Thắc mắc về quá trình sử dụng nhãn hiệu

SBLAW giới thiệu một số thắc mắc của khách hàng về quá trình sử dụng nhãn hiiệu để Quý khách hàng nắm được.

Thắc mắc về quá trình sử dụng nhãn hiệu

 

 Thế nào là nhãn hiệu nổi tiếng?

Tạo dựng được một thương hiệu được nhiều người biết đến, có nhiều người biết đến thì thương hiệu của mình càng nổi tiếng, đồng nghĩa với việc sẽ có nhiều người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm, dịch vụ của mình.

Theo quy định tại Khoản 20 Điều 4 Luật SHTT, một nhãn hiệu sẽ được coi là nổi tiếng, nếu nhãn hiệu đó “được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam”.

Để xác định được một nhãn hiệu nổi tiếng cần dựa vào nhiều yếu tố khác nhau, ở trên thế giới có nhiều nhãn hiệu nổi tiếng và được nhiều người biết đến như: COCA COLA, PEPSI, KFC,…Vậy để chứng minh một nhãn hiệu được sử dụng rộng rãi, ta có thể cân nhắc các tiêu chí quy định về nhãn hiệu nổi tiếng tại Điều 75 Luật SHTT, bao gồm:

1. Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua việc mua bán, sử dụng hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo;

2. Phạm vi lãnh thổ mà hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành;

3. Doanh số từ việc bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc số lượng hàng hoá đã được bán ra, lượng dịch vụ đã được cung cấp;

4. Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu;

5. Uy tín rộng rãi của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;

6. Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu;

7. Số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng;

8. Giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu.

 

Tôi hiện tại đang sống ở Hà Nội, tôi muốn đăng ký nhãn hiệu “Cơm lam Lào Cai” có đươc không?

Trả lời:

Căn cứ theo Khoản 5 Điều 73 Luật Sở hữu trí tuệ thì dấu hiệu sau không được bảo hộ dưới danh nghĩa nhãn hiệu: “Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ.”

Nhãn hiệu của Quý Khách hàng có phần chữ “cơm lam” là tên gọi của sản phẩm nên không có khả năng phân biệt. “Lào Cai” là yếu tố địa danh nên trong trường hợp không được bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu thông thường.

Vì vậy, Quý Khách hàng không thể đăng ký được nhãn hiệu “Cơm lam Lào Cai”.

 

Tôi đã đăng ký cá nhãn hiệu “X” từ năm 2012. Đến nay tôi thành lập Công ty cổ phần A và muốn quyền sở hữu nhãn hiệu “X” sau này sẽ thuộc về công ty A. Vậy bằng cách nào tôi có thể chuyền quyền từ cá nhân sang cho pháp nhân?

Trả lời:

Căn cứ theo Điều 138 Luật Sở hữu trí tuệ thì:

“Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chuyển giao quyền sở hữu của mình cho tổ chức, cá nhân khác.

Việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp).”

Theo đó, Quý Khách hàng có thể làm thủ tục chuyển nhượng quyền sở hữu từ cá nhân sang cho pháp nhân. Nội dung hợp đồng chuyển nhượng gồm:

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

 

1. Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng.

 

2. Căn cứ chuyển nhượng.

 

3. Giá chuyển nhượng.

 

4. Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng.

 

Thời gian để tiến hành thủ tục chuyển nhượng là từ 4-6 tháng

 

Tôi bị mất văn bằng bảo hộ thì giờ làm thế nào để có thể làm lại được?

Trả lời: Theo hướng dẫn tại Thông tư 01/2007/TT-BKHĐT thì chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ cấp lại văn bằng bảo hộ khi bị mất.

Hồ sơ cần chuẩn bị:

- Tờ khai yêu cầu cấp cấp lại văn bằng bảo hộ được làm theo mẫu 03-PBVB quy định tại Phụ lục C của Thông tư 01/2007/TT-BKHĐT;

- 01 mẫu nhãn hiệu;

- Giấy uỷ quyền (trường hợp yêu cầu được nộp thông qua đại diện);

- Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).

Thời gian thực hiện thủ tục cấp lại văn bằng nhãn hiệu trên thực tế là từ 2-4 tháng.

 

Nhãn hiệu đã được cấp GCN ĐKNH có bị chấm dứt hiệu lực bởi bên thứ 3 do 5 năm liên tục phải sử dụng nhãn hiệu kể từ ngày cấp GCN hay không?

Trả lời: Căn cứ điểm d khoản 1 điều 95 Luật SHTT nhãn hiệu đã đăng ký nếu không được sử dụng bởi chủ sở hữu hoặc bởi người được chủ sở hữu cho phép trong thời hạn 5 năm liên tục trước ngày bên thứ 3 nộp đơn yêu cầu chấm dứt hiệu lực do không sử dụng thì nhãn hiệu đó có thể bị chấm dứt hiệu lực. 

 

 

SBLAW tư vấn về bảo hộ thương hiệu và các tài sản trí tuệ khác một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả:
Quý khách cần sử dụng dịch vụ bảo hộ tài sản trí tuệ, vui lòng liên hệ trực tiếp đến.
  • Điện thoại - Chat Zalo
  • Email address
Tin tức liên quan