Hội nhập quốc tế & đổi mới cơ chế thực thi, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

 

Theo đánh giá của các đối tác kinh tế quan trọng, Việt Nam đã và đang có nhiều nỗ lực trong việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về sở hữu trí tuệ nhưng vấn đề thực thi đang cần một lộ trình và giải pháp phù hợp.

1- Sự cần thiết của việc bảo hộ quốc tế các quyền sở hữu trí tuệ trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế

Ngày 11-1-2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới WTO. Điều này mở ra cơ hội to lớn trong việc phát triển kinh tế đất nước nhưng chúng ta phải đối mặt với nhiều thách thức đặc biệt là tuân thủ các cam kết quốc tế về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Việc bảo hộ các quyền sở hữu trí tuệ trước hết là do nhu cầu của sự phát triển và giao lưu quốc tế, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hoá, khu vực hoá về kinh tế, thương mại diễn ra ngày càng sôi động. Bảo hộ quốc tế quyền sở hữu trí tuệ

là một hoạt động có tính tất yếu, khách quan, không ngừng được phát triển, thể hiện trên hai hướng: mở rộng phạm vi các đối tượng được bảo hộ bằng các thiết chế quốc tế và không ngừng chi tiết hoá nội dung bảo hộ. Điều này, ngày càng gắn chặt với quan hệ thương mại song phương, khu vực và toàn cầu. Việc gắn bảo hộ sở hữu trí tuệ với thương mại quốc tế, một mặt, sẽ tạo điều kiện để có những cơ chế bảo hộ quốc tế hữu hiệu hơn về sở hữu trí tuệ, mặt khác, cũng sẽ gây ra rất nhiều sức ép và khó khăn cho các nước có trình độ khoa học công nghệ thấp, đang trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực hay toàn cầu phải thực thi các cam kết quốc tế về sở hữu trí tuệ.

2- Vấn đề thực thi và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực

Việc hội nhập sâu hơn vào các quá trình kinh tế quốc tế được coi là một trong những nhiệm vụ chiến lược cấp bách và có tầm quan trọng hàng đầu hiện nay của Nhà nước ta. Sau hơn 20 năm đổi mới, đến nay Nhà nước ta đã thiết lập được một hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ khá đầy đủ. Xét ở phương diện lập pháp, hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam không khác biệt nhiều lắm so với các hệ thống hiện có tại nhiều nước, kể cả các nước phát triển.

Cho đến nay, Việt Nam đã tham gia các điều ước quốc tế quan trọng cũng như đã ký kết các điều ước quốc tế song phương về quyền sở hữu trí tuệ như Công ước Paris. Hệ thống pháp luật trong nước về bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ ngày càng hoàn thiện. Một số điều ước quốc tế đa phương khác mà Việt Nam đã và sẽ tham gia là: Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học (Việt Nam tham gia từ năm 2004); Công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (Việt Nam tham gia từ ngày 8-3-1949); Công ước Rome về bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, tổ chức phát sóng; Thoả ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa, Việt Nam tham gia từ ngày 8-3-1949 và Nghị định thư liên quan đến Thoả ước Madrid (tham gia tháng 10/2006); Hiệp ước Hợp tác Patent (PCT) được ký tại Washington năm 1970 (Việt Nam tham gia từ ngày 10-3-1993); Thoả ước Lahay về Đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp; Hiệp ước luật nhãn hiệu hàng hoá được thông qua ngày 27-10-1994 tại Geneva: Hiệp ước Budapest về sự công nhận quốc tế đối với việc nộp lưu chủng vi sinh: Công ước quốc tế về bảo hộ giống cây trồng mới (Công ước UPOV); Hiệp ước Washington về sở hữu trí tuệ đối với bố trí mạch tích hợp; Hiệp định thương mại về Quyền Sở hữu trí tuệ (TRIPS) trong hệ thống các hiệp định của WTO; Công ước thành lập Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) bắt đầu có hiệu lực từ năm 1970 (Việt Nam trở thành thành viên của WIPO từ ngày 02-07-1976)...

Tuy nhiên, xét về tính hiệu quả, hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam đang đứng trước những thách thức và đòi hỏi lớn, cần được tiếp tục hoàn thiện. Việc đổi mới tổ chức, cơ chế và phương thức bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam phải được giải quyết trên cơ sở phân tích một cách khách quan thực trạng hệ thống bảo hộ sở hữu trí tuệ hiện có, rút ra những nguyên nhân, đánh giá các ưu điểm và nhược điểm của hệ thống này và kinh nghiệm quốc tế; từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao và hoàn thiện cơ chế thực thi quyền sở hữu trí tuệ cũng như toàn bộ hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở nước ta.

3- Thực thi các điều ước quốc tế về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và những vấn đề đặt ra đối với hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ Việt Nam

Bức họa nổi tiếng của Davinci tác phẩm thường xuyên bị vi phạm bản quyền

Những nội dung cơ bản thể hiện phạm vi điều chỉnh của TRIPS cũng như những điểm mới, tiến bộ của TRIPS và WTO so với các điều ước quốc tế, đó là: về nguyên tắc, WTO (TRIPS) đưa ra những giới hạn tối thiểu trong lĩnh vực bảo hộ sở hữu trí tuệ. Các quốc gia có thể có cơ chế bảo hộ rộng hơn các quy định của TRIPS theo hướng có lợi cho các chủ thể của quyền, nhưng không hẹp hơn. TRIPS tham gia bảo hộ hầu hết các đối tượng của sở hữu trí tuệ như đối với quyền tác giả, và các quyền có liên quan, bên cạnh việc chấp nhận các quy định của Công ước Berne, TRIPS đã có thêm những điểm khác, tiến bộ. Trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, TRIPS cũng có những điểm hoàn thiện hơn nhiều so với Công ước Paris 1967...

Các quy định của TRIPS về các biện pháp bảo đảm thực thi quyền sở hữu trí tuệ có nhiều điểm khác hẳn, tiến bộ hơn so với các điều ước quốc tế về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đã tồn tại từ trước đó. Các biện pháp bảo đảm thực thi mà TRIPS đưa ra bao gồm cả các biện pháp có tính chất hành chính, dân sự, hình sự và cả các biện pháp thực thi tại biên giới. TRIPS áp dụng cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại đa phương nói chung của WTO, tạo ra sự ràng buộc chung trong việc tôn trọng tất cả các hiệp định thương mại đa phương của WTO. Người có quyền về sở hữu trí tuệ được tạo điều kiện để dựa vào pháp luật nhằm có được các quyền và lợi ích hợp pháp đối với tài sản sở hữu trí tuệ và sự bảo đảm là khi quyền và lợi ích đó bị xâm phạm thì sẽ có cơ chế hữu hiệu ngăn chặn và xử lý thích đáng sự xâm phạm đó.4- Pháp luật Việt Nam đáp ứng các yêu cầu của TRIPS

Ngày 29-11-2005, Quốc hội đã thông qua Luật Sở hữu trí tuệ, ngày 21 và 22-9-2006, Chính Phủ đã ban hành các Nghị định hướng dẫn thực hiện

 

Luật Sở hữu trí tuệ. Như vậy, đối với yêu cầu chung, Việt Nam đã có các quy định về thủ tục và chế tài, kể cả biện pháp khẩn cấp tạm thời. Các thủ tục đều đúng đắn, công bằng, cũng không quá phức tạp và không quá tốn kém; mọi quyết định xử lý đều dựa vào bản chất vụ việc và được làm thành văn bản; quyền khiếu kiện hành chính (cần sửa đổi quy định về quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng để bảo đảm quyền khiếu kiện tại toà án).

- Các thủ tục tố tụng dân sự và hành chính: Các biện pháp hành chính đã đầy đủ.

- Các biện pháp và thủ tục dân sự về cơ bản đáp ứng yêu cầu của TRIPS.

- Các biện pháp khẩn cấp tạm thời: Các quy định đã đáp ứng về cơ bản yêu cầu của TRIPS...

- Biện pháp kiểm soát biên giới: Các quy định đã đáp ứng về cơ bản yêu cầu của TRIPS... Tuy nhiên, còn thiếu hướng dẫn cụ thể của Chính Phủ và cơ quan có thẩm quyền để thực thi.

- Các thủ tục hình sự: Các quy định đã đáp ứng về cơ bản yêu cầu của TRIPS...

Ở Việt Nam hiện nay, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và vi phạm pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ngày càng có dấu hiệu trở thành phổ biến, và, mức độ phức tạp, nghiêm trọng của tình hình xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ngày càng có dấu hiệu gia tăng. Nhìn chung, bức tranh toàn cảnh của hoạt động thực thi và bảo đảm thực thi quyền sở hữu trí tuệ vẫn còn nhiều điểm tối. Những người có quyền hưởng quyền sở hữu trí tuệ chỉ tạo ra tác phẩm nhưng chưa quan tâm thực sự đến việc bảo vệ quyền của mình thông qua cách đăng ký bảo hộ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Các thiết chế hỗ trợ thực thi quyền sở hữu trí tuệ chưa thật sự vào cuộc. Nhiều tổ chức hiệp hội chưa nhận thức được sự cần thiết phải đứng ra bảo vệ quyền lợi của các thành viên, ý thức chấp hành pháp luật của phần lớn nhân dân trong xã hội chưa cao. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chưa quan tâm đúng mức đến việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Việc xử lý các hành vi vi phạm của các cơ quan, tổ chức chưa được thực hiện một cách nghiêm túc. Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chưa đồng bộ, thiếu kinh nghiệm và chưa đủ mạnh mẽ về chuyên môn cũng như các phương tiện cần thiết để có khả năng xử lý các vi phạm một cách hữu hiệu. Vai trò các cơ quan thực thi pháp luật chưa được phát huy một cách có hiệu quả. Việc xét xử các tranh chấp về quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp tại Toà án chiếm tỷ lệ khiêm tốn so với các tranh chấp xảy ra trong thực tế. Những tồn tại trên có nguyên nhân chính là do: cơ chế bảo đảm thực thi chưa hoàn thiện, chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tế; phương thức tổ chức các hoạt động và sự phối hợp của các thiết chế trong hệ thống bảo đảm thực thi chưa thực sự hiệu quả; sự hiểu biết và ý thức pháp luật của cộng đồng xã hội đối với vấn đề của bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ còn nhiều hạn chế; bản thân các chủ thể hưởng quyền sở hữu trí tuệ chưa thực sự tích cực, chủ động trong việc bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình...5- Hoàn thiện pháp luật thực thi sở hữu trí tuệ trong lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế cần tập trung vào một số công việc cụ thể

Hoàn thiện cơ chế bảo đảm thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong pháp luật dân sự. Hoàn thiện các quy định về việc xác định các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; nâng cao vai trò của Toà án dân sự trong việc giải quyết các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ. Xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn thực thi quyền sở hữu trí tuệ một cách kịp thời và có hiệu quả. Xác định rõ thẩm quyền vụ việc của Toà án trong việc xét xử các tranh chấp về sở hữu trí tuệ, bổ sung những quy định chi tiết về các chế tài đủ mạnh để chống lại các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, tham khảo một số biện pháp khẩn cấp tạm thời đã được áp dụng trong thực tiễn giải quyết tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ ở một số nước trên thế giới.

Hoàn thiện cơ chế bảo đảm thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong pháp luật hành chính. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 106/2006/NĐ-CP, ngày 22/9/2006, quy định xử phạt hành chính về sở hữu công nghiệp; Nghị định 100/2006/NĐ-CP, ngày 21/9/2006, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ thay thế các Nghị định đã hết hiệu lực pháp luật. Quy định theo hướng mở rộng thẩm quyền giải quyết khiếu kiện hành chính trong bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho Tòa án (tương ứng với cơ chế thực hiện quyền khiếu kiện hành chính theo yêu cầu của TRIPS). Xây dựng và ban hành những quy định, hướng dẫn riêng về thủ tục tố tụng và những vấn đề cụ thể, riêng biệt cần được áp dụng trong quá trình giải quyết các khiếu kiện hành chính về sở hữu trí tuệ.

Hoàn thiện cơ chế bảo đảm thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong pháp luật hình sự. Ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành các quy định của Bộ luật Hình sự có liên quan tới việc xét xử các vụ án hình sự về

 

xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Tạp chí cộng sản

 
Mọi chi tiết liên hệ: Đại diện Sở hữu trí tuệ
Điện thoại: 0904340664 - Chat Zalo - Gửi nhu cầu email: baohothuonghieu@sblaw.com.vn
Đăng ký thương hiệu, Nhãn hiệu, Mã số mã vạch, Bản quyền, Kiểu dáng, Sáng chế
Mua bán nhượng quyền thương hiệu, Bảo hộ quyền...
Hình ảnh văn phòng
 
 
Video tư vấn bảo hộ quyền
 
Tin mới đăng
 
 
Bằng khen, Giải thưởng uy tín
 
 
Đối tác
 

SBLAW tư vấn về bảo hộ thương hiệu và các tài sản trí tuệ khác một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả:
Quý khách cần sử dụng dịch vụ bảo hộ tài sản trí tuệ, vui lòng liên hệ trực tiếp đến.
  • Điện thoại - Chat Zalo
  • Email address
Tin tức liên quan

Bảo vệ 'con anh, con chúng ta'

 Một sản phẩm sáng tạo, thiết kế từ lúc được tượng hình cho tới khi chào đời không phải lúc nào cũng là sản phẩm