Quy định xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực sở hữu công nghiệp

Quy định xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực sở hữu công nghiệp

Quy định mới về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.

Ngày 26/6/2015, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư số 11/2015/TT-BKHCN

quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 99/2013/NĐ-CP ngày 29/8/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp .

Thông tư áp dụng đối với: Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính  trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính  trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp ; Các đối tượng khác có liên quan đến xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.

Thông tư gồm 04 chương, 32 điều, quy định cụ thể về:

Thứ nhất,  đối tượng bị xử phạt  vi phạm hành chính, hình thức xử phạt bổ sung;

Thứ hai,  xác định giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm, xác định số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính ;

Thứ ba, hành vi vi phạm quy định về: Chỉ dẫn bảo hộ quyền sở hữu công nghệ ; Đại diện sở hữu công nghệ; Giám định sở hữu công nghệ ;

Thứ tư, hành vi xâm phạm: Quyền sở hữu công nghệ  trên Internet; Quyền đối với sáng chế; Quyền đối với kiểu dáng công nghiệp; Quyền đối với nhãn hiệu; Quyền đối với tên thương mại; Quyền đối với chỉ dẫn địa lý;

Thứ năm, hành vi vi phạm về tem, nhãn, vật phẩm; Nhập khẩu song song;

Thứ sáu, hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghệ; …

Đáng chú ý là theo nội dung Thông tư, tổ chức, cá nhân đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền nhằm bán lại để kiếm lời; cản trở chủ sở hữu nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý được bảo hộ đó đăng ký tên miền hoặc làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng hoặc vật chất đối với chủ sở hữu nhãn hiệu, tên thương mại hoặc chỉ dẫn địa lý đó cũng bị coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu công nghiệp.

Tương tự, hành vi tái sử dụng, sửa chữa, tái chế sản phẩm, bao bì sản phẩm mang nhãn hiệu, tên thương mại của sản phẩm khác, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng cũng bị coi là xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp hoặc cạnh tranh không lành mạnh.

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 11 tháng 8 năm 2015 và thay thế Thông tư số 37/2011/TT-BKHCN ngày 27/12/2011 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 97/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực SHCN./.

» Quy định xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp

» Bộ luật, luật sở hữu trí tuệ

SBLAW tư vấn về bảo hộ thương hiệu và các tài sản trí tuệ khác một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả:
Quý khách cần sử dụng dịch vụ bảo hộ tài sản trí tuệ, vui lòng liên hệ trực tiếp đến.
  • Điện thoại – Chat Zalo
  • Email address
Tin tức liên quan