Giải quyết tranh chấp tên miền quốc gia .vn

SBLAW tư vấn về giải quyết tranh chấp tên miền quốc gia .vn

Giải quyết tranh chấp tên miền quốc gia .vn

Tên miền là tên được sử dụng để định danh các địa chỉ trên Internet. Các tên miền này được các tổ chức và cá nhân đăng ký sử dụng nhằm mục đích thông qua đó góp phần quảng bá về tổ chức, sản phẩm, dịch vụ,

 

tiến hành các hoạt động thương mại và phi thương mại trong môi trường Internet toàn cầu.

bao ve ten mien quoc gia

Với mục đích sử dụng này, tên miền thường được đặt theo tên doanh nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, dịch vụ, sản phẩm, bản quyền, chỉ dẫn địa lý...

 

Tuy nhiên, tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” không nằm trong đối tượng điều chỉnh của Luật Sở hữu trí tuệ. Dãy ký tự hoặc ký tự là nhãn hiệu hàng hoá, tên thương hiệu, tên sản phẩm, tên dịch vụ, bản quyền tác giả, tác phẩm nằm trong cầu trúc tên miền nếu chỉ   sẽ không được bảo vệ trên thực tế và ngược lại, nhãn hiệu hàng hoá, tên thương hiệu, tên sản phẩm, tên dịch vụ, bản quyền tác giả, tác phẩm nếu chỉ đăng ký bảo hộ trên thực tế cũng sẽ không được bảo vệ trên mạng nếu không đăng ký chúng trong tên miền.   

Ngoài ra, chính do tính đa dạng và cạnh tranh cao của môi trường thương mại, nhiều chủ thể đã đăng ký nhiều tên miền một lúc với mục đích “đầu cơ tên miền” để kinh doanh tên miền thu lợi sau này hay “chiếm dụng tên miền” để gây khó khăn trong sản xuất kinh doanh đối với doanh nghiệp đối thủ. Điều này dẫn đến sự xuất hiện phổ biển của các tranh chấp tên miền trên thế giới; từ các tên miền cấp cao dùng chung (cTLD) đến các tên miền cấp cao mã quốc gia (ccTLD); trong đó có tên miền .vn của Việt Nam. Kể từ ngày 1/1/2007 khi Luật Công nghệ thông tin có hiệu lực, các tranh chấp về đăng ký, sử dụng tên miền quốc gia .vn được giải quyết thông qua các hình thức: Thương lượng hòa giải, Trọng tài, và Khởi kiện tại Tòa án. Tuy nhiên, phải đến cuối năm 2008, Bộ Thông tin và Truyền thông mới có Thông tư số 10/2008/TT-BTTTT hướng dẫn cụ thể vấn đề giải quyết các tranh chấp này.

Theo đó, ngoài các yêu cầu chung về điều kiện khởi kiện và nội dung đơn khởi kiện theo yêu cầu của pháp luật, nội dung đơn khởi kiện của chủ thể có tranh chấp phải đáp ứng đầy đủ 03 yêu cầu sau:

- Tên miền tranh chấp trùng hoặc giống đến mức nhầm lẫn với nhãn hiệu thương mại hay nhãn hiệu dịch vụ mà người khiếu kiện có quyền và lợi ích hợp pháp.

- Người bị khiếu kiện không có quyền và lợi ích hợp pháp liên quan đến tên miền đó.

- Tên miền đã được người bị khiếu kiện sử dụng với ý đồ xấu đối với người khiếu kiện

Như vậy là, theo Thông tư nêu trên, ngoài các quy định chung về điều kiện khởi kiện theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự, để khởi kiện yêu cầu lấy lại tên miền, cần phải đáp ứng đầy đủ cả 03 điều kiện nêu trên, điều này đôi khi cũng gây khó khăn cho bên nguyên đơn trong việc chứng minh bên bị đơn đã có “ý đồ xấu” hoặc chứng minh bên bị đơn “không có quyền và lợi ích hợp pháp liên quan đến tên miền”.

Về các hình thức giải quyết tranh chấp, các bên tranh chấp có thể lựa chọn một trong ba hình thức sau để giải quyết:

- Thông qua hòa giải thương lượng: các bên có thể thực hiện việc hòa giải trước hoặc trong quá trình tố tụng. Trong trường hợp các bên thỏa thuận được với nhau về việc tranh chấp, các bên phải lập Biên bản hòa giải thành và gửi đến Nhà đăng ký tên miền .vn liên quan hoặc Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) để làm cơ sở xử lý tên miền tranh chấp.

- Thông qua trọng tài: các bên có thể lựa chọn hình thức trọng tài để giải quyết tranh chấp tên miền phát sinh trong hoạt động thương mại. Thủ tục giải quyết tranh chấp theo phương thức này được thực hiện theo quy định của pháp luật về Trọng tài thương mại.

- Khởi kiện tại Tòa án: các bên có thể yêu cầu tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp tên miền trong quan hệ dân sự và hoạt động thương mại. Thủ tục giải quyết tranh chấp theo phương thức này được thực hiện theo quy định của pháp luật về Tố tụng dân sự.

Sau khi đã có Biên bản hòa giải thành; Quyết định đã có hiệu lực của Trọng tài; Bản án, Quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án, Nhà đăng ký tên miền .vn và VNNIC sẽ căn cứ vào đó để thực hiện việc xử lý tên miền tranh chấp như: thu hồi tên miền để ưu tiên người khiếu kiện đăng ký sử dụng hoặc giữ nguyên hiện trạng; thực hiện các quyết định khác liên quan đến việc thu hồi, treo, giữ có thời hạn tên miền có tranh chấp. Ngoài ra; trong quá trình giải quyết tranh chấp, tên miền phải được giữ nguyên hiện trạng, không được phép trả lại, thu hồi, chuyển đổi nhà đăng ký tên miền .vn hay chuyển đổi tổ chức, cá nhân mới. Nếu sau khi giải quyết tranh chấp, người khiếu kiện được ưu tiên đăng ký sử dụng tên miền thì phải đăng ký trong vòng 10 ngày; hết thời hạn này mà người khiếu kiện không thực hiện việc đăng ký sử dụng tên miền, tên miền sẽ được đăng ký tự do.

Có thể thấy, khi mà internet phát triển nhanh chóng và rộng rãi như hiện nay, tên miền đóng một vai trò quan trọng trong việc quảng bá cũng như tạo lập giá trị cho doanh nghiệp. Hơn nữa, hiện tại, việc đăng ký và sử dụng tên miền quốc gia .vn được thực hiện theo nguyên tắc “Bình đẳng không phân biệt đối xử” và “Đăng ký trước được quyền sử dụng trước”; do vậy, các doanh nghiệp, tổ chức muốn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình nên lưu ý đăng ký sớm các tên miền có liên quan để tránh các tranh chấp về tên miền phát sinh sau này.

Luật sư, thạc sỹ Nguyễn Thanh Hà

Baohothuonghieu.com

» Giải quyết tranh chấp tên miền

» Bảo hộ tên miền:

SBLAW tư vấn về bảo hộ thương hiệu và các tài sản trí tuệ khác một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả:
Quý khách cần sử dụng dịch vụ bảo hộ tài sản trí tuệ, vui lòng liên hệ trực tiếp đến.
  • Điện thoại - Chat Zalo
  • Email address
Tin tức liên quan