Quy định xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp

Quy định mới về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp của Chính phủ

Chính phủ vừa ban hành quy định mới về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp tại Nghị định số 99/2013/NĐ-CP ngày 29/8/2013, thay thế Nghị định số 97/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010.

Nghị định này gồm 5 chương, 35 điều quy định về các hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, mức phạt, biện pháp khắc phục hậu quả; thủ tục nộp đơn yêu cầu xử lý vi phạm; thẩm quyền, thủ tục giải quyết đơn yêu cầu xử lý vi phạm; thẩm quyền xử phạt và thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.

Theo quy định, mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân là 250 triệu đồng đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (sáng chế, giải pháp hữu ích, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, kiểu dáng công nghiệp) mà giá trị hàng hoá vi phạm trên 500 triệu đồng. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Mức phạt tiền tối đa đối với tổ chức là 500 triệu đồng.

Ngoài hình thức phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung như: tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, bao gồm hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý; nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh, hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý; tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp; thẻ giám định viên; giấy chứng nhận tổ chức đủ điều kiện hành nghề giám định từ 01 tháng đến 03 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành; đình chỉ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ 01 tháng đến 03 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành.

Thẩm quyền xử lý vi phạm được giao cho các cơ quan đơn vị như: Thanh tra Khoa học và Công nghệ; Thanh tra Thông tin và Truyền thông; Quản lý thị trường;  Hải quan; Công an; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện. Theo đó, đối với các hành vi vi phạm quy định về quản lý hoạt động sở hữu công nghiệp, xâm phạm quyền và cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ đang thi hành công vụ có quyền: phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 500 nghìn đồng; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 500 nghìn đông; áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2013. Đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp xảy ra trước ngày 01 tháng 7 năm 2013 mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết thì áp dụng các quy định có lợi cho tổ chức, cá nhân vi phạm.

» Dịch vụ xử lý vi phạm sở hữu trí tuệ

» Bộ luật, luật sở hữu trí tuệ

SBLAW tư vấn về bảo hộ thương hiệu và các tài sản trí tuệ khác một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả:
Quý khách cần sử dụng dịch vụ bảo hộ tài sản trí tuệ, vui lòng liên hệ trực tiếp đến.
  • Điện thoại - Chat Zalo
  • Email address
Tin tức liên quan

Luật Chuyển giao công nghệ 2017

Luật Chuyển giao công nghệ sửa đổi 2017 quy định về hoạt động chuyển giao công nghệ tại Việt Nam, từ nước ngoài vào Việt