Tổ chức quản lý tập thể quốc tế về quyền tác giả, quyền liên quan

SBLAW giới thiệu về các tổ chức quản lý tập thể quốc tế về quyền tác giả, quyền liên quan.

Cùng với quá trình toàn cầu hóa, việc hợp tác quốc tế trong việc bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan cũng phát triển. Hiện nay, trên thế giới, có 4 tổ chức quản lý tập thể quốc tế về quyền tác giả, quyền liên quan, bao gồm:

1. Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Quốc tế (IFPI).

2. Hiệp hội các Nhà soạn nhạc và Soạn lời Quốc tế (CISAC)

3. Hiệp hội Quản lý các tác phẩm nghe nhìn Quốc tế (AGICOA)

4. Liên hiệp quốc tế các tổ chức quyền sao chép (IFRRO)

Chức năng và nhiệm vụ của từng tổ chức được quy định như sau:

- Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Quốc tế –The International Federation of the Phonographic Industry (IFPI)

IFPI là một tổ chức đại diện cho nền công nghiệp ghi âm quốc tế, bao gồm 1500 hội viên là các nhà sản xuất và phân phối bản ghi ở 76 quốc gia. Tổ chức này cũng có các tập đoàn quốc gia tại 46 nư­ớc. Văn phòng quốc tế IFPI đặt tại London và đư­ợc liên kết với các chi nhánh khu vực đặt tại Brussels, Hongkong, Miami và Matxcơva.

IFPI thực hiện các chức năng chính sau: chống việc vi phạm bản quyền âm nhạc; thúc đẩy tiếp cận thị trường một cách bình đẳng trong môi trư­ờng luật pháp quyền tác giả đầy đủ; giúp phát triển các điều kiện pháp lý và công nghệ để nền công nghiệp ghi âm phồn vinh trong môi trường kỹ thuật số và khuyến khích các giá trị âm nhạc trong sự phát triển của nền kinh tế cũng như­ trong đời sống văn hoá, xã hội.

IFPI đại diện cho các hội viên của mình theo 3 cấp, quốc tế, khu vực và quốc gia. ở cấp độ quốc tế, văn phòng đặt tại London điều hành trực tiếp các uỷ ban công nghiệp theo các lĩnh vực chẳng hạn như­ chính sách pháp lý, quyền biểu diễn và công nghệ.

Ở cấp độ quốc gia, kể từ tháng 1 năm 2000, hoạt động của tổ chức được phân chia giữa các hội viên Châu á, châu Âu và châu Mỹ Latinh. Các chi nhánh khu vực của IFPI các trách nhiệm báo cáo Hội đồng quản trị khu vực, gồm những ng­ười đứng đầu các công ty ghi âm đa quốc gia và các công ty ghi âm độc lập và chủ tịch các tập đoàn quốc gia. Đại diện cho Hội đồng quản trị khu vực của công ty đa quốc gia và độc lập, cũng là thành viên Hội đồng quản trị của IFPI.

IFPI cũng là một tổ chức bảo trợ cho 46 Tập đoàn Quốc gia trên khắp thế giới thông qua các chi nhánh quốc tế và khu vực. Tập đoàn quốc gia IFPI có trách nhiệm báo cáo Hội đồng quản trị công nghiệp trong phạm vi hoạt động của mình, nh­ưng họ cũng cộng tác chặt chẽ ở cấp khu vực d­ưới sự phối hợp của các chi nhánh khu vực IFPI. Ngoài ra, IFPI có một hệ thống thực thi trên phạm vi toàn cầu đ­ược hình thành từ năm 1997, thực hiện việc chống lại sự phát triển của đĩa CD vi phạm bản quyền trên toàn cầu. Các hoạt động thực thi đư­ợc phối hợp chủ yếu từ Văn phòng IFPI London và thông qua các chi nhánh thực thi chuyên môn ở cấp khu vực.

Văn phòng IFPI London có trách nhiệm thực hiện việc phối hợp các chiến lư­ợc quốc tế trong các lĩnh vực hoạt động chủ yếu: thực thi chống vi phạm bản quyền, công nghệ, vận động các chính phủ và đại diện trong các tổ chức quốc tế, các chiến lư­ợc pháp lý, kiện tụng và các mối quan hệ với công chúng. Tổ chức này cũng là nguồn xác thực nhất về nghiên cứu và thông tin thị tr­ường của nền công nghiệp ghi âm, cung cấp đầy đủ các thống kê về công nghiệp toàn cầu.

Các chi nhánh khu vực của IFPI đại diện cho Châu á, các n­ước CIS, Châu Âu và Châu Mỹ La tinh chịu trách nhiệm về việc thực hiện các chiến lư­ợc của IFPI theo cấp khu vực, phối hợp hoạt động với các tập đoàn quốc gia và tiến hành các ­ưu tiên vận động phù hợp với hoàn cảnh chính trị trong khu vực mình.

Chi nhánh của IFPI tại Brussels là đại diện của ngành công nghiệp ghi âm Cộng đồng Châu Âu. Chi nhánh này tác động trực tiếp tới các cơ quan Cộng đồng Châu Âu và phối hợp hệ thống vận động của ngành công nghiệp ở Châu âu.

Chi nhánh khu vực của IFPI đại diện cho Châu á đặt tại Hồng Kông, và các chi nhánh phụ đặt tại Trung Quốc. Chi nhánh này phối hợp các hoạt động vận động và chiến l­ược pháp lý của khu vực.

Chi nhánh IFPI tại Mát–xcơva chịu trách nhiệm về việc phối hợp và chính sách ở Nga và các nư­ớc CIS.

Chi nhánh IFPI tại Châu Mỹ Latinh có cơ quan điều hành ở Miami, tr­ước đây là FLAPF, thực hiện việc phối hợp các hoạt động vận động của khu vực, chống vi phạm bản quyền và các hoạt động truyền thông.

Bất kỳ công ty, hãng hoặc cá nhân nào sản xuất các bản ghi âm hay video âm nhạc để cung cấp tới công chúng với số lư­ợng hợp lý đều có đủ tư­ cách là thành viên của IFPI./. (Website: www. Ifpi. Org)

- Hiệp hội các Nhà soạn nhạc và Soạn lời Quốc tế – The International Confederation of Societies of Authors and Composers (CISAC)

Hiệp hội các Nhà soạn nhạc và Soạn lời Quốc tế (CISAC) là một tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận được thành lập năm 1926. Trụ sở chính của CISAC đặt tại Paris, các Văn phòng Khu vực đặt tại Buenos Aires và Singapore.

CISAC hoạt động nhằm nâng cao việc thừa nhận và bảo hộ các quyền của các nhà soạn nhạc và soạn lời, đảm bảo thực thi một cách có hiệu quả việc thúc đẩy quyền tinh thần và các quyền lợi vật chất của tác giả; thu và phân chia tiền bản quyền, đảm bảo những hoạt động liên quan tới việc quản lý những quyền mà các tác giả, chủ sở hữu quyền giao phó cho họ; và nâng cao chất lượng quản lý tập thể các quyền của các nhà soạn nhạc và soạn lời  trên toàn thế giới.

Tính đến tháng 1 năm 2004, CISAC đại diện cho 290 hiệp hội tác giả của 109 quốc gia. Như vậy, CISAC gián tiếp đại diện cho hơn 2 triệu người sáng tạo ở các lĩnh vực nghệ thuật như: âm nhạc, kịch, văn học, tác phẩm nghe nhìn./. (Website: www.cisac. org)

- Hiệp hội Quản lý các tác phẩm nghe nhìn Quốc tế – The Association of International Collective Management of Audiovisual Works (AGICOA)

Hiệp hội Quản lý các tác phẩm nghe nhìn Quốc tế (AGICOA)  là một tổ chức quản lý tập thể có tính thực thi quản lý các quyền liên quan tới truyền thông bằng cáp những tác phẩm phát thanh truyền hình.

Hiệp hội Quản lý các tác phẩm nghe nhìn Quốc tế được thành lập tháng 12/1981.

Thành viên của Hiệp hội này là các hiệp hội, tổ chức quốc gia các nhà sản xuất tác phẩm nghe nhìn hoạt động trong lĩnh vực quản lý và thu tiền thù lao từ việc sử dụng những tác phẩm này.

Hiệp hội này có hai nhiệm vụ quan trọng chủ yếu là:

1/ Thực hiện đàm phán (đồng thời phối hợp với những tổ chức quốc gia thành viên) trong việc tái truyền qua cáp những tác phẩm nghe nhìn mà Hiệp hội quản lý, và

2/ Phân chia tiền thù lao cho các chủ sở hữu thông qua các tổ chức thu tiền quốc gia có thẩm quyền./. (Website: www.agicoa. org)

- Liên hiệp quốc tế  các tổ chức  quyền sao chép – The International Federation of reproduction right organization (IFRRO)

Liên hiệp quốc tế  các tổ chức  quyền sao chép (IFRRO) là một tổ chức quốc tế liên kết tất cả các tổ chức quyền sao chép cũng như các hiệp hội của các chủ sở hữu quyền tác giả quốc gia và quốc tế.

IFRRO hoạt động theo ba mục tiêu chính:

1/  Khuyến khích việc thành lập các tổ chức quyền sao chép trên thế giới;

2/ Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thoả thuận và thiết lập quan hệ giữa các thành viên của Liên hiệp;

3/ Nâng cao nhận thức của công chúng và các tổ chức về quyền tác giả và vai trò của các tổ chức quyền sao chép trong việc chuyển nhượng các quyền và tiền bản quyền giữa chủ sở hữu quyền tác giả và người sử dụng.

IFRRO ra đời vào năm 1980 từ Nhóm làm việc của uỷ ban quyền tác giả của Hiệp hội xuất bản khoa học, kỹ thuật và y học (STM). Tháng 5 năm 1984 tại Hội nghị ở Oslo, nhóm làm việc này trở thành một tập đoàn không chính thức gọi là diễn đàn quốc tế của các tổ chức quyền sao chép. Dịp này đã đánh dấu sự tham dự trực tiếp hơn của các tác giả và các chủ sở hữu quyền tác giả trong nhóm.

Vào tháng 4 năm 1988 tại Copenhagen, IFRRO trở thành Liên hiệp chính thức có đủ tư cách để nêu lên tiếng nói của mình trên danh nghĩa các thành viên trước các tổ chức quốc tế như là WIPO, UNESCO, Cộng đồng Châu Âu ( EC), Hội đồng Châu Âu (CE).

Tháng 12 năm 1992, tại Heilsinki, IFRRO đã thông qua Điều lệ và Hướng dẫn mới trong đó quy định về việc thành lập Hội đồng quản trị và Ban Thư ký.

Tháng 1 năm 1998 Ban Thư ký của IFRRO được thành lập và Trụ sở chính của IFRRO  đặt tại Brussels, Bỉ./. (Website: www. Ifrro. org)

 

Nguồn: cov.gov.vn

SBLAW tư vấn về bảo hộ thương hiệu và các tài sản trí tuệ khác một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả:
Quý khách cần sử dụng dịch vụ bảo hộ tài sản trí tuệ, vui lòng liên hệ trực tiếp đến.
  • Điện thoại - Chat Zalo
  • Email address
Tin tức liên quan

BẢO HỘ THƯƠNG HIỆU SBLAW

  BẢO HỘ THƯƠNG HIỆU SBLAW   Địa chỉ VP Hà Nội:   Tầng 2, Tòa 21T2, Hapulico Complex, số 81 Vũ Trọng Phụng, Thanh