Kiểm soát vận chuyển, buôn bán hàng giả qua biên giới

Kiểm soát vận chuyển, buôn bán hàng giả qua biên giới

Kiểm soát hành vi vận chuyển, buôn bán hàng giả, xâm phạm quyền Sở hữu trí tuệ (SHTT) qua biên giới.

Các hành vi xâm phạm quyền SHTT ngày càng trở nên phổ biến và là vấn đề cấp bách mà các doanh nghiệp có quyền SHTT bị xâm phạm và các cơ quan chức năng cần phải đối mặt hiện nay.

Hành vi xâm phạm quyền SHTT có thể diễn ra trong phạm vi thị trường trong nước, quốc tế hoặc cả hai. Để phòng chống, ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm phạm quyền SHTT qua đường biên giới, đặc biệt là chống hàng giả, hàng nhái, Chính phủ đã ban hành rất nhiều văn bản để hướng dẫn các cơ quan chức năng (như cơ quan Hải quan, cơ quan quản lý thị trường…) và các cá nhân, tổ chức trong vấn đề này.

Theo đó, hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có thể được phát hiện từ một trong ba phía là cơ quan chức năng và các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có quyền SHTT bị xâm phạm và các bên thứ ba khác.

Theo quy định tại Nghị định 105/2006/NĐ-CP, được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 119/2010/NĐ-CP của Chính Phủ và Thông tư 44/2011/BTC của Bộ Tài chính về hướng dẫn công tác chống hàng giả và bảo vệ quyền SHTT trong lĩnh vực Hải quan, trong trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu; tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu quyền SHTT, chủ sở hữu hàng thật bị làm giả hoặc đại diện hợp pháp của chủ sở hữu, phát hiện hành vi buôn bán, vận chuyển hàng hóa bị nghi ngờ là hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của mình, có quyền gửi Đơn yêu cầu đến cơ quan Hải quan có thẩm quyền để yêu cầu kiểm tra, giám sát hoặc yêu cầu dừng thủ tục hải quan đối với lô hàng đó.

Đơn yêu cầu nêu trên được soạn thảo theo mẫu Ban hành kèm theo Thông tư 44/2011, và kèm theo các tài liệu sau:

a) Chứng cứ chứng minh chủ thể quyền theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 119/2010/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ.

b) Tài liệu liên quan đến hàng hóa có yêu cầu kiểm tra, giám sát hải quan, bao gồm: Danh sách người xuất khẩu, nhập khẩu hợp pháp hàng hóa; Phương thức xuất khẩu, nhập khẩu hàng thật; Bản phân biệt hàng thật- hàng giả; Tài liệu về xuất xứ của hàng thật, ảnh của hàng thật.

c) Giấy ủy quyền hoặc hợp đồng uỷ quyền nộp đơn (đối với trường hợp được ủy quyền nộp đơn) trong trường hợp có ủy quyền. Giấy ủy quyền từ nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định.

d) Thông tin dự đoán về thời gian và địa điểm làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa (nếu có).

e) Kết quả giám định của tổ chức giám định sở hữu trí tuệ (nếu có).

g) Kết luận xử lý của các cơ quan thực thi khác đối với những trường hợp  vi phạm tương tự đã bị phát hiện và xử lý (nếu có).

h) Chứng từ nộp tiền hoặc chứng từ bảo lãnh của ngân hàng hoặc của tổ chức tín dụng đảm bảo việc thực hiện các nghĩa vụ có liên quan trong trường hợp yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan quy định tại khoản 2, Điều 217 Luật Sở hữu trí tuệ.

Sau khi nhận được Đơn yêu cầu nêu trên, cơ quan Hải quan sẽ tiến hành xem xét, xử lý và thực hiện các thủ tục cần thiết để bảo vệ quyền SHTT của cá nhân, tổ chức bị xâm phạm.

Minh Phương/S&B Law – Baohothuonghieu.com

»  Xử lý vi phạm quyền Sở hữu trí tuệ

SBLAW tư vấn về bảo hộ thương hiệu và các tài sản trí tuệ khác một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả:
Quý khách cần sử dụng dịch vụ bảo hộ tài sản trí tuệ, vui lòng liên hệ trực tiếp đến.
  • Điện thoại – Chat Zalo
  • Email address
Tin tức liên quan