[Baohothuonghieu.com] Phân loại nhãn hiệu là một vấn đề quan trọng trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, giúp xác định và bảo vệ quyền lợi của các tổ chức, cá nhân trong việc sử dụng các dấu hiệu phân biệt hàng hóa và dịch vụ. Nhãn hiệu không chỉ đơn thuần là một biểu tượng hay tên gọi; nó còn đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu và tạo dựng niềm tin với người tiêu dùng. Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, nhãn hiệu được phân loại dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau, bao gồm mục đích sử dụng, tính chất và các yếu tố cấu thành. Bài viết này sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan về các loại nhãn hiệu và ý nghĩa của chúng trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
Phân loại nhãn hiệu có thể dựa vào dấu hiệu, dựa vào tính chất, chức năng hay quy mô của nhãn hiệu.
Căn cứ vào dấu hiệu của nhãn hiệu:
Dựa vào dấu hiệu của nhãn hiệu có thể phân ra làm 3 loại nhãn hiệu sau:
Nhãn hiệu chữ:
Bao gồm các chữ cái có thể kèm theo số, từ (có nghĩa hoặc không có nghĩa; có thể là tên gọi, từ tự đặt) ngữ (cụm từ, slogan,…) .
Ví dụ:
Nhãn hiệu hình:
Bao gồm hình vẽ, ảnh chụp, biểu tượng, hình khối
Ví dụ: Logo của Sony Ericsson
Nhãn hiệu kết hợp
Nhãn hiệu kết hợp cả chữ và hình
Ví dụ như nhãn hiệu SB law
Phân loại căn cứ vào vào tính chất, chức năng
Dựa vào chức năng và tính chất của nhãn hiệu có thể phân nhãn hiệu làm 6 loại sau:
Nhãn hiệu hàng hóa
Là dấu hiệu để phân biệt hàng hóa của những đối tượng sản xuất khác nhau.
Nhãn hiệu dịch vụ
Là dấu hiệu để phân biệt dịch vụ của những đối tượng cung cấp khác nhau.
Nhãn hiệu tập thể
Là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức,cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.( khoản 17 điều 4 Luật SHTT 2005) .
Nhãn hiệu chứng nhận
Là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu. ( khoản 18 điều 4 Luật SHTT 2005).
Như: Nhãn hiệu chứng nhận Vietnam value do Cục xúc tiến thương mại - Bộ Công thương đăng ký, nhãn hiệu hàng Việt nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn do Báo Sài Gòn tiếp thị đăng ký.
Nhãn hiệu liên kết
Là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau.
Nhãn hiệu nổi tiếng
Là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi Như: Hon Da, Pepsi, Vietnam Airlines…
Việc phân loại nhãn hiệu không chỉ giúp xác định rõ ràng quyền lợi và nghĩa vụ của các bên liên quan mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực thi pháp luật về sở hữu trí tuệ. Các loại nhãn hiệu như nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận và nhãn hiệu nổi tiếng đều có vai trò riêng trong việc bảo vệ các sản phẩm và dịch vụ trên thị trường. Hiểu rõ về các loại nhãn hiệu sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chiến lược marketing và xây dựng thương hiệu một cách hiệu quả. Do đó, việc đăng ký và bảo vệ nhãn hiệu cần được coi là một phần không thể thiếu trong kế hoạch phát triển bền vững của mỗi doanh nghiệp.
|