Trong quá trình tư vấn luật, SBLAW nhận được nhiều câu hỏi về sử dụng chung nhãn hiệu, sau đây là một tình huống điển hình.
A là một pháp nhân kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng đã có văn bằng bảo hộ đối với văn bằng X có thời hạn bảo hộ đến năm 2022.
B là pháp nhân cũng hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. A và B có mối quan hệ mật thiết với nhau trong làm ăn và muốn chia sẻ việc sử dụng nhãn hiệu X. Vậy bằng cách nào để A và B có thể cùng nhau sử dụng nhãn hiệu “X” trên thực tế?
Trả lời: Để bên B có thể cùng sử dụng nhãn hiệu X thì cần làm thủ tục chuyển quyền sử dụng từ bên A sang bên B. Căn cứ theo Điều 141 Luật Sở hữu trí tuệ thì:
“1. Chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thuộc phạm vi quyền sử dụng của mình.
2. Việc chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp phải được thực hiện dưới hình thức
hợp đồng bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp).”
Như vậy, thủ tục chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ sẽ là cơ sơ để bên B được sử dụng nhãn hiệu X.
*) Nôi dung của Hợp đồng chuyển quyền sử dụng
Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền;
b) Căn cứ chuyển giao quyền sử dụng;
c) Dạng hợp đồng;
d) Phạm vi chuyển giao, gồm giới hạn quyền sử dụng, giới hạn lãnh thổ;
đ) Thời hạn hợp đồng;
e) Giá chuyển giao quyền sử dụng;
g) Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền.
Thời gian thực tế để chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu là từ 4-6 tháng