các cơ quan hữu quan, phổ biến kịp thời đầy đủ luật pháp, chủ trương, chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực bản quyền tác giả và các hoạt động của Trung tâm tới các chủ sở hữu quyền tác giả có hợp đồng uỷ thác với Trung tâm sau đây được gọi tắt là: thành viên.

2. Thực hiện  quyền được thành viên uỷ thác trong lĩnh vực âm nhạc bao gồm:

–     Cấp phép sử dụng, ký kết hợp đồng sử dụng.

–     Thu tiền sử dụng tác phẩm theo hợp đồng.

– Phân phối (theo định kỳ ) các khoản thu được từ việc khai thác tác phẩm.

3. Hợp tác với các tổ chức bảo vệ quyền tác giả nước ngoài nhằm tranh thủ sự hỗ trợ và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của đôi bên.

4. Bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các thành viên trước pháp luật.

5. Trung tâm có thể hỗ trợ những người không phải là thành viên trong từng trường hợp có uỷ thác cụ thể.

6. Thực hiện các hoạt động khác phù hợp với luật pháp, tôn chỉ  mục đích và Điều lệ của Trung tâm.

Điều 6 :  Quyền hạn

1. Trung tâm có tất cả các quyền mà chủ sở hữu đã uỷ thác theo hợp đồng.

2.   Đại diện cho thành viên trong quan hệ đối ngoại, gia nhập và tham gia hoạt động của các Hiệp hội quốc tế hoạt động trong lĩnh vực bản quyền tác giả theo đúng quy định của pháp luật.

3. Thành lập, hoặc giải thể những tổ chức, chi nhánh trực thuộc.

  

Chương III

Hợp đồng uỷ thác quyền tác giả (HĐUTQTG) – Những quy định về Uỷ thác (UT)

và được Uỷ thác quyền tác giả (ĐUTQTG).

Điều 7:  Hợp đồng uỷ thác quyền tác giả

Hợp đồng uỷ thác quyền tác giả, sau đây được gọi là Hợp đồng uỷ thác và viết tắt là HĐUTQTG, là yếu tố đặc biệt để xác định tư cách thành viên, trách nhiệm và quyền lợi tương hỗ giữa Trung tâm và thành viên, là văn bản xác định cách thức và các điều kiện về việc người uỷ thác (thành viên – chủ sở hữu quyền tác giả) giao cho người được uỷ thác quản lý quyền tác giả (Trung tâm) nhằm bảo vệ quyền tác giả và hỗ trợ việc khai thác, sử dụng tác phẩm.

 Điều 8 :   Uỷ thác quyền tác giả

1. Việc uỷ thác phải được ký kết bằng hợp đồng.

2. Trong thời hạn của HĐUTQTG, Trung tâm quản lý, khai thác các quyền được uỷ thác và phân phối thu nhập từ tiền sử dụng tác phẩm của người uỷ thác sau khi khấu trừ các chi phí theo Quy chế.

3.  Người uỷ thác có thể chỉ định người được hưởng quyền lợi thay mình và phải thông báo   bằng văn bản với Trung tâm.

4. HĐUTQTG được kế thừa. Nếu có nhiều người kế thừa, phải chọn một người làm đại diện.

Điều 9 :    Đảm bảo của người uỷ thác về quyền tác giả

1.   Người uỷ thác phải đảm bảo là người sở hữu hợp pháp quyền tác giả mà mình chuyển giao cho Trung tâm.

3.  Trung tâm có quyền yêu cầu người uỷ thác giao nộp tài liệu trong trường hợp  cần thiết.

Điều 10:   Thời hạn hợp đồng

1. HĐUTQTG có thời hạn 5 năm và mặc nhiên gia hạn tiếp nếu trước đó một năm người uỷ thác không có văn bản đề nghị chấm dứt HĐUTQTG.

2. Trung tâm  có quyền huỷ HĐUTQTG nếu người uỷ thác bị mất hết mọi quyền tác giả uỷ thác.

Điều 11 : Phạm vi quản lý quyền tác giả

Trung tâm quản lý các quyền được uỷ thác trong phạm vi sau đây:

1. Quyền biểu diễn nơi công cộng (biểu diễn ca nhạc, chơi nhạc hoặc biểu diễn nhạc ở phòng lớn, khách sạn, sàn nhẩy, tiệm giải khát và những nơi công cộng khác).

2. Quyền phát trên sóng : trực tiếp, ghi trên sóng phát thanh truyền hình.

3. Quyền ghi âm: băng, đĩa … và các hình thức ghi âm khác.

4. Quyền sử dụng trong phim, sân khấu, video …

5. Quyền sao chép, in ấn.

6. Những quyền liên quan khác mà luật pháp cho phép.

Điều 12 :  Quản lý quyền tác giả ở nước ngoài

1.   Trung tâm có thể uỷ thác cho các tổ chức tương ứng ở nước ngoài để quản lý quyền tác  giả uỷ thác tại các lãnh thổ đó theo quy định của luật pháp.

2.  Trung tâm  cũng có thể nhận uỷ thác của các tổ chức tương ứng nước ngoài, và bảo vệ   quyền được uỷ thác theo đúng pháp luật.

Điều 13 : Phương thức quản lý quyền tác giả uỷ thác, quản lý tiền sử dụng tác phẩm và khoản thu khác.

1. Trung tâm thực hiện việc quản lý quyền tác giả uỷ thác phù hợp với quy định của Điều lệ này.

2. Bảo đảm đầy đủ quyền lợi về mặt tài chính của tác giả theo đúng hợp đồng uỷ thác đã thoả thuận và ký kết.

Điều 14 :  Sửa đổi quy định về HĐUTQTG

1. Khi Trung tâm sửa đổi quy định về HĐUTQTG, phải công bố chính thức ngay bằng văn bản cho các thành viên.

2. Nếu người uỷ thác không đồng ý sửa đổi, có thể huỷ HĐUTQTG. Nếu trong 6 tháng từ ngày có công bố chính thức về sửa đổi mà người uỷ thác không huỷ HĐUTQTG, coi như đã đồng ý sửa đổi.

3. Việc huỷ HĐUTQTG  phải thực hiện bằng văn bản.

 

Chương IV

Cơ cấu tổ chức của Trung tâm

Điều 15 :

1.     Tổ chức Trung tâm gồm:

2.        Hội đồng Quản lý (HĐQL)

3.        Ban giám đốc (BGĐ)

4.        Ban thanh tra (BTT)

5.      Trung tâm có Hội đồng cố vấn để tư vấn cho HĐQL & BGĐ.

 Điều 16:  Hội đồng Quản lý:

1.  Hội đồng Quản lý do Ban thư ký Hội NSVN quyết định thành lập

2.  Chủ tịch HĐQL là người lãnh đạo cao nhất của Trung tâm.

3,  Nhiệm vụ của Hội đồng Quản lý:

–    Quyết nghị về chương trình công tác, dự toán, quyết toán hàng năm của Trung tâm.

–    Quyết định cơ cấu tổ chức của Trung tâm

–    Bầu 1 chủ tịch, 2 phó chủ tịch

–    Bầu Ban thanh tra

–    Giới thiệu Ban giám đốc để Ban Thư ký Hội Nhạc sĩ Việt Nam bổ nhiệm

4.  HĐQL họp thường kỳ 6 tháng một lần để kiểm điểm tình hình hoạt động của Trung tâm,   công tác của Ban giám đốc và các tổ chức trực thuộc, quyết định các vấn đề  thuộc thẩm quyền.  HĐQL có thể họp đột xuất khi cần thiết.

5.  Các quyết định của HĐQL được biểu quyết theo đa số thành viên có mặt. Nếu số phiếu ngang nhau thì  Chủ tịch HĐQL là người quyết định.

Điều 17:  Ban Giám đốc

1. Ban Giám đốc do HĐQL giới thiệu, Ban Thư ký Hội Nhạc sĩ VN ra quyết định bổ nhiệm.

2. Giám đốc là người đại diện của Trung tâm theo quy chế đã được Hội đồng quản lý ấn định.

3. Giám đốc là chủ tài khoản của Trung tâm

4. Giám đốc có quyền :

–     Điều hành hoạt động của Trung tâm theo điều lệ

–    Tuyển dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm nhân viên của Trung tâm sau khi được sự nhất trí của 2/3 thành viên Ban Giám đốc.

–     Triệu tập toàn thể Ban giám đốc  họp thường kỳ hoặc bất thường.

5. Các Phó giám đốc có nhiệm vụ giúp Giám đốc điều hành công việc của Trung tâm.

6. Các quyết định của BGĐ được biểu quyết theo đa số thành viên có mặt, nếu số phiếu ngang nhau thì Giám đốc là người quyết định.

Điều 18:   Ban thanh tra:

1. Ban Thanh tra do HĐQL bầu ra

2. Ban Thanh tra có nhiệm vụ:

–      Thanh tra về việc thực hiện Điều lệ của Trung tâm

–      Thanh tra chung về tài sản, tài chính của Trung tâm và của người uỷ thác

–      Thanh tra hoạt động của Ban Giám đốc

–      Báo cáo với HĐQL về mọi sự cố bất thường của Trung tâm.

  

Chương V

Quản lý tài sản, tài chính

Điều 19 :  Nguồn thu

Kinh phí hoạt động của Trung tâm gồm những nguồn thu sau đây:

–       Các khoản khấu trừ % để chi phí cho hoạt động dịch vụ của Trung tâm và các tổ chức trực thuộc của Trung tâm.

–       Các khoản hỗ trợ của Nhà nước, các tổ chức, cá nhân trong nước

–       Các khoản tài trợ từ nước ngoài

Điều 20 :

Mọi khoản thu trực tiếp nhập vào tài khoản  của Trung tâm.

Điều 21:  Khoản chi

–       Các chi phí hành chính để duy trì hoạt động của Trung tâm.

–       Trả lương cho cán bộ, công nhân viên chuyên trách của Trung tâm .

–       Các chi phí cần thiết khác.

Điều 22 :

–     Cách thức quản lý tài sản chung: tài sản cơ bản của Trung tâm và tài sản uỷ thác do   Ban Giám đốc quyết định.

 Điều 23 :

Hệ thống kế toán gồm:

–       Bộ phận thứ nhất: theo dõi, thực hiện việc thu chi  cho hoạt động của Trung tâm.

–       Bộ phận thứ hai: theo dõi, thực hiện việc thu, phân phối tiền sử dụng tác phẩm cho chủ sở hữu quyền tác giả.

 Điều 24:

Mọi khoản thu, chi tài chính đều được báo cáo công khai hàng năm bằng văn bản.

  

Chương VI

Điều 25 :

Điều lệ này bao gồm 6 chương, 25 điều đã được Ban Thư ký Hội NSVN phê duyệt;  và chỉ được thay đổi khi có quyết định của các cơ quan có thẩm quyền.

Điều lệ có hiệu lực kể từ ngày phê duyệt./.

Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam:

Tầng 7 – 8, số 66 Nguyễn Văn Huyên, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Tel: 84.4.3762 4718 – 84.8.3910 4643

 

Fax: 84.8.3910 2385

 

2.2. Trung tâm Quyền tác giả văn học Việt Nam- VLCC,

 

 

VLCC là một Tổ chức quản lý tập thể trong lĩnh vực văn học, là một đơn vị trực thuộc Hội Nhà Văn Việt Nam.

 

Trung tâm với nhiệm vụ chính là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ sở hữu quyền tác giả văn học Việt nam làm cầu nối giữa người sử dụng và các tác giả văn thơ.

 

 

QUYẾT ĐỊNH CỦA BAN CHẤP HÀNH HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM

(Quyết định số 80/QD-TCHV ngày 25/8/2004 Về việc thành lập Trung tâm Quyền tác giả văn học Việt Nam)

 

Ban chấp hành hội nhà văn Việt Nam

 

– Căn cứ Quyết định số 325/NV ngày 23/4/21957 của Bộ Nội vụ cho phép Hội Nhà văn thành lập và hoạt động;

– Căn cứ Điều lệ Hội Nhà văn Việt Nam khoá VI (2000-2005);

– Căn cứ Công văn số 2118/BNV-TCPCP ngày 23/8/2004 của Bộ Nội vụ đồng ý để Hội Nhà văn Việt Nam thành lập Trung tâm Quyền tác giả văn học Việt Nam;

– Theo đề nghị của Ban Tổ chức Hội viên;

Quyết định

Điều I: Thành lập Trung tâm Quyền tác giả văn học Việt Nam trực thuộc Hội Nhà văn Việt Nam.

Trung tâm Quyền tác giả văn học Việt Nam có nhiệm vụ:

1. Phối hợp các cơ quan có thẩm quyền để xây dựng, phổ biến kịp thời đầy đủ luật pháp, chủ trương, đường lối chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực bản quyền tác giả.

2. Trên cơ sở hợp đồng giữa tác giả và Trung tâm, Trung tâm đại diện cho tác giả ký hợp đồng với bên sử dụng bản quyền, thực hiện vai trò là đầu mối tập trung thu các khoản nhuận bút, thù lao hoặc lợi cíh vật chất khác cho các tác giả là hội viên của Hội Nhà văn Việt Nam hoặc của các tác giả khác thông qua hợp đồng chuyển giao bản quyền.

3. Theo dõi thực thi bảo hộ quyền tác giả đã chuyển giao cho Trung tâm.

4. Hợp tác với các tổ chức bảo vệ quyền tác giả nước ngoài nhằm bảo vệ quyền lợi của các tác giả đã chuyển giao bản quyền.

5. Bảo vệ quyền lợi của tác giả chuyển giao trước các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, toà án, trọng tài và các tổ chức, cá nhân khác.

6. Thực hiện các hoạt động khác phù hợp với luật pháp và điều lệ của Trung tâm.

Điều II: Trung tâm Quyền tác giả văn học Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng tại ngân hàng, hoạt động theo nguyên tắc phi lợi nhuận, tự trang trải về tài chính.

Điều III: Trung tâm Quyền tác giả văn học Việt Nam hoạt động theo quy chế tổ chức hoạt động của Trung tâm được Ban chấp hành Hội Nhà văn xét duyệt.

Điều IV: Trung tâm Quyền tác giả văn học Việt Nam, Văn phòng Hội Nhà văn, Ban tổ chức Hội viên, Ban tài chính thi hành Quyết định này.

 

QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM QUYỀN TÁC GIẢ VĂN HỌC VIỆT NAM

 Chương I: Các quy định chung

Điều 1. Tên gọi của Trung tâm

1. Tên gọi của Trung tâm

– Tên tiếng Việt của Trung tâm là:

Trung tâm Quyền tác giả Văn học Việt Nam

2. Tên tiếng Anh của Trung tâm là:

Vietnam Literary Copyright Center

3. Tên viết tắt của Trung tâm là: “VLCC”

Điều 2. Tôn chỉ, mục đích

Trung tâm Quyền tác giả văn học Việt Nam là tổ chức của Hội Nhà văn Việt Nam. Trung tâm ra đời và hoạt động nhằm mục đích thực hiện việc bảo hộ quyền tác giả đối với các tác phẩm văn học Việt Nam của các thành viên, chủ yếu là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam và những công dân Việt Nam có tác phẩm văn học sử dụng tại Việt Nam, đồng thời tuyên truyền và phổ biến kiến thức về quyền tác giả cho các tác giả văn học Việt Nam.

Điều 3. Phạm vi hoạt động, trụ sở, tư cách pháp nhân

1. Phạm vi hoạt động:

Phạm vi hoạt động của Trung tâm là cả nước. Trụ sở đặt tại Hà Nội.

2. Tư cách pháp nhân:

Trung tâm là một đơn vị trực thuộc Hội Nhà văn Việt Nam, có tư cách pháp nhân đầy đủ; có trụ sở, có con dấu, có tài khoản tiền Việt và ngoại tệ tại các ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam.

Điều 4. Nhiệm vụ và Quyền hạn

1. Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật của Nhà nước và các Công ước quốc tế Việt Nam có tham gia về quyền tác giả văn học đến các nhà văn hội viên, các tác giả văn học và công chúng;

2. Thu thập ý kiến, nguyện vọng của hội viên để kiến nghị với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật quyền tác giả văn học;

3. Thực hiện các quyền do hội viên chuyển giao theo hợp đồng;

4. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên khi bị xâm hại;

5. Thực hiện các hoạt động khuyến khích sáng tạo và các hoạt động xã hội có liên quan;

6. Tổ chức hoà giải khi có tranh chấp giữa các hội viên;

7. Hợp tác với các tổ chức tương ứng của quốc tế và các quốc gia trong việc thực hiện quyền tác giả văn học;

8. Báo cáo theo định kỳ hàng năm và đột xuất cho Hội Nhà văn Việt Nam và các cơ quan Nhà nước có liên quan.

Chương II: Tổ chức và hoạt động của Trung tâm

Điều 5: Nguyên tắc hoạt động của Trung tâm

1. Trung tâm Quyền tác giả văn học Việt Nam là một đơn vị trực thuộc Hội Nhà văn Việt Nam, đặt dưới sự lãnh đạo và quản lý của Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam thông qua Hội đồng quản lý do Ban chấp hành cử ra.

2. Trung tâm hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, tự trang trảI và tuân theo các quy định của pháp luật Nhà nước, Điều lệ Hội Nhà văn Việt Nam và Quy chế của Trung tâm.

3. Bộ máy quản lý Trung tâm gồm: Hội đồng quản lý, Ban điều hành và các phòng chức năng.

Điều 6: Nhiệm vụ của Hội đồng quản lý

Hội đồng quản lý có nhiệm vụ giúp Ban chấp hành Hội Nhà văn và chịu trách nhiệm trước Ban chấp hành chỉ đạo, quản lý mọi mặt công tác của Trung tâm. Là cấp trực tiếp chỉ đạo Ban điều hành.

Hội đồng quản lý có nhiệm vụ: xem xét chương trình công tác hàng năm; đề xuất các công việc về tổ chức, nhân sự, bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức vụ công tác; kiểm tra, giám sát nội dung công việc của Trung tâm.

Điều 7: Ban điều hành Trung tâm

1. Ban điều hành là cơ quan điều hành cao nhất của Trung tâm. Ban điều hành gồm một Giám đốc và các Phó Giám đốc.

2. Thành viên của Ban điều hành do Ban chấp hành Trung ương Hội Nhà văn Việt Nam bổ nhiệm, miễn nhiệm.

Điều 8. Trách nhiệm và quyền hạn của Giám đốc

1. Giám đốc Trung tâm có trách nhiệm và quyền hạn sau:

a. Chịu trách nhiệm trước Hội Nhà văn và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về mọi mặt hoạt động của Trung tâm.

b. Đại diện cho Trung tâm để giao kết hoặc uỷ quyền giao kết các hợp đồng chuểyn giao giữa Trung tâm với các thành viên, và các hợp đồng khác.

c. Đại diện cho Trung tâm trước các cơ quan hành chính, cơ quan trọng tài và toà án trong việc thực thi các hoạt động bảo vệ quyền tác giả theo chức năng và quyền hạn của Trung tâm.

d. Tổ chức theo dõi thực hiện các Hợp đồng chuyển giao và các Hợp đồng được ký kết giữa Trung tâm và các bên thức ba khác.

e. Tuyển dụng, bổ nhiệm và bãi miễn các trưởng, phó phòng chức năng và nhân viên chuyên trách của Trung tâm, quy định trách nhiệm, mức lương và phúc lợi của các chức danh trong Trung tâm, chế độ bồi dưỡng cho các cộng tác viên của Trung tâm, sau khi đã được sự đồng ý của Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam.

2. Các Phó Giám đốc là người điều hành các phần việc hàng ngày theo uỷ quyền của Giám đốc.

Điều 9: Các Bộ phận chuyên trách của Trung tâm

Các Bộ phận chuyên trách của Trung tâm được thành lập và quy định nhiệm vụ tuỳ theo tình hình và yêu cầu công việc, trên nguyên tắc tinh giản bộ máy, kiêm nhiệm và sử dụng cộng tác viên.

Điều 1O: Hợp đồng chuyển giao Quyền tác giả

1. Hợp đồng chuyển giao quyền tác giả giữa Trung tâm và tác giả nhằm xác định cách thức, điều kiện, phạm vi, thời hạn tác giả uỷ thác cho Trung tâm thực hiện và bảo vệ khai thác quyền tác giả. Hợp đồng chuyển giao được lập thành văn bản ký kết giữa Trung tâm và tác giả.

2. Trung tâm thực hiện quyền phân phối thu nhập nhuận bút thu được từ quá trình quản lý quyền chuyển giao, sử dụng theo một quy chế cụ thể được Ban chấp hành Hội xét duyệt.

Điều 11: Nội dung chuyển giao Quyền tác giả

Tác giả chuyển giao cho Trung tâm quản lý các quyền được uỷ thác trong các phạm vi sau đây:

1. Xuất bản tác phẩm dưới mọi hình thức (bản in, bản ghi vi tính, bản phát thanh, bản truyền hình, đăng tải trên mạng internet…).

2. Dịch, phóng tác và chuyển thể tác phẩm dưới mọi hình thức khác nhau.

Điều 12: Hợp đồng sử dụng tác phẩm

Hợp đồng sử dụng tác phẩm là thoả thuận bằng văn bản được ký kết giữa Trung tâm và tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng tác phẩm dưới các hình thức khác nhau trên cơ sở hợp đồng chuyển giao giữa tác giả và Trung tâm. Trung tâm có thể chuyển giao toàn bộ hoặc một phần, sử dụng độc quyền và không độc quyền cho bên sử dụng, theo cách thức và thời hạn được quy định trong Hợp đồng sử dụng tác phẩm.

Chương III: Tài chính

Điều 13: Nguồn thu của Trung tâm

Nguồn thu của Trung tâm gồm:

– Từ trích phần trăm các hợp đồng sử dụng;

– Từ nguồn kinh phí hỗ trợ của Nhà nước;

– Từ đóng góp của các thành viên;

– Từ hoạt động dịch vụ quyền tác giả của Trung tâm;

– Từ các khoản tài trợ của các tổ chức, cá nhân  trong và ngoàI nước.

Điều 14: Chi phí của Trung tâm

Các nguồn thu trên của Trung tâm sẽ được dùng để chi các hoạt động sau đây của Trung tâm:

– Điều hành hoạt động của Trung tâm.

– Phương tiện, trụ sở và các tiện ích phục vụ cho hoạt động của Trung tâm.

– Tiền lương, thưởng và các phúc lợi xã hội cho cán bộ, nhân viên chuyên trách của Trung tâm và các khoản thù lao cho các cộng tác viên, luật sư, tư vấn.

– Trích nộp các loại quỹ dự phòng, quỹ phúc lợi khen thưởng.

– Các chi phí khác. Được thể hiện trên sổ sách theo pháp lệnh kế toán, thống kê của Nhà nước.

Điều 15: Quản lý tài chính

1. Năm tài chính của Trung tâm bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 Dương lịch và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 Dương lịch hàng năm. Trung tâm phải báo cáo việc thu chi hàng năm theo quy định về Hội Nhà văn Việt Nam.

2. Trung tâm thực hiện quản lý thu chi tài chính theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về kế toán thống kê.

Chương IV: Các điều khoản khác

Điều 16. Giải thể

Trung tâm được giải thể theo quyết định của Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam.

Điều 17: Tài sản của Trung tâm

Trường hợp giải thể, Trung tâm sau khi đã thanh toán các nghĩa vụ tài chính, phần còn lại sẽ thuộc về Hội Nhà văn Việt Nam.

Điều 18: Hiệu lực của Quy chế hoạt động

Quy chế hoạt động này gồm 4 Chương, 18 Điều có hiệu lực kể từ ngày được Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam phê duyệt.

Địa chỉ Trung tâm quyền tác giả Văn học Việt Nam :

Địa chỉ: 65 Nguyễn Du, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Điện thoại: (+84.4.) 3941 1991

Email: lienhe.vlcc@gmail.com

Website: http://vlcc.vn/

 

 

2.3. Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam- RIAV,

RIAV là tổ chức phí chính phủ, phi lợi nhuận, được thành lập năm 2003.

Nhiệm vụ chính của RIAV là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các Nhà sản xuất băng đĩa âm thanh tại Việt Nam, tuân thủ theo các quy định của Pháp luật về Sở hữu trí tuệ.

 

 

QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ

 

(Quyết định số 31/2003/QD-BNV ngày 16/6/2003 Về việc cho phép thành lậpHiệp hội công nghiệp ghi âm Việt Nam)

 

Bộ trưởng Bộ Nội vụ

– Căn cứ Sắc lệnh số 102/SL-L004 ngày 20/5/1957 quy định về quyền lập hội;

 – Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 5/11/2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

– Căn cứ Nghị định số 45/2003/NĐ-CP ngày 9/5/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;

 – Xét đề nghị của Ban vận động thành lập Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam, ý kiến của Bộ Văn hoá – Thông tin và đề nghị của Vụ trưởng Vụ tổ chức phi Chính phủ,

 

Quyết định

 

Điều 1: Cho phép thành lập Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam.

 Điều 2: Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Văn hoá – Thông tin và hoạt động theo Điều lệ của Hiệp hội được Bộ Nội vụ phê duyệt.

 Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam tự lo liệu kinh phí và phương tiện hoạt động.

 Điều 3: Quyết định có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

 Điều 4: Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam, Vụ trưởng Vụ Tổ chức phi Chính phủ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

 

ĐIỀU LỆ HIỆP HỘI CÔNG NGHIỆP GHI ÂM VIỆT NAM

 

Chương I: Tên gọi, mục đích của Hiệp hội

 

Điều 1. Tên gọi

 1. Tên đầy đủ là Hiệp hội Công nghiệp Ghi âm Việt Nam (trong bản Điều lệ này gọi tắt là Hiệp hội);

 2. Tên giao dịch quốc tế là Recording Industry Association of Vietnam, viết tắt RIAV.

 

Điều 2. Tính chất

 1. Hiệp hội là một tổ chức xã hội – nghề nghiệp, phi chính phủ, phi lợi nhuận của các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực sản xuất băng đĩa ghi âm (bao gồm các sản phẩm ghi âm, ghi hình) ở Việt Nam.

2. Hiệp hội hoạt động theo quy định của pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Điều lệ của Hiệp hội được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, chịu sự quản lý Nhà nước của Bộ Văn hoá – Thông tin.

 

Điều 3. Mục đích hoạt động

 1. Tập hợp các đơn vị sản xuất băng đĩa ghi âm vào một tổ chức Hiệp hội nhằm hợp tác, hỗ trợ nhau để thúc đẩy phát triển sản phẩm băng đĩa ghi âm, góp phần thúc đẩy sáng tạo, phổ biến các giá trị âm nhạc và các loại hình nghệ thuật dân tộc khác và tinh hoa âm nhạc thế giới tới công chúng.

2. Bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các nhà sản xuất đối với các chương trình băng đĩa ghi âm.

3. Hỗ trợ phát hành để đưa tác phẩm tới công chúng một cách thuận lợi.

4. Tham gia tư vấn về việc hoạch định cơ chế, chính sách về bản quyền và các chính sách liên quan đối với các cơ quan quản lý Nhà nước.

 5. Mở rộng hợp tác, giao lưu với các tổ chức tương ứng của các nước, quốc tế trong việc sản xuất và quản lý tập thể quyền tác giả trong lĩnh vực công nghiệp ghi âm theo quy định pháp luật.

 

Điều 4. Nguyên tắc hoạt động, tư cách hoạt động, trụ sở

 1. Hiệp hội được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, tự trang trải.

 2. Hiệp hội có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.

 3. Trụ sở chính đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh.

 

Chương II: Nhiệm vụ – Quyền hạn

 

Điều 5. Nhiệm vụ

 1. Tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về quyền tác giả và công nghệ ghi âm đến các hội viên và công chúng; thông tin, tư vấn về tiến bộ của lĩnh vực công nghệ ghi âm tới các thành viên.

2. Thu thập ý kiến, nguyện vọng của hội viên để kiến nghị về việc xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật quyền tác giả và công nghệ ghi âm với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.”

3. “ Thực hiện việc đàm phán, quản lý các quyền nhân thân và quyền tài sản trong việc khai thác tác phẩm theo sự uỷ thác của các hội viên”

4. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên khi bị xâm hại.

 5. Thực hiện các hoạt động khuyến khích sáng tạo và các hoạt động xã hội khác.

 6. Tổ chức hoà giải khi có tranh chấp giữa các hội viên.

7. Hợp tác với các tổ chức tương ứng của quốc tế và các quốc gia trong việc phát triển công nghiệp ghi âm và bảo vệ quyền tác giả ở lĩnh vực này.

 8. Báo cáo theo định kỳ hàng năm và đột xuất cho các cơ quan Nhà nước liên quan

 

Điều 6. Quyền hạn

 1. Bảo vệ các quyền của hội viên theo quy định pháp luật.

 2. Thành lập các tổ chức trực thuộc Hiệp hội theo quy định pháp luật.

 3. Tổ chức các hội nghị, hội thảo, hội thi, các khoá đào tạo, bồi dưỡng và các hoạt động khác trong lĩnh vực công nghiệp ghi âm.

 4. Quan hệ hợp tác với các cơ quan và tổ chức Việt Nam liên quan.

 5. Quan hệ với các tổ chức quốc tế và các quốc gia liên quan theo quy định pháp luật.

 

Chương III: Hội viên

 

Điều 7. Điều kiện trở thành hội viên

 Các tổ chức, cá nhân Việt Nam đã và đang hoạt động sản xuất, phát hành, phổ biến các sản phẩm ghi âm thừa nhận Điều lệ của Hiệp hội và tự nguyện tham gia đều có thể trở thành hội viên chính thức của Hiệp hội.

 Việc xin gia nhập Hiệp hội phải có đơn gửi Ban chấp hành Hiệp hội. Thể thức kết nạp hội viên do Ban chấp hành Hiệp hội quy định.

 

Điều 8. Các loại hội viên

 Hiệp hội có các loại hội viên sau:

 1. Hội viên sáng lập, bao gồm các thành viên trong Ban vận động;

 2. Hội viên chính thức, bao gồm đại diện các tổ chức và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp ghi âm;

 3. Hội viên danh dự, bao gồm các nhà hoạt động văn hoá, xã hội, khoa học, quản lý có ảnh hưởng đến sự phát triển của Hiệp hội, được Ban chấp hành Hiệp hội mời;

 4. Hội viên liên kết, bao gồm những tổ chức, cá nhân cùng đầu tư tài chính để thực hiện hoạt động của Hiệp hội;

5. Hội viên tán trợ, bao gồm các tổ chức, cá nhân hỗ trợ tài chính và các điều kiện vật chất khác cho hoạt động của Hiệp hội.

 

Điều 9. Quyền của hội viên

 1. Tham gia các hoạt động của Hiệp hội;

 2. Thảo luận, biểu quyết các chương trình công tác của Hiệp hội, chất vấn và phê bình Ban chấp hành và lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Hiệp hội;

 3. ứng cử và bầu cử vào các cơ quan lãnh đạo của Hiệp hội. Các hội viên danh dư, hội viên liên kết, hội viên tán trợ không có quyền bầu cử, ứng cử và biểu quyết về công việc của Hiệp hội;

 4. Được Hiệp hội hỗ trợ, bảo vệ quyền lợi chính đáng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thuộc phạm vi quyền hạn và khả năng của Hiệp hội;

 5. Nhận sự ủng hộ về vật chất và tinh thần từ phía Hiệp hội và các hội viên khác trong Hiệp hội;

 6. Giám sát hoạt động của các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm của Hiệp hội;

 7. Được quyền xin ra khỏi Hiệp hội khi xét thấy không thể hoặc không muốn tiếp tục tham gia Hiệp hội. Khi xin ra khỏi Hiệp hội, hội viên phải có đơn gửi Ban chấp hành Hiệp hội.

 

Điều 10. Nghĩa vụ của hội viên

 1. Tuân thủ Điều lệ của Hiệp hội;

 2. Thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ do Hiệp hội giao;

 3. Hỗ trợ, trao đổi kinh nghiệm giữa các hội viên để nâng cao chất lượng sản phẩm ghi âm, bảo vệ quyền tác giả;

 4. Tham gia sinh hoạt Hiệp hội đều đặn và đóng hội phí đầy đủ, đúng kỳ hạn;

 5. Đoàn kết, hợp tác với các hội viên khác để cùng nhau thực hiện mục đích của Hiệp hội, góp phần xây dựng Hiệp hội ngày càng vững mạnh;

 6. Tuyên truyền để phát triển hội viên mới.

 

Điều 11. Chấm dứt tư cách hội viên

 Tư cách hội viên sẽ chấm dứt nếu xảy ra một trong các trường hợp sau:

 1. Tổ chức bị đình chỉ hoạt động, bị giải thể hay bị tuyên bố phá sản;

 2. Theo quyết định của Ban chấp hành với sự nhất trí quá bán của các thành viên Ban chấp hành với những lý do sau:

 –  Hội viên có hành vi hoạt động trái với pháp luật Việt Nam;

 – Hội viên vi phạm Điều lệ, không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của Hội viên;

 3. Có đơn xin ra khỏi Hiệp hội.

 

Chương IV: Tổ chức hoạt động của Hiệp hội

 

Điều 12. Tổ chức Hiệp hội

 Tổ chức Hiệp hội gồm:

 1. Hiệp hội;

 2. Các Chi hội cơ sở tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

 3. Các tổ chức trực thuộc do Hiệp hội thành lập theo quy định pháp luật;

 4. Hội thành viên không phải là tổ chức trực thuộc.

 

Điều 13. Đại hội toàn thể

 Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hiệp hội là Đại hội toàn thể của Hiệp hội. Đại hội được tiến hành thường lệ 5 năm một lần khi có đủ 2/3 số hội viên có mặt, do Ban chấp hành khoá trước triệu tập. Đại hội toàn thể có thể họp bất thường theo quyết định của Ban chấp hành hoặc theo đề nghị của hơn 1/2 số hội viên hoặc theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Việc bầu và bãi miễn đại biểu đi dự Đại hội do Ban chấp hành Hiệp hội quy định.

 Nội dung chính của Đại hội:

 – Thông qua báo cáo định kỳ, báo cáo điều hành của Ban chấp hành và quyết toán tài chính;

 – Quyết định phương hướng và chương trình công tác của Hiệp hội;

 – Sửa đổi Điều lệ (nếu cần);

 – Bầu Ban chấp hành của Hiệp hội. Số lượng uỷ viên Ban chấp hành do Đại hội quyết định.

 

Điều 14. Ban chấp hành

 Ban chấp hành gồm có:

 – Chủ tịch;

 – Phó Chủ tịch;

 – Các uỷ viên.

 Nhiệm kỳ của Ban chấp hành là 5 năm. Ban chấp hành họp mỗi năm 2 kỳ. Nghị quyết của Ban chấp hành chỉ hợp lệ khi có 2/3 số thành viên Ban chấp hành đồng ý.

 

Điều 15. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban chấp hành

 1. Bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch;

 2. Tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết giữa 2 nhiệm kỳ Đại hội; xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch công tác hàng năm; quyết toán tài chính hàng năm;

 3. Phân công các ủy viên Ban chấp hành phụ trách từng nhiệm vụ cụ thể;

 4. Quyết định thành lập, giải thể các tổ chức trực thuộc;

 5. Chuẩn bị nội dung văn kiện cho Đại hội tiếp theo;

 6. Xét kết nạp hội viên mới, quy định mức hội phí;

 7. Xét khen thưởng, kỷ luật hội viên;

 8. Miễn nhiệm uỷ viên Ban chấp hành và bầu bổ sung uỷ viên Ban Chấp hành nhưng không quá 1/5 số thành viên Ban Chấp hành.

 

Điều 16. Chủ tịch Hiệp hội

 – Là đại diện hợp pháp của Hiệp hội  giữa 2 nhiệm kỳ Đại hội;

 – Tổ chức triển khai các Nghị quyết của Đại hội, Nghị quyết của Ban chấp hành, chương trình công tác hàng năm;

 – Triệu tập và chủ trì các cuộc họp của Ban chấp hành;

 – Các Phó Chủ tịch Hiệp hội là người giúp việc cho Chủ tịch Hiệp hội để thực hiện Nghị quyết Đại hội và Nghị quyết Ban chấp hành.

 

Điều 17. Ban kiểm tra

 1. Ban kiểm tra do Ban chấp hành bầu. Số lượng thành viên Ban kiểm tra do Ban chấp hành quyết định. Trưởng Ban kiểm tra là uỷ viên Ban Chấp hành.

 2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban kiểm tra:

 – Kiểm tra mọi hoạt động của Ban chấp hành và các tổ chức trực thuộc Hiệp hội;

 – Kiểm tra toàn bộ hoạt động thu, chi của Hiệp hội;

 – Đề xuất với Ban chấp hành về việc giải quyết các khiếu nại của hội viên.

 

Điều 18. Chi hội cơ sở

 1. Chi hội cơ sở được lập tại các tỉnh, thành phố do Ban chấp hành quyết định. Mỗi Chi hội có một Chi hội Trưởng và một Chi hội Phó.

 2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chi hội cơ sở:

 – Thực hiện các Nghị quyết của Đại hội, Nghị quyết của Ban chấp hành và các nhiệm vụ do Ban chấp hành Hiệp hội giao;

 – Tập hợp các ý kiến của hội viên để báo cáo Ban chấp hành Hiệp hội;

 – Tổ chức sinh hoạt theo định kỳ, mỗi năm hai kỳ;

 – Thu hội phí và nộp về văn phòng Hiệp hội;

 – Báo cáo theo định kỳ 6 tháng, một năm và đột xuất cho Ban chấp hành Hiệp hội.

 

Điều 19. Các tổ chức trực thuộc Hiệp hội

 Hiệp hội được thành lập các tổ chức trực thuộc:

 – Văn phòng Hiệp hội;

 – Các Ban chuyên môn;

 – Cơ quan thông tin, tuyên truyền của Hiệp hội;

 – Và các tổ chức khác.

 Nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu, tổ chức và hoạt động của các tổ chức trực thuộc Hiệp hội thực hiện theo quy chế do Ban chấp hành Hiệp hội quyết định và tuân thủ theo quy định của pháp luật Việt Nam.

 

Điều 20. Hội thành viên

 Các Hội công nghiệp ghi âm tại các tỉnh, thành phố do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố ra quyết định thành lập, muốn trở thành thành viên của Hiệp hội phải có đơn xin gia nhập và được Ban chấp hành Trung ương Hiệp hội chấp thuận.

 

Điều 21. Giải thể Hiệp hội

 1. Hiệp hội tự giải thể theo quy định của pháp luật.

 2. Hiệp hội buộc phải giải thể khi Hiệp hội có vi phạm nghiêm trọng ở một trong hai trường hợp sau:

 a. Vi phạm pháp luật Việt Nam;

 b. Hoạt động không đúng mục đích của Hiệp hội, mất đoàn kết nội bộ.

 Việc giải quyết tài sản, tài chính của Hiệp hội khi giải thể được thực hiện theo quy định pháp luật

 

Chương V: Quản lý tài sản, Tài chính

 

Điều 22. Nguồn tài chính

 – Hội phí;

 – Các khoản đóng góp tự nguyện của hội viên;

 – Các khoản đóng góp của các tổ chức trực thuộc Hiệp hội;

 – Khoản trích giữ lại từ việc cấp phép sử dụng các chương trình ghi âm;

 – Các khoản hỗ trợ của Nhà nước, đoàn thể, tổ chức, cá nhân trong nước;

 – Các nguồn tài trợ của tổ chức quốc tế, các quốc gia, tổ chức và cá nhân nước ngoài.

 

Điều 23. Khoản chi

 – Trang bị cơ sở vật chất, phương tiện tại văn phòng Hiệp hội;

 – Chi phí cho hoạt động của Hiệp hội;

 – Chi phí hành chính của văn phòng Hiệp hội

 – Trả lương cho nhân viên văn phòng, thù lao cho cộng tác viên của Hiệp hội;

 – Chi khuyến khích hoạt động sáng tạo âm nhạc, các loại hình nghệ thuật và các hoạt động xã hội khác;

 – Các khoản chi khác.

 Việc quản lý tài chính, tài sản được thực hiện theo quy định pháp luật và Điều lệ của Hiệp hội.

 

Chương VI: Khen thưởng, Kỷ luật

 

Điều 24. Khen thưởng

 Các tổ chức trực thuộc Hiệp hội, hội viên, tổ chức và cá nhân khác có thành tích xuất sắc trong hoạt động Hiệp hội sẽ được Hiệp hội khen thưởng. Hình thức khen thưởng do Ban chấp hành Hiệp hội quy định. Hiệp hội đề nghị Nhà nước và các tổ chức khác khen thưởng.

 

Điều 25. Kỷ luật

 Các tổ chức trực thuộc Hiệp hội, hội viên, vi phạm pháp luật, điều lệ và các nghị quyết của Hiệp hội sẽ bị kỷ luật. Hình thức kỷ luật do Ban chấp hành Hiệp hội quyết định.

Chương VII: Điều khoản thi hành

Điều 26. Sửa đổi điều lệ

 Đại hội toàn thể có quyền sửa đổi và bổ sung Điều lệ với 2/3 số đại biểu có mặt biểu quyết tán thành. Ban chấp hành có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Điều lệ này.

 Điều 27. Hiệu lực thi hành

 Điều lệ gồm 7 Chương, 27 Điều đã được Đại hội toàn thể Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam thông qua ngày 15 tháng 8 năm 2003. Điều lệ này có hiệu lực kể từ khi được Bộ Nội vụ phê duyệt./. 

 


Địa chỉ Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam:

Số 99 Hồ Hảo Hớn, phường Cô Giang, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại: 08.4042516-4042517 Fax: 84.8.4042515 

Email: info@riav.org.vn

Website: http://riav.org.vn/

 

 

 

2.4. Hiệp hội Quyền sao chép Việt Nam-VIETRRO.

 

Hiệp Hội Quyền sao chép Việt Nam (VIETRRO) được thành lập theo Quyết định số 260/QĐ-BNV ngày 20/3/2010 của Bộ Nội vụ và được tổ chức, hoạt động theo Điều lệ Hiệp hội quyền sao chép Việt Nam được Bộ Nội vụ phê duyệt (Quyết định số 159/QĐ-BNV ngày 21/2/2011 của Bộ Nội vụ về việc phê duyệt Điều lệ Hiệp hội Quyền sao chép Việt Nam).

 

Hiệp hội Quyền sao chép Việt Nam là tổ chức xã hội – nghề nghiệp, hoạt động theo nguyên tắc phi lợi nhuận, đại diện theo ủy quyền cho các cá nhân, tổ chức trong việc quản lý tập thể quyền sao chép tác phẩm tồn tại dưới dạng ấn phẩm theo quy định của pháp luật. Hiệp hội thay mặt hội viên thực hiện việc quản lý tập thể đối với độc quyền cho phép sử dụng tác phẩm dưới hình thức sao chụp và sử dụng số, nhằm khai thác có hiệu quả giá trị kinh tế của tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả, theo sự ủy quyền của hội viên và quy định của pháp luật.

Thông tin liên hệ:

Địa chỉ: Phòng 2409, Tầng 24, Tòa nhà HH2 Bắc Hà, Đường Tố Hữu, Phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội

Điện thoại: (84.4) 3.225.2445

Fax: (84.4) 3.225.2445

Email: info@vietrro.org.vn

Website: www.vietrro.org.vn

2.5. Hội bảo vệ quyền của nghệ sĩ biểu diễn âm nhạc Việt Nam

 

Hội bảo vệ quyền của nghệ sĩ biểu diễn âm nhạc Việt Nam (viết tắt là APPA – tên giao dịch tiếng Anh: Vietnam association for rights protechion of music performing artists) là một tổ chức xã hội, nghề nghiệp tự nguyện của các nghệ sĩ; là đại diện tập thể bảo vệ quyền biểu diễn của nghệ sĩ biểu diễn âm nhạc Việt Nam được thành lập theo quyết định số 1813/QĐ-BNV ngày 01/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ.

 

  1. Nhiệm vụ chính:

  • Phát triển hội viên nghệ sĩ, diễn viên chuyên nghiệp biểu diễn âm nhạc trong cả nước
  • Bảo vệ quyền liên quan của các nghệ sĩ, diễn viên biểu diễn âm nhạc Việt Nam

  1. APPA chịu sự quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các bộ ngành có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của hội
  2. Trụ sở chính: Tầng 3, Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam – Số 8 Huỳnh Thúc Kháng, Ba Đình, Hà Nội
  3. APPA hoạt động quản lý tập thể dựa trên các nguyên tắc cơ bản:

  • Tự nguyện, phi chính phủ, phi lợi nhuận
  • Công khai, công bằng, minh bạch, chính xác
  • Tuân thủ pháp luật và điều lệ hoạt động hội

Địa chỉ Hội bảo vệ quyền của nghệ sĩ biểu diễn âm nhạc Việt Nam:

  • TRỤ SỞ TẠI HÀ NỘI

Địa chỉ: Tầng 3, số 8 Huỳnh Thúc Kháng, Ba Đình

Điện thoại: 024.3769.0666

Email: info@appa.org.vn

Website: appa.com.vn

  • TRỤ SỞ TẠI TP.HỒ CHÍ MINH

Địa chỉ: Lầu 5, số 8 Nguyễn Huệ, Quận 1

Điện thoại: 0903.621.425

  • TRỤ SỞ TẠI ĐÀ NẴNG

Địa chỉ: 86 Hùng Vương, Hải Châu 1, Hải Châu

Điện thoại: 0988.366.882

 

QUYẾT ĐỊNH CỦA BAN CHẤP HÀNH HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM

(Quyết định số 80/QD-TCHV ngày 25/8/2004 Về việc thành lập Trung tâm Quyền tác giả văn học Việt Nam)

 

Ban chấp hành hội nhà văn Việt Nam

 

– Căn cứ Quyết định số 325/NV ngày 23/4/21957 của Bộ Nội vụ cho phép Hội Nhà văn thành lập và hoạt động;

– Căn cứ Điều lệ Hội Nhà văn Việt Nam khoá VI (2000-2005);

– Căn cứ Công văn số 2118/BNV-TCPCP ngày 23/8/2004 của Bộ Nội vụ đồng ý để Hội Nhà văn Việt Nam thành lập Trung tâm Quyền tác giả văn học Việt Nam;

– Theo đề nghị của Ban Tổ chức Hội viên;

Quyết định

Điều I: Thành lập Trung tâm Quyền tác giả văn học Việt Nam trực thuộc Hội Nhà văn Việt Nam.

Trung tâm Quyền tác giả văn học Việt Nam có nhiệm vụ:

1. Phối hợp các cơ quan có thẩm quyền để xây dựng, phổ biến kịp thời đầy đủ luật pháp, chủ trương, đường lối chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực bản quyền tác giả.

2. Trên cơ sở hợp đồng giữa tác giả và Trung tâm, Trung tâm đại diện cho tác giả ký hợp đồng với bên sử dụng bản quyền, thực hiện vai trò là đầu mối tập trung thu các khoản nhuận bút, thù lao hoặc lợi cíh vật chất khác cho các tác giả là hội viên của Hội Nhà văn Việt Nam hoặc của các tác giả khác thông qua hợp đồng chuyển giao bản quyền.

3. Theo dõi thực thi bảo hộ quyền tác giả đã chuyển giao cho Trung tâm.

4. Hợp tác với các tổ chức bảo vệ quyền tác giả nước ngoài nhằm bảo vệ quyền lợi của các tác giả đã chuyển giao bản quyền.

5. Bảo vệ quyền lợi của tác giả chuyển giao trước các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, toà án, trọng tài và các tổ chức, cá nhân khác.

6. Thực hiện các hoạt động khác phù hợp với luật pháp và điều lệ của Trung tâm.

Điều II: Trung tâm Quyền tác giả văn học Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng tại ngân hàng, hoạt động theo nguyên tắc phi lợi nhuận, tự trang trải về tài chính.

Điều III: Trung tâm Quyền tác giả văn học Việt Nam hoạt động theo quy chế tổ chức hoạt động của Trung tâm được Ban chấp hành Hội Nhà văn xét duyệt.

Điều IV: Trung tâm Quyền tác giả văn học Việt Nam, Văn phòng Hội Nhà văn, Ban tổ chức Hội viên, Ban tài chính thi hành Quyết định này.

 

QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM QUYỀN TÁC GIẢ VĂN HỌC VIỆT NAM

 Chương I: Các quy định chung

Điều 1. Tên gọi của Trung tâm

1. Tên gọi của Trung tâm

– Tên tiếng Việt của Trung tâm là:

Trung tâm Quyền tác giả Văn học Việt Nam

2. Tên tiếng Anh của Trung tâm là:

Vietnam Literary Copyright Center

3. Tên viết tắt của Trung tâm là: “VLCC”

Điều 2. Tôn chỉ, mục đích

Trung tâm Quyền tác giả văn học Việt Nam là tổ chức của Hội Nhà văn Việt Nam. Trung tâm ra đời và hoạt động nhằm mục đích thực hiện việc bảo hộ quyền tác giả đối với các tác phẩm văn học Việt Nam của các thành viên, chủ yếu là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam và những công dân Việt Nam có tác phẩm văn học sử dụng tại Việt Nam, đồng thời tuyên truyền và phổ biến kiến thức về quyền tác giả cho các tác giả văn học Việt Nam.

Điều 3. Phạm vi hoạt động, trụ sở, tư cách pháp nhân

1. Phạm vi hoạt động:

Phạm vi hoạt động của Trung tâm là cả nước. Trụ sở đặt tại Hà Nội.

2. Tư cách pháp nhân:

Trung tâm là một đơn vị trực thuộc Hội Nhà văn Việt Nam, có tư cách pháp nhân đầy đủ; có trụ sở, có con dấu, có tài khoản tiền Việt và ngoại tệ tại các ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam.

Điều 4. Nhiệm vụ và Quyền hạn

1. Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật của Nhà nước và các Công ước quốc tế Việt Nam có tham gia về quyền tác giả văn học đến các nhà văn hội viên, các tác giả văn học và công chúng;

2. Thu thập ý kiến, nguyện vọng của hội viên để kiến nghị với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật quyền tác giả văn học;

3. Thực hiện các quyền do hội viên chuyển giao theo hợp đồng;

4. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên khi bị xâm hại;

5. Thực hiện các hoạt động khuyến khích sáng tạo và các hoạt động xã hội có liên quan;

6. Tổ chức hoà giải khi có tranh chấp giữa các hội viên;

7. Hợp tác với các tổ chức tương ứng của quốc tế và các quốc gia trong việc thực hiện quyền tác giả văn học;

8. Báo cáo theo định kỳ hàng năm và đột xuất cho Hội Nhà văn Việt Nam và các cơ quan Nhà nước có liên quan.

Chương II: Tổ chức và hoạt động của Trung tâm

Điều 5: Nguyên tắc hoạt động của Trung tâm

1. Trung tâm Quyền tác giả văn học Việt Nam là một đơn vị trực thuộc Hội Nhà văn Việt Nam, đặt dưới sự lãnh đạo và quản lý của Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam thông qua Hội đồng quản lý do Ban chấp hành cử ra.

2. Trung tâm hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, tự trang trảI và tuân theo các quy định của pháp luật Nhà nước, Điều lệ Hội Nhà văn Việt Nam và Quy chế của Trung tâm.

3. Bộ máy quản lý Trung tâm gồm: Hội đồng quản lý, Ban điều hành và các phòng chức năng.

Điều 6: Nhiệm vụ của Hội đồng quản lý

Hội đồng quản lý có nhiệm vụ giúp Ban chấp hành Hội Nhà văn và chịu trách nhiệm trước Ban chấp hành chỉ đạo, quản lý mọi mặt công tác của Trung tâm. Là cấp trực tiếp chỉ đạo Ban điều hành.

Hội đồng quản lý có nhiệm vụ: xem xét chương trình công tác hàng năm; đề xuất các công việc về tổ chức, nhân sự, bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức vụ công tác; kiểm tra, giám sát nội dung công việc của Trung tâm.

Điều 7: Ban điều hành Trung tâm

1. Ban điều hành là cơ quan điều hành cao nhất của Trung tâm. Ban điều hành gồm một Giám đốc và các Phó Giám đốc.

2. Thành viên của Ban điều hành do Ban chấp hành Trung ương Hội Nhà văn Việt Nam bổ nhiệm, miễn nhiệm.

Điều 8. Trách nhiệm và quyền hạn của Giám đốc

1. Giám đốc Trung tâm có trách nhiệm và quyền hạn sau:

a. Chịu trách nhiệm trước Hội Nhà văn và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về mọi mặt hoạt động của Trung tâm.

b. Đại diện cho Trung tâm để giao kết hoặc uỷ quyền giao kết các hợp đồng chuểyn giao giữa Trung tâm với các thành viên, và các hợp đồng khác.

c. Đại diện cho Trung tâm trước các cơ quan hành chính, cơ quan trọng tài và toà án trong việc thực thi các hoạt động bảo vệ quyền tác giả theo chức năng và quyền hạn của Trung tâm.

d. Tổ chức theo dõi thực hiện các Hợp đồng chuyển giao và các Hợp đồng được ký kết giữa Trung tâm và các bên thức ba khác.

e. Tuyển dụng, bổ nhiệm và bãi miễn các trưởng, phó phòng chức năng và nhân viên chuyên trách của Trung tâm, quy định trách nhiệm, mức lương và phúc lợi của các chức danh trong Trung tâm, chế độ bồi dưỡng cho các cộng tác viên của Trung tâm, sau khi đã được sự đồng ý của Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam.

2. Các Phó Giám đốc là người điều hành các phần việc hàng ngày theo uỷ quyền của Giám đốc.

Điều 9: Các Bộ phận chuyên trách của Trung tâm

Các Bộ phận chuyên trách của Trung tâm được thành lập và quy định nhiệm vụ tuỳ theo tình hình và yêu cầu công việc, trên nguyên tắc tinh giản bộ máy, kiêm nhiệm và sử dụng cộng tác viên.

Điều 1O: Hợp đồng chuyển giao Quyền tác giả

1. Hợp đồng chuyển giao quyền tác giả giữa Trung tâm và tác giả nhằm xác định cách thức, điều kiện, phạm vi, thời hạn tác giả uỷ thác cho Trung tâm thực hiện và bảo vệ khai thác quyền tác giả. Hợp đồng chuyển giao được lập thành văn bản ký kết giữa Trung tâm và tác giả.

2. Trung tâm thực hiện quyền phân phối thu nhập nhuận bút thu được từ quá trình quản lý quyền chuyển giao, sử dụng theo một quy chế cụ thể được Ban chấp hành Hội xét duyệt.

Điều 11: Nội dung chuyển giao Quyền tác giả

Tác giả chuyển giao cho Trung tâm quản lý các quyền được uỷ thác trong các phạm vi sau đây:

1. Xuất bản tác phẩm dưới mọi hình thức (bản in, bản ghi vi tính, bản phát thanh, bản truyền hình, đăng tải trên mạng internet…).

2. Dịch, phóng tác và chuyển thể tác phẩm dưới mọi hình thức khác nhau.

Điều 12: Hợp đồng sử dụng tác phẩm

Hợp đồng sử dụng tác phẩm là thoả thuận bằng văn bản được ký kết giữa Trung tâm và tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng tác phẩm dưới các hình thức khác nhau trên cơ sở hợp đồng chuyển giao giữa tác giả và Trung tâm. Trung tâm có thể chuyển giao toàn bộ hoặc một phần, sử dụng độc quyền và không độc quyền cho bên sử dụng, theo cách thức và thời hạn được quy định trong Hợp đồng sử dụng tác phẩm.

Chương III: Tài chính

Điều 13: Nguồn thu của Trung tâm

Nguồn thu của Trung tâm gồm:

– Từ trích phần trăm các hợp đồng sử dụng;

– Từ nguồn kinh phí hỗ trợ của Nhà nước;

– Từ đóng góp của các thành viên;

– Từ hoạt động dịch vụ quyền tác giả của Trung tâm;

– Từ các khoản tài trợ của các tổ chức, cá nhân  trong và ngoàI nước.

Điều 14: Chi phí của Trung tâm

Các nguồn thu trên của Trung tâm sẽ được dùng để chi các hoạt động sau đây của Trung tâm:

– Điều hành hoạt động của Trung tâm.

– Phương tiện, trụ sở và các tiện ích phục vụ cho hoạt động của Trung tâm.

– Tiền lương, thưởng và các phúc lợi xã hội cho cán bộ, nhân viên chuyên trách của Trung tâm và các khoản thù lao cho các cộng tác viên, luật sư, tư vấn.

– Trích nộp các loại quỹ dự phòng, quỹ phúc lợi khen thưởng.

– Các chi phí khác. Được thể hiện trên sổ sách theo pháp lệnh kế toán, thống kê của Nhà nước.

Điều 15: Quản lý tài chính

1. Năm tài chính của Trung tâm bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 Dương lịch và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 Dương lịch hàng năm. Trung tâm phải báo cáo việc thu chi hàng năm theo quy định về Hội Nhà văn Việt Nam.

2. Trung tâm thực hiện quản lý thu chi tài chính theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về kế toán thống kê.

Chương IV: Các điều khoản khác

Điều 16. Giải thể

Trung tâm được giải thể theo quyết định của Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam.

Điều 17: Tài sản của Trung tâm

Trường hợp giải thể, Trung tâm sau khi đã thanh toán các nghĩa vụ tài chính, phần còn lại sẽ thuộc về Hội Nhà văn Việt Nam.

Điều 18: Hiệu lực của Quy chế hoạt động

Quy chế hoạt động này gồm 4 Chương, 18 Điều có hiệu lực kể từ ngày được Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam phê duyệt.

Địa chỉ Trung tâm quyền tác giả Văn học Việt Nam :

Địa chỉ: 65 Nguyễn Du, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Điện thoại: (+84.4.) 3941 1991

Email: lienhe.vlcc@gmail.com

Website: http://vlcc.vn/

 

 

SBLAW tư vấn về bảo hộ thương hiệu và các tài sản trí tuệ khác một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả:
Quý khách cần sử dụng dịch vụ bảo hộ tài sản trí tuệ, vui lòng liên hệ trực tiếp đến.
  • Điện thoại – Chat Zalo
  • Email address
Tin tức liên quan

BẢO HỘ THƯƠNG HIỆU SBLAW

  BẢO HỘ THƯƠNG HIỆU SBLAW   Địa chỉ VP Hà Nội:   Tầng 2, Tòa 21T2, Hapulico Complex, số 81 Vũ Trọng Phụng, Thanh

Tờ khai đăng ký quyền liên quan

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ——————– TỜ KHAI ĐĂNG KÝ QUYỀN LIÊN QUAN Kính gửi: