Khái niệm về tranh chấp tên miền

SBLAW giải đáp: Khái niệm về tranh chấp tên miền được hiểu thế nào? 

Khái niệm chung về tranh chấp tên miền

Tên miền được các tổ chức và cá nhân đăng ký sử dụng nhằm mục đích thông qua đó góp phần quảng bá về tổ chức, sản phẩm, dịch vụ, tiến hành các hoạt động thương mại và phi thương mại trong môi trường Internet toàn cầu. Các tên miền hoạt động trên mạng phải đáp ứng được một số yêu cầu trong đó quan trọng nhất là tính duy nhất của tên miền.

Các tranh chấp liên quan chủ yếu đến việc đăng ký tên miền xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác. Dạng tranh chấp này xảy ra trong trường hợp một chủ thể tiến hành đăng ký tên miền và phát hiện thấy tên miền này đã được sử dụng bởi một chủ thể khác. Có hai lý do cho tình trạng này:

- Thứ nhất, trong khi pháp luật của các nước công nhận sự cùng tồn tại của các nhãn hiệu hàng hoá, dịch vụ giống nhau giữa các quốc gia thì hệ thống tên miền trên thế giới cũng như tại mỗi quốc gia chỉ chấp nhận tính duy nhất của một tên miền cụ thể. Do đó, khả năng nhiều chủ thể cùng xin đăng ký một tên miền ở những thời điểm khác nhau là vì tên miền là duy nhất nhưng sự cùng tồn tại của nhiều thương hiệu, nhãn hiệu hàng hoá và dịch vụ lại là điều rất có thể xảy ra.

- Thứ hai, do tính đa dạng và cạnh tranh cao của môi trường thương mại, nhiều chủ thể kinh doanh đã tiến hành đăng ký trước những tên miền mà theo sự tính toán của họ, trong tương lai sẽ có chủ thể đăng ký. Khi có đối tượng cần đăng ký, chủ thể kinh doanh này sẽ bán lại để thu lợi. Hiện tượng này được gọi là “đầu cơ tên miền” (domain name speculation). Có một dạng khác là các chủ thể kinh doanh đăng ký trước tên miền của các đối thủ cạnh tranh trên thương trường của mình nhằm gây khó khăn cho công việc kinh doanh và công tác tiếp thị của họ. Hiện tượng này thường được biết đến với tên gọi “chiếm dụng tên miền” (domain name cybersquatting).

Trước thực trạng trên, Tổ chức quản lý Tên miền và Số hiệu mạng thế giới (ICANN), phối hợp với Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), đã tiến hành nghiên cứu và ban hành “Chính sách giải quyết tranh chấp tên miền thống nhất” (Uniform Domain-name Dispute-Resolution Policy) - UDRP, chi tiết tham khảo tại http://www.icann.org/udrp/udrp.htm; UDRP được điều chỉnh bằng phương thức hoà giải (Alternative Dispute Resolution – ADR) và trọng tài (Arbitration), dựa trên các quy định về trọng tài thương mại, có tính đến các yếu tố kỹ thuật của tên miền. Mục tiêu của chính sách này là:

* Giải quyết trực tiếp các tranh chấp tên miền tên miền cấp cao dùng chung;

* Tạo nên thông lệ chung về giải quyết các tranh chấp tên miền

Chính sách này sau khi ra đời năm 1999 đã được đa số các tổ chức quản lý tên miền cấp cao trên thế giới áp dụng và ngày nay đã trở thành một thông lệ được mặc định hiểu là “phải có” đối với tên miền.

Hiện nay, chính sách giải quyết tranh chấp tên miền của các nước hầu hết được xây dựng trên cơ sở UDRP, tại Châu Á có một số Trung tâm quản lý mạng quốc gia đã áp dụng chính sách này như Trung Quốc, Singgapore, Hongkong, ... để giải quyết tranh chấp tên miền quốc gia tại nước họ.

Nguồn: https://www.vnnic.vn/tranhchaptenmien/hotro/kh%C3%A1i-ni%E1%BB%87m-v%E1%BB%81-tranh-ch%E1%BA%A5p-t%C3%AAn-mi%E1%BB%81n

SBLAW tư vấn về bảo hộ thương hiệu và các tài sản trí tuệ khác một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả:
Quý khách cần sử dụng dịch vụ bảo hộ tài sản trí tuệ, vui lòng liên hệ trực tiếp đến.
  • Điện thoại - Chat Zalo
  • Email address
Tin tức liên quan