Lại “nóng” vụ Google số hóa sách

Tác giả: Bảo hộ thương hiệu 345 lượt xem Đăng ngày 20/10/2021
Lại

Tranh cãi xung quanh dự án số hóa sách của Google lại tiếp tục căng thẳng trong những ngày gần đây. EU “hỏi cung” về bản quyền, Mỹ “ép” bảo vệ thông tin riêng tư, còn Google ra sức “chống chế” bằng “luận điểm”: số hóa sách giúp web “dân chủ hơn”.

Hôm qua, 8/9, Google bảo vệ dự án số hóa hàng triệu cuốn sách trên khắp thế giới (cả ở Việt Nam) và xuất bản chúng trên Internet, nói rằng dự án khiến cho việc tìm kiếm thông tin trên web được “dân chủ hóa”.

Hồi đầu năm, gã khổng lồ tìm kiếm đã đạt được thỏa thuận với các tác giả và nhóm các nhà xuất bản ở Mỹ, cho phép hãng số hóa sách để đưa lên mạng Internet.

Nhưng sau đó, bản thỏa thuận đã bị phê phán và bị đặt dưới sự giám sát của cơ quan tư pháp Mỹ vì không hề đả động gì đến việc Google sẽ trả tiền cho các đối tác.

Dan Clancy, “cha đẻ” dự án số hóa sách của Google, nói trong một phiên điều trần tại Ủy ban Châu Âu (cơ quan hành pháp của Liên minh Châu Âu), rằng hãng chỉ muốn giúp người lướt web có thể dễ dàng tìm kiếm những cuốn sách không được in xuất bản.

“Chúng tôi đã nhận thấy sự “dân chủ hóa” trong việc tìm kiếm thông tin trực tuyến”, Clancy, giám đốc kỹ thuật của dự án Google Book Search, nói trong phiên điều trần.

“Nhờ nó, bạn có thể khám phá ra những thông tin mà bạn không hề biết nó tồn tại”, ông nói. “Điều quan trọng là những cuốn sách chưa được in xuất bản sẽ không bị bỏ rơi. Mong muốn của Google là giúp mọi người tìm thấy chúng”.

EU từng tuyên bố sẽ xem xét thỏa thuận của Google ở Mỹ, sau khi Đức cho biết gã khổng lồ tìm kiếm đã số hóa sách (của Đức) trong các thư viện ở Mỹ mà không hỏi ý kiến tác giả.

Bản quyền không được tôn trọng

Ủy ban Châu Âu đang xem xét xem nên đối phó theo cách nào với dự án số hóa sách của Google.

Bà Viviane Reding, Cao ủy phụ trách thông tin-truyền thông của Liên minh châu Âu, cho biết sẽ hành động dựa trên các luật về bản quyền.

EU đã từng đưa ra chính sách trực tuyến riêng có tên “Europeana”, cho phép đăng ký bản quyền và xuất bản một phạm vi nội dung rộng lớn, từ sách của William Shakespeare cho đến ảnh của nữ diễn viên Pháp Brigitte Bardot.

Nhưng hầu hết các nước thuộc Liên minh châu Âu tỏ ra chậm chạp trong việc số hóa để xuất bản trực tuyến các tác phẩm văn học cho dự án Europeana. Bà Reding hy vọng những kế hoạch như của Google sẽ thúc giục các nước đăng ký sớm hơn.

Quyết định cho phép Google xây dựng một thư viện lưu trữ hơn 10 triệu cuốn sách đã được số hóa gặp phải nhiều ý kiến trái chiều trên khắp thế giới.

“Dự án chỉ có ý nghĩa cho những cuốn sách không được in xuất bản” – nhận xét của James Gleick, một nhà văn từng kiện Google nhưng sau đó đã đồng ý cho hãng này số hóa những cuốn sách cũ và xuất bản chúng trên Internet.

“Đối với tác giả của những cuốn sách không được in xuất bản, dự án giúp chúng tôi tiếp cận được nhiều đối tượng độc giả hơn”, ông nói trong phiên điều trần Google.

Những người khác tỏ ra nghi ngờ hơn. ICOMP, một nhóm vận động hành lang được đỡ đầu bởi gã khổng lồ phần mềm Microsoft, cho biết dự án không nằm ngoài tham vọng tập hợp nhiều quyền lực hơn cho Google.

David Wood, luật sư đang làm việc cho ICOMP, quả quyết với các phóng viên tại phiên điều trần rằng Google sẽ tạo ra một “sự độc quyền vĩnh viễn” trong việc cung cấp sách trực tuyến.

Quyền riêng tư có thể bị xâm phạm

“Google cần phải xây dựng chính sách bảo đảm quyền riêng tư cho kế hoạch số hóa sách để giới hạn việc sử dụng thông tin cá nhân của người sử dụng”, Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) viết trong một bức thư mới gửi tới gã khổng lồ tìm kiếm.

Dự án xây dựng một thư viện sách điện tử của Google đã phải ngưng lại bởi một vụ kiện xâm phạm bản quyền vào năm 2005 được thực hiện bởi Hội Tác giả và các nhà xuất bản.

Một tòa án ở New York sẽ tổ chức phiên điều trần để dàn xếp vụ này vào ngày 7/10 tới đây. Hướng giải quyết được xem xét trên nhiều góc độ, một trong số đó liên quan tới quyền riêng tư của những người đọc sách thông qua Google có thể bị xâm phạm.

Trong một bức thư gửi tới Google đề ngày 3/9, FTC thúc giục Google xây dựng một chính sách bảo vệ riêng tư với trọng tâm là “hạn chế sử dụng lại các dữ liệu thu thập được thông qua dự án Google Books, kể cả khi người sử dụng đã đồng ý”.

“Chúng tôi đồng ý rằng điều quan trọng là Google cần phải xây dựng một chính sách bảo vệ thông tin cá nhân, đặc biệt ở dự án Google Books, để áp dụng cho các dịch vụ hiện có”, David Vladeck, giám đốc Văn phòng Bảo vệ Người tiêu dùng (thuộc FTC), cho biết.

“Google phải quy định rõ các cam kết bảo vệ quyền riêng tư trong tính năng và dịch vụ sẽ có trong tương lai, và bảo đảm các cam kết đã có tiếp tục được thực hiện”, ông nhấn mạnh.

Trong một tuyên bố cá nhân, chủ tịch FTC Jon Leibowitz nói cơ quan của ông sẽ gây sức ép để thông tin cá nhân của người sử dụng được bảo vệ.

“Dự án Google Book có thể sẽ mang lại nhiều lợi ích cho người sử dụng, nhưng nó cũng đặt ra thách thức nghiêm trọng về quyền riêng tư bởi lượng thông tin người sử dụng thu thập được từ đây rất lớn”, ông nói.

Như một phần nỗ lực dàn xếp vụ kiện xâm phạm bản quyền, Google đã đồng ý chi 125 triệu USD để lập ra Book Rights Registry, nơi các tác giả và nhà xuất bản có thể đăng ký hoạt động và nhận bồi thường bản quyền.

Các tác giả chỉ còn thời hạn chót đến cuối tuần này để quyết định có đồng ý theo hướng giải quyết của Google hay không.

Theo Dân trí

 

    Gặp Luật Sư Sở Hữu Trí Tuệ Để Được Tư Vấn

    Bảo hộ Thương hiệu - Sáng chế Kiểu dáng - Nhượng quyền - Xử lý vi phạm

    Bài viết cùng chủ đề:

    Chương trình Cảm nhận nhịp điệu Sở hữu trí tuệ
    327 lượt xem 20/04/2025

    Hòa cùng không khí sôi nổi của chuỗi hoạt động hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới (World Intellectual Property Day), tối ngày 20/4/2025, chương trình nghệ thuật “Sở hữu trí tuệ và âm nhạc” đã diễn ra tại Phố đi bộ Nguyễn Huệ, TP. Hồ Chí Minh – nơi trái tim của...

    Chương trình giới thiệu, giao lưu về bản quyền trong lĩnh vực âm nhạc
    152 lượt xem 17/04/2025

    Ngày 20/04/2025, SBLAW vinh dự được Cục Bản quyền tác giả – Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch – mời tham dự Chương trình giới thiệu, giao lưu về bản quyền trong lĩnh vực âm nhạc, tổ chức tại không gian sân khấu phố đi bộ Nguyễn Huệ – Ngô Đức Kế, Quận...

    Xử lý hàng giả hàng nhái bảo vệ người tiêu dùng
    268 lượt xem 26/04/2024

    [Baohothuonghieu.com] – Trong thời đại của sự phát triển công nghệ và thị trường mở, việc sản xuất và phân phối hàng giả hàng nhái đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng đối với người tiêu dùng trên khắp thế giới. Những sản phẩm kém chất lượng không chỉ đe dọa sức khỏe mà...

    Lùm xùm xoay quanh vấn đề bản quyền tác giả của nhóm MTV
    125 lượt xem 24/01/2024

    Chủ đề về việc xâm phạm bản quyền tác giả là một vấn đề quan trọng trong thời đại kỹ thuật số ngày nay, khi mà việc chia sẻ thông tin và nội dung trực tuyến ngày càng trở nên phổ biến. Xâm phạm bản quyền tác giả đặt ra những thách thức đối với...

    Bảo hộ quyền tác giả tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng. Nhìn từ khía cạnh pháp lý thực tiễn
    139 lượt xem 12/12/2023

      Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển kinh tế tri thức, quyền tác giả trở thành một trong những yếu tố quan trọng của quá trình phát triển. Việc bảo hộ thích đáng và có hiệu quả quyền tác giả là một trong những điều kiện tiên quyết để...

    Tại sao lại phải bảo hộ thương hiệu?
    44 lượt xem 23/10/2023

    [Baohothuonghieu.com] Trong môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh và phức tạp, việc bảo hộ thương hiệu đã trở thành một yếu tố thiết yếu đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Thương hiệu không chỉ là biểu tượng đại diện cho sản phẩm và dịch vụ mà còn là tài...

    Buôn bán hàng giả bị xử lý thế nào?
    433 lượt xem 13/10/2022

             Cùng với sự tăng trưởng “nóng” của mạng xã hội và công nghệ 4.0 thì hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng được bày bán tràn lan trên các nền tảng giao dịch trực tuyến, các mạng xã hội xuyên biên giới đang ảnh hưởng trực tiếp tới người tiêu...

    Google áp dụng các biện pháp nào để xử lý vi phạm bản quyền?
    563 lượt xem 25/01/2022

    Vi phạm bản quyền nội dung là một trong những vấn đề khiến những cơ quan truyền thông, báo chí trên khắp thế giới mất nhiều thời gian và công sức để tìm cách ngăn chặn. Trong thời đại công nghệ số như hiện nay, việc đưa ra các quy trình xử lý vi phạm...

    Việt Nam gia nhập Hiệp ước về quyền tác giả của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WCT)
    505 lượt xem 25/01/2022

    Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành Quyết định số 1871/2021/QĐ-CTN ngày 27/10/2021 về việc gia nhập Hiệp ước về quyền tác giả của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (Hiệp ước WCT). Tổng Giám đốc WIPO Daren Tang và Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai...

    Sẽ vượt ngưỡng 1 triệu USD
    297 lượt xem 20/10/2021

    1 triệu USD là con số mà Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả Âm nhạc VN dự kiến thu trong năm qua nhưng chưa chạm tới. Tuy nhiên, với sự vào cuộc của nhiều bộ, ban ngành, chính quyền các địa phương theo tinh thần của Chỉ thị 36/2008/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ...

    Thời hạn bảo vệ tác quyền
    360 lượt xem 20/10/2021

    Dự thảo Luật Sửa đổi, Bổ sung Luật Sở hữu Trí tuệ lần này nâng thời hạn bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, sân khấu, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh lên 75 năm (luật hiện hành quy định 50 năm). Đa số...

    Chiến lược mua thương hiệu
    563 lượt xem 20/10/2021

    Việc Công ty Cổ phần Kinh Đô mua lại thương hiệu kem Wall”s cùng toàn bộ nhà máy, dây chuyền sản xuất của nhà máy kem Wall”s của Tập đoàn Unilever đã được các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước đánh giá cao. Nhiều người cho rằng, đây là tín hiệu chứng tỏ...

    Tiêu chí “khả năng áp dụng công nghiệp” trong pháp luật về bảo hộ độc quyền sáng chế
    493 lượt xem 20/10/2021

    SBLAW giới thiệu bài viết Tiêu chí “khả năng áp dụng công nghiệp” trong pháp luật về bảo hộ độc quyền sáng chế của ông Trần Trung Kiên, từ SBLAW. Bảo hộ độc quyền sáng chế là cơ chế đặc biệt cho phép chủ sở hữu sáng chế được độc quyền hưởng những lợi ích...

    Vi phạm quyền tác giả có thể bị xử phạt tới 500 triệu đồng
    454 lượt xem 20/10/2021

    Vi phạm quyền tác giả có thể bị xử phạt tới 500 triệu đồng Ngày 13 tháng 05 năm 2009, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 47/2009/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan. Nghị định quy định chi tiết từng hành vi vi phạm,...

    Quốc hội tranh luận về bản quyền phần mềm
    359 lượt xem 20/10/2021

    Có hai luồng ý kiến trái ngược về cơ quan nào quản lý NN về bản quyền phần mềm, coi phần mềm như tác phẩm viết tại buổi thảo luận của Quốc hội. Sáng ngày 1/6/2009, Quốc hội đã thảo luận tại Hội trường về dự án sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật...

    Alphanam vi phạm bản quyền tới 800 triệu đồng
    325 lượt xem 20/10/2021

    Vừa qua, Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với Phòng phòng chống tội phạm công nghệ cao PC15, Công an Hà Nội tiến hành kiểm tra đột xuất các công ty thuộc Tập đoàn ALPHANAM và phát hiện số lượng phần mềm vi phạm lên tới hơn 800 triệu...

    0904.340.664