Một nhãn hiệu tập thể cho Làng nghề Chạm bạc Đồng Xâm

Tác giả: Bảo hộ thương hiệu 409 lượt xem Đăng ngày 25/10/2021

Một nhãn hiệu tập thể cho Làng nghề Chạm bạc Đồng Xâm

Nhằm góp phần bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người sản xuất và người tiêu dùng, góp phần bảo vệ tài sản trí tuệ kết tinh vào sản phẩm, bảo vệ danh vị cho thương hiệu sản phẩm, rộng mở lối ra cho sản phẩm trong thời kỳ hội nhập phát triển, trong Chương trình hỗ trợ phát triển “Tài sản trí tuệ Việt” năm 2012, Bộ Khoa học & Công nghệ đã đã hỗ trợ làng nghề Đồng Xâm thực hiện dự án “Xây dựng nhãn hiệu tập thể (NHTT) cho làng nghề chạm bạc Đồng Xâm”.

Ảnh minh họa (Internet)

Theo văn bia thì, vào năm 1428, Cụ tổ nghề Nguyễn Kim Lâu vốn là người gốc ở Làng Đồng Xâm, Cụ học được nghề kim hoàn từ châu Bảo Lạch nước Đại Minh, rồi đem nghề về truyền lại cho dân làng. Trong suốt mấy trăm năm qua, người Ðồng Xâm luôn cần mẫn luyện nghề và giữ bí mật nghề. Ðến nay, kỹ thuật chạm bạc gần như không còn là độc quyền của riêng người thợ Ðồng Xâm nữa, nhưng một số thủ pháp kỹ nghệ Đồng Xâm vẫn được bí truyền. Phường chạm bạc từ xưa đã qui định chặt chẽ trong hương ước của làng rằng: “người nào đem bí quyết nghề truyền dạy cho nơi khác, cho người làng khác, hoặc làm đồ giả để lừa người khác, gây sự bất tín thì phải chiụ hình phạt thật nặng như bị đem đánh đòn trước nhà thờ Tổ, hoặc phải xoá tên trong phường chạm bạc”. Vì bản sắc nghề mà xưa nay, Người Đồng Xâm “yêu nghề, thương nghiệp” luôn là như vậy !

Sau gần 600 năm hình thành và phát triển, đến nay chạm bạc đã trở thành một nghề làm giầu làm đẹp cho Đất Đồng Xâm, ăn sâu vào nhịp sống, vào cuộc sống tâm hồn tình cảm của Người Đồng Xâm. Thống kê chưa đầy đủ, đến nay, Làng nghề Đồng Xâm đã có trên 130 tổ hợp sản xuất, thu hút gần 1.800 lao động làm nghề chuyên nghiệp và hàng ngàn lao động thời vụ; thu nhập từ nghề chạm bạc chiếm trên 60% tổng thu nhập của địa phương. Và ngày nay, sản phẩm làng nghề “Chạm bạc Đồng Xâm” đã có mặt ở hầu khắp các địa phương trong nước và nhiều châu lục trên thế giới. Về mặt kỹ nghệ, trong suốt hơn 5 thế kỷ qua, thế hệ nối tiếp thế hệ, “kỹ nghệ làng nghề” Đồng Xâm không ngừng được hoàn thiện và hàng chạm bạc Ðồng Xâm trong chừng mực nào đó đã đạt đến một trình độ kỹ nghệ tinh xảo, điêu luyện để làm nên một thương hiệu nổi tiếng trong ngoài nước. Có thể nói, tài hoa và tính cẩn trọng của nghệ nhân chạm bạc Ðồng Xâm đã có thể đáp ứng được nhu cầu thưởng ngoạn đồ chạm bạc của những khách hàng khó tính và am tường nghệ thuật nhiều nơi trên thế giới. Đó chính là “tài sản trí tuệ” riêng có mà người làm nghề Đồng Xâm bao đời nay đã kết tinh vào sản phẩm. Tuy nhiên, mặt trái của cơ chế thị trường là, “ở đâu có hàng thật thì ở đó nguy cơ có hàng giả và ở đâu có hàng hiệu thì ở đó nguy cơ có hàng nhái”. Lợi dụng uy tín thương hiệu của hàng Đồng Xâm, đó đây, trong ngoài nước lâu nay luôn xuất hiện các mặt hàng nhái Đồng Xâm. Sự trà trộn thật giả và lợi dụng uy tín thương hiệu sản phẩm chạm bạc Đồng Xâm đồng thời đã  gây thiệt hại về quyền lợi chính đáng cho cả người sản xuất và người tiêu dùng.

Nhằm góp phần bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người sản xuất và người tiêu dùng, góp phần bảo vệ tài sản trí tuệ kết tinh vào sản phẩm, bảo vệ danh vị cho thương hiệu sản phẩm, rộng mở lối ra cho sản phẩm trong thời kỳ hội nhập phát triển, trong Chương trình hỗ trợ phát triển “Tài sản trí tuệ Việt” năm 2012, Bộ Khoa học & Công nghệ đã đã hỗ trợ làng nghề Đồng Xâm thực hiện dự án ‘Xây dựng nhãn hiệu tập thể (NHTT) cho làng nghề chạm bạc Đồng Xâm”. Dự án đã thu hút sự quan tâm đặc biệt và đáp ứng lòng mong mỏi của các nghệ nhân và thợ nghề chạm bạc Đồng Xâm. Thực hiện dự án, một nhãn hiệu tập thể cho làng nghề chạm bạc Đồng Xâm ra đời. Và từ đó, tài sản trí tuệ, danh vị, uy tín thương hiệu làng nghề của “Người Đồng Xâm” sẽ được bảo hộ cũng như quyền lợi chính đáng của khách hàng sẽ được bảo vệ. Bởi, bất cứ sự vi phạm nào trong chế tác và kinh doanh buôn bán hàng mỹ nghệ Đồng Xâm nói riêng nếu xâm phạm nhãn  mác, lợi dụng uy tín thương hiệu hay bất cứ hành vi nào vi phạm luật sở hữu trí tuệ đều là hành vi bất hợp pháp và sẽ bị luật pháp Quốc nội và Quốc tế xử lý thích đáng và chính đó sẽ tạo môi trường hành lang thuận lợi cho tiêu thụ sản phẩm, cho làng nghề phát triển.

Sau hơn một năm thực hiện, Dự án đã thực hiện xong các lớp tập huấn nâng cao kiến thức xây dựng và quản lý NHTT cho Tập thể Chi hội mỹ nghệ chạm bạc cùng các nghệ nhân, thợ nghề chạm bạc Đồng Xâm và xây dựng xong mô hình quản lý NHTT cho Chi hội; đã hoàn chỉnh thiết kế Logo cho NHTT và đăng ký Logo bản quyền với Cục Sở hữu trí tuệ – Bộ Khoa học & Công nghệ. Đồng thời, để giúp Làng nghề chạm bạc Đồng Xâm có điều kiện quảng bá sâu rộng hơn nữa sản phẩm chạm bạc ra các thị trường trong nước, Quốc tế, kết hợp xúc tiến hoạt động giao thương, hoạt động mua bán sản phẩm làng nghề qua mạng Internet, Dự án đã xây dựng cho làng nghề một “website động” có đủ tính năng đáp ứng các nhu cầu trên.

Trao đổi về dự án xây dựng NHTT cho làng nghề, Nghệ nhân Nguyễn Văn Ngoan – Chi hội trưởng, Chi hội Làng nghề chạm bạc Đồng Xâm hồ hởi bày tỏ: “Toàn thể các nghệ nhân, các hộ gia đình làm nghề địa phương chúng tôi phấn khởi tin tưởng rằng, sau khi hoàn thành Dự án, NHTT làng nghề chạm bạc Đồng Xâm sẽ trở thành căn cứ pháp lý để bảo hộ quyền lợi hợp pháp cho cả làng nghề và người tiêu dùng trong nước và Quốc tế. Và chính đó sẽ là động lực để các nghệ nhân làng nghề Đồng Xâm chúng tôi yên tâm phấn khởi và tích cực nhiều hơn trong việc giữ vững bản sắc làng nghề cha ông, nâng cao trình độ kỹ nghệ tay nghề, nâng cao sức mạnh thương hiệu sản phẩm cho làng nghề Chạm bạc Đồng Xâm chúng tôi trên thương trường !”.

Về Làng nghề Chạm bạc Đồng Xâm, cận kiến tâm huyết, tâm tư tình cảm của người làm nghề, chúng tôi hiểu, đó đây, nghề và làng nghề truyền thống không chỉ đơn thuần mang mỗi ý nghĩa kinh tế thu nhập. Và, một NHTT làng nghề, vì thế, sẽ góp phần làm cho nghề và người làm nghề ngày thêm gắn quyện hơn.

Sở KH&CN Thái Bình

Theo thaibinhdost.gov.vn

 

» Bảo hộ thương hiệu nhãn hiệu tập thể

    Gặp Luật Sư Sở Hữu Trí Tuệ Để Được Tư Vấn

    Bảo hộ Thương hiệu - Sáng chế Kiểu dáng - Nhượng quyền - Xử lý vi phạm

    Bài viết cùng chủ đề:

    Người có quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể
    10 lượt xem 28/03/2024

    Câu hỏi: Trường hợp người có quyền sử dụng “Nhãn hiệu tập thể” tự ý chuyển quyền sử dụng cho người khác khi không được chủ sở hữu cho phép thì xử lý như thế nào? Trả lời: Trước hết, phải khẳng định rằng, việc chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể là trường...

    Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể
    899 lượt xem 25/10/2021

    SBLAW cho ví dụ về Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể “Bánh đa nem Làng Chều” Theo Hiệp hội sản xuất và kinh doanh bánh đa nem Làng Chều thuộc Xã Nguyên Lý, Huyện Lý Nhân, Tỉnh Hà Nam     HIỆP HỘI SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH BÁNH ĐA NEM LÀNG CHỀU...

    Tập huấn quản lý, sử dụng nhãn hiệu tập thể cam đường Kim An
    314 lượt xem 25/10/2021

    SBLAW thông tin về buổi tập huấn về quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu tập thể cam đường Kim An. Ngày 16/10/2015, cùng với Trung tâm phát triển giống cây trồng – Sở NN&PTNT, Luật sư Nguyễn Bùi Anh Tuấn – Baohothuonghieu.com (SB law) đã tiến hành tập huấn kiến thức về...

    Bảo hộ nhãn hiệu tập thể Chè Long Phú
    497 lượt xem 25/10/2021

    Chè Long Phú là một đặc sản của huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội. Chè Long Phú nổi tiếng với sản phẩm chè đen và chè xanh phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ trong nước. Nhằm nâng cao hơn nữa giá trị của sản phẩm, ngoài việc nâng cao chất lượng, đầu tư...

    Cấp nhãn hiệu tập thể Mật ong Minh Hóa
    305 lượt xem 25/10/2021

    Minh Hóa nổi tiếng với các sản phẩm, chế phẩm từ rừng, trong đó có sản phẩm mật ong mới được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể. Nhãn hiệu này được bảo hộ trong 10 năm. “Mật ong Minh Hóa”...

    Quản lý và sử dụng nhãn hiệu tập thể còn nhiều bất cập
    775 lượt xem 25/10/2021

    SBLAW thông tin về việc Hà Nội đã triển khai nhiều chương trình hỗ trợ và đề xuất giải pháp khuyến khích các địa phương chủ động xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể (NHTT). Tuy nhiên, việc sử dụng NHTT hiện nay trên địa bàn còn nhiều bất cập. 60%...

    Hai đặc sản của Kiên Giang mang nhãn hiệu tập thể
    383 lượt xem 25/10/2021

    Ông Ngô Công Tước, Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban Nhân dân huyện U Minh Thượng (Kiên Giang) cho biết hai loại đặc sản của Kiên Giang là khô cá sặc rằn và mật ong rừng U Minh Thượng vừa được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học-công nghệ) chứng nhận là sản...

    Người không phải là thành viên tổ chức Nhãn hiệu tập thể
    373 lượt xem 25/10/2021

    SBLAW trả lời câu hỏi: Hiện nay có trường hợp nhiều người không phải là thành viên tổ chức “Nhãn hiệu tập thể” nhưng vẫn sử dụng nhãn hiệu này trên các sản phẩm của mình. Điều này theo ông sẽ gây ra hậu quả như thế nào? Trả lời: Việc các tổ chức, cá...

    Cần làm phải gì để xử lý các tranh chấp trong nhãn hiệu tập thể
    357 lượt xem 25/10/2021

    SBLAW trả lời câu hỏi: Để xử lý các tranh chấp liên quan đến Nhãn hiệu tập thể, theo ông, chủ sở hữu Nhãn hiệu tập thể cần làm phải gì? Trả lời: Việc xử lý trước hết cần phải dựa trên Quy chế nhãn hiệu tập thể để bảo vệ uy tín, quyền lợi...

    Công bố nhãn hiệu tập thể Gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ
    440 lượt xem 25/10/2021

    SBLAW thông tin về nhãn hiệu tập thể “Gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ”.   Ngày 12/9/212, Hiệp hội sản xuất kinh doanh gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ tổ chức Lễ đón nhận và công bố nhãn hiệu tập thể “Gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ”.   Ông Ngô Xuân Tạo, Chủ tịch UBND phường Đồng Kỵ,...

    Xây dựng nhãn hiệu tập thể cho quất cảnh Văn Giang
    403 lượt xem 25/10/2021

    SBLAW thông tin về nhãn hiệu tập thể quất cảnh Văn Giang: Huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên hiện có khoảng 200 ha đất trồng cây quất cảnh, tuy nhiên việc tiêu thụ sản phẩm còn gặp nhiều khó khăn, và bị các thương lái ép giá do người dân chưa biết giới thiệu sản...

    Ninh Thuận tổ chức công bố nhãn hiệu tập thể Táo Ninh Thuận và Tỏi Phan Rang
    380 lượt xem 25/10/2021

    Nhằm bảo hộ, quảng bá và triển khai các bước tiếp theo để phát triển nhãn hiệu tập thể “Táo Ninh Thuận” và “Tỏi Phan Rang”, vừa qua, Hội Nông dân tỉnh đã tổ chức lễ công bố nhãn hiệu tập thể “Táo Ninh Thuận” và “Tỏi Phan Rang”. Đồng chí Trần Xuân Hòa PCT...

    Bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm miến dong
    304 lượt xem 25/10/2021

    SBLaw đã tư vấn cho Hiệp hội Miến Dong Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam. Nội dung của nhãn hiệu tập thể được đăng ký như sau: – Chủ đơn: Hiệp hội miến dong Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng – Nhóm: 30,...

    Điểm khác nhau giữa Nhãn hiệu tập thể và Nhãn hiệu chứng nhận
    695 lượt xem 25/10/2021

    SBLAW đưa ra một số điểm khác nhau giữa Nhãn hiệu tập thể và Nhãn hiệu chứng nhận. Không phải là hàng hoá nhưng nhãn hiệu lại có ý nghĩa rất lớn trong thương mại. Nhãn hiệu là một trong những đối tượng cơ bản của quyền sở hữu trí tuệ.  Việc phân biệt Nhãn...

    Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể gạo nếp cái hoa vàng
    280 lượt xem 25/10/2021

    ( Baohothuonghieu.com) Theo thông tin từ báo Hà Nội mới, UBND TP Hà Nội vừa cho phép sử dụng tên địa danh “Sóc Sơn” để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm gạo nếp cái hoa vàng của huyện Sóc Sơn và tên địa danh “Đắc Sở” để đăng ký bảo...

    Đăng ký nhãn hiệu tập thể cho nông sản Việt Nam
    382 lượt xem 25/10/2021

    Các luật sư của Baohothuonghieu.com (SB law) đang trợ giúp bà con nông dân xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt Nam bằng việc đăng ký nhãn hiệu tập thể và tập huấn cho bà con hiểu về quy chế sử dụng nhãn hiệu.         Hình ảnh của buổi tập huấn....

    0904.340.664