[Baohothuonghieu.com] - Tên thương mại là tên gọi được sử dụng nhiều trong hoạt động kinh doanh. Mặc dù được pháp luật bảo vệ nhưng việc bảo hộ tên thương mại lại có điểm khác so với các đối tượng như nhãn hiệu hay sáng chế.
Một số tình huống pháp lý
Qua các vấn đề nêu trên và thực trạng đăng ký kinh doanh tại các Sở kế hoạch đầu tư, có thể thấy rõ một số vấn đề như sau:
Xác định thế nào là tên thương mại của doanh nghiệp – một việc tưởng dễ mà hóa khó. Việc các doanh nghiệp có tên gọi trùng nhau trong giấy đăng ký kinh doanh (cả về tên riêng, các bổ ngữ, và loại hình) trên cùng một thành phố thì không thể xảy ra nhưng là điều có thể xảy ra trên các địa bàn khác nhau do chúng ta không có một cơ quan chung chuyên cấp giấy đăng ký kinh doanh và vì vậy không thể có một cơ sở dữ liệu chung duy nhất.
Tuy nhiên, việc có các doanh nghiệp chỉ khác nhau về tên gọi loại hình và các bổ ngữ (ví dụ: kinh doanh thực phẩm, chế biến nông sản, v.v.) còn trùng nhau về tên riêng là điều đã xảy ra trên cùng một địa bàn. Giải quyết các tranh chấp này là rất khó vì thiếu quy định rõ ràng. Nếu như các doanh nghiệp có các lĩnh vực kinh doanh khác nhau thì dễ phân xử, nhưng trong điều kiện phát triển kinh tế hiện nay thì điều gì sẽ xảy ra nếu các doanh nghiệp hoạt động đa ngành nghề hoặc các tập đoàn lớn, đa ngành nghề có thể lấy cớ là uy tín của mình để có thể đè bẹp các doanh nghiệp nhỏ khác (không may trùng tên) tại các địa bàn khác.
Những tình huống khác cần chú ý:
+ Quy định nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt nếu “trùng hoặc tương tự với tên thương mại đang được sử dụng của người khác” sẽ gây khó khăn cho việc bảo hộ nhãn hiệu vì như đã biết tên thương mại có phạm vi bảo hộ theo khu vực kinh doanh (hẹp hơn nhiều so với phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu). Vậy thì cơ quan chức năng sẽ căn cứ vào đâu để xác định khu vực kinh doanh của tên thương mại. Quy định này có thể được các bên sử dụng để làm phát sinh các tranh chấp trong tương lai. Chẳng hạn có thể dùng để yêu cầu hủy bỏ hiệu lực của nhãn hiệu đang được bảo hộ. Việc này nếu xảy ra thì thực sự sẽ quá tải cho các cơ quan chức năng và nếu quá tải thì việc giải quyết tranh chấp sẽ bị đình trệ và từ đó dẫn đến thực thi pháp luật không hiệu quả.
+ Giả sử tên thương mại chỉ có danh tiếng trong một khu vực địa lý nhất định thì liệu một nhãn hiệu đang được bảo hộ có bị đình chỉ hiệu lực tương ứng với khu vực đó không. Chưa có quy định nào nói về vấn đề này.
+ Xác định đâu là tên thương mại để làm cơ sở cho việc hủy bỏ hiệu lực của một nhãn hiệu đang được bảo hộ còn là vấn đề hết sức mơ hồ. Như đã nói ở trên, thực trạng tên doanh nghiệp trong giấy đăng ký kinh doanh có thể chỉ khác nhau về loại hình, các bổ ngữ, còn vẫn trùng nhau về tên riêng.
+ Thực tế thẩm định các đơn nhãn hiệu tại cơ quan chức năng cũng chưa thể áp dụng quy định liên quan vì rõ ràng là thiếu quá nhiều điều kiện (không có cơ sở dữ liệu chung, không có cơ sở pháp lý để xác định tên thương mại, khu vực kinh doanh, danh tiếng .v.v.). Việc áp dụng (nếu có thể) sẽ kéo dài thời gian thời gian thẩm định lên rất nhiều (đi ngược với tiêu chí rút gọn thời gian xử lý). Tuy nhiên, sự phụ thuộc giữa nhãn hiệu và tên thương mại như đã nói ở trên vẫn sẽ được áp dụng (do đã quy định trong Luật) và đây là quy định mà các doanh nghiệp cần tính đến và tận dụng sao cho linh hoạt trong tranh chấp thương mại (kể cả với các doanh nghiệp nước ngoài).
Từ những vấn đề nêu trên, có thể thấy ngay là loại hình bảo hộ nào cũng sẽ có những bát cập đặc thù. Vấn đề là doanh nghiệp khi đã nắm vững và vận dụng linh hoạt những quy định của “cuộc chơi sở hữu công nghiệp” thì quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp sẽ được đảm bảo vững chắc, ổn định.
Tham khảo thêm >> Đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu